Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh khỏi?

Cả thuốc kháng sinh và Đông y đều có thể giúp bệnh nhân viêm đường tiết niệu nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải nắm được bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì và sử dụng thuốc thế nào cho an toàn?

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị
Viêm đường tiết niệu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất. Tình trạng này thường gặp ở nữ giới và có xu hướng tái đi tái lại.

Điều quan trọng trong điều trị viêm đường tiết niệu là phát hiện càng sớm càng tốt. Viêm đường tiết niệu dưới (nhiễm trùng ở niệu đạo hoặc bàng quang) không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn khi chúng lan rộng lên đường trên (niệu quản hoặc thận).

Chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu – tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng.

Những thông tin dưới đây có thể giúp độc giả nắm được viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì, viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì cũng như cách dùng thuốc đúng cách cho bệnh nhi và phụ nữ mang thai.

Thuốc Tây chữa viêm đường tiết niệu

Dùng thuốc kháng sinh là cách tốt nhất đề triệu trị viêm đường tiết niệu, đồng thời giảm các triệu chứng như đau và rát khi đi tiểu.

Ban đầu, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu để xác nhận rằng bạn bị viêm đường tiết niệu do vi khuẩn. Bước tiếp theo cần phát hiện ra loại vi khuẩn nào là thủ phạm gây bệnh.

Một số loại thuốc kháng sinh có thể được kê toa để điều trị viêm đường tiết niệu thường gặp là:

  • Cephalexin (Keflex)
  • Levofloxacin (Levaquin)
  • Ceftriaxone (Rocephin)
  • Fosfomycin (Monurol)
  • Amoxicillin/Augmentin
  • Ciprofloxacin (Cipro)
  • Trimethoprim/Sulfamethoxazole
  • Nitrofurantoin (Macrodantin hoặc Macrobid)
  • Co-trimoxazole (Bactrim hoặc Septra)
Nên đi khám để biết viêm đường tiết niệu uống thuốc gì
Nên đi khám để biết viêm đường tiết niệu uống thuốc gì

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì, liều lượng ra sao, uống trong bao lâu… tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân và viêm nhiễm có biến chứng hay không.

  • Viêm đường tiết niệu không có biến chứng: Nhiễm trùng ở người khỏe mạnh, có cấu trúc và chức năng cơ quan tiết niệu bình thường.
  • Viêm đường tiết niệu có biến chứng: Loại nhiễm trùng kết hợp với các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển của vi khuẩn, có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Điều này thường gặp ở nam giới bị hẹp niệu đạo, sỏi thận hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi cũng phụ thuộc vào điều này. Viêm đường tiết niệu không biến chứng có thể dễ dàng thuyên giảm trong vòng 2 – 3 ngày.

Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu biến chứng thường phải dùng kháng sinh liều cao và kéo dài từ 7 – 14 ngày.

Nếu tình trạng viêm nhiễm nặng hoặc nhiễm trùng đã lây lan tới thận, bệnh nhân cần nhập viện để tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Trong trường hợp vi khuẩn trở nên kháng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ phải lựa chọn phương pháp điều trị bằng kháng sinh khác tối ưu hơn.

Đối với viêm đường tiết niệu do virus, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng virus Cidofovir. Viêm đường tiết niệu do nấm sẽ được kê đơn thuốc chống nấm.

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau như Ibuprofen, Acetaminophen hoặc Pyridium (khi bị viêm bàng quang nghiêm trọng). Loại thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng viêm đường tiết niệu, không thể điều trị bệnh tận gốc.

Ngoài ra, thuốc Mictasol Bleu thường được kết hợp với thuốc kháng sinh Augmentin điều trị viêm đường tiết niệu. Thuốc được bài tiết qua nước tiểu, nên có thể sát khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiết niệu.

Đối với trường hợp bị viêm đường tiết niệu mãn tính (3 – 5 lần/năm), hãy tham vấn bác sĩ để đề xuất một kế hoạch điều trị cụ thể.

Một số tùy chọn bao gồm:

  • Điều trị bằng kháng sinh liều thấp kéo dài (6 tháng) nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.
  • Nếu quan hệ tình dục là nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu, bạn sẽ cần uống một liều thuốc ngay trước khi quan hệ.
  • Dùng thuốc kháng sinh trong 1 – 2 ngày mỗi khi xuất hiện triệu chứng viêm đường tiết niệu.
  • Điều trị dự phòng không dùng kháng sinh.

Trị viêm đường tiết niệu bằng Đông y

Đông y xếp viêm đường tiết niệu vào phạm vi chứng lâm, gọi là tiết niệu lạc cảm nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là do thấp tà và nhiệt tà gây uẩn kết tại hạ tiêu, từ đó làm rối loạn chức năng thận và bàng quang.

Uất kết hạ tiêu lâu ngày sẽ hóa hỏa và gây ra huyết lạc (đái ra máu), khó tiểu, tiểu buốt, tiểu són…

Bệnh có 2 thể: Thấp nhiệt và thể tỳ thận hư. Bài thuốc điều trị như thế nào sẽ phụ thuộc vào thể bệnh.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y được đánh giá là an toàn và hiệu quả cao
Chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y được đánh giá là an toàn và hiệu quả cao

Thể tỳ thận hư

Thường gặp trong viêm đường tiết niệu mãn tính, với các triệu chứng:

  • Ăn kém, trướng bụng, đầy bụng
  • Đại tiện phân lỏng
  • Môi và lưỡi nhợt nhạt
  • Sắc mặt nhợt nhạt
  • Mạch hư
  • Đau lưng, tứ chi lạnh, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược (thận dương hư)
  • Lòng bàn chân và bàn tay nóng, miệng khô, lưng đau, mỏi đùi, gầy yếu, tiểu ít, nước tiểu vàng hoặc đục, đái dắt, đau, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác (thận âm hư)

Phép trị là kiện tỳ bổ thận, chính tả song giải vừa phù chính (để khu tà) vừa khu tà (để nâng cao hiệu quả phù chính), công bổ kiêm dùng.

Bài thuốc:

  • Kết hợp bài thuốc Tứ quân tử thang và Bổ trung ích khí thang.
  • Kết hợp Tế sinh thận khí hoàn và Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm (đối với thận dương hư).
  • Áp dụng bài thuốc Tri bá bát vị hoàn (đối với thận âm hư).

Thể thấp nhiệt

Thường gặp trong nhiễm trùng tiết niệu cấp và mãn tính với các triệu chứng:

  • Sốt
  • Đái dắt, buốt, tiểu đau
  • Nóng rát ở niệu đạo
  • Trướng bụng
  • Đau thắt lưng
  • Khô miệng
  • Khát và thèm nước lạnh
  • Lưỡi hồng, rêu vàng nhờn dính
  • Mạch hoạt sác

Phép trị chủ yếu là thanh nhiệt lợi thấp.

Bài thuốc:

  • Đạo xích tán gia giảm: 16 – 40gr sinh địa, 8 – 12gr mộc thông, 8gr cam thảo, 8 – 12gr trúc diệp, 12gr hoàng bá, 16gr ngưu tất, 40gr sa tiền thảo.
  • Gia giảm: Nếu có sốt cao có thể thêm 20gr kim ngân hoa, 16gr kiên kiều, 12gr hoàng cầm, 16gr trư linh, 32gr hoạt thạch. Nếu tiểu ra máu có thể thêm 16gr tiểu kế, 20gr bạch mao căn sao, 20gr trắc bách diệp sao đen.

Mẹo dân gian chữa viêm đường tiết niệu

Bên cạnh các loại thuốc Đông y và Tây y, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả:

  • Ăn tỏi sống: Tỏi được coi là kháng sinh tự nhiên. Bạn có thể ăn vài tép tỏi sống hoặc cho thêm tỏi vào các công thức nấu ăn để tăng hiệu quả điều trị viêm nhiễm.
  • Giấm táo: Trộn 1 thìa giấm táo với 2 thìa mật ong, uống 1 lần/ngày giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật gây viêm đường tiết niệu.
  • Râu ngô: Uống nước trà râu ngô giúp thanh nhiệt, kích tiểu, giảm lắng cặn ở thận.
  • Rau diếp cá: Xay lá rau má với nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước uống có thể giúp chống viêm và lợi tiểu.
  • Hạt dành dành: Ninh hạt dành dành với đỗ đen, đỗ xanh và đường phèn thành cháo. Ăn liên tục trong 2 – 3 ngày giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, đặc biệt là viêm bể thận.
  • Rau mùi tây: Uống nước ép rau mùi tây có thể lợi tiểu, tăng sức đề kháng và làm sạch thận.
  • Nam việt quất: Uống nước ép nam việt quất giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
  • Lá chè xanh: Lá chè có tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Bạn có thể đun lá chè để lấy nước uống hoặc dùng nước lá chè để rửa vùng kín.

Những mẹo nêu trên không thể điều trị viêm đường tiết niệu dứt điểm, chúng cũng không thể thay thế các biện pháp y tế. Bởi vậy, hãy tham vấn bác sĩ trước khi áp dụng.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu

Để sử dụng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu an toàn, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, bao gồm:

  • Phát ban
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn , nôn
  • Đau đầu
  • Chức năng gan bất thường

Bên cạnh đó, khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu, bệnh nhân có thể đối mặt với các nguy cơ nghiêm trọng sau:

Tạo ra các chủng vi khuẩn mạnh hơn

Theo thời gian, một số loài vi khuẩn đã trở nên kháng thuốc kháng sinh truyền thống. Có một số loài E. coli đang dần trở nên kháng thuốc thuốc.

E. Coli là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu
E. Coli là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu

Mỗi một lần sử dụng một loại kháng sinh, sẽ làm tăng cơ hội kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn lên một chút. Nguy cơ này càng cao khi người bệnh không làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ.

Người bệnh có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau vài ngày dùng thuốc. Nhưng ngay cả như vậy, bạn vẫn nên tiếp tục dùng thuốc theo đúng liệu trình của bác sĩ. Nếu ngừng dùng kháng sinh quá sớm, bạn sẽ không tiêu diệt hết vi khuẩn trong đường tiết niệu. Chúng có thể trở nên kháng kháng sinh. Điều đó có nghĩa là các thuốc kháng sinh sẽ không thể tiêu diệt chúng trong tương lai.

Bởi vậy, luôn luôn uống đủ liều kháng sinh theo đúng liệu trình mà bác sĩ chỉ định, kể cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

Tiêu diệt cả vi khuẩn tốt

Hệ vi sinh vật trong cơ thể bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm… Vi khuẩn cũng có loại tốt (lợi khuẩn) và xấu (hại khuẩn). Sự cân bằng hệ vi sinh vật là điều quan trọng giúp bạn khỏe mạnh và tránh xa bệnh tật. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và xấu, gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật, làm tăng nguy cơ xảy ra các bệnh viêm nhiễm khác.

Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Hầu hết các trường hợp bị viêm đường tiết niệu khi mang thai đều cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Đối với viêm bàng quang và viêm niệu đạo, bà bầu sẽ được điều trị theo phác đồ:

  • Dùng thuốc kháng sinh trong 3 ngày đến 1 tuần, hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Các thuốc kháng sinh được cho là an toàn cho phụ nữ mang thai là Amoxicillin, Erythromycin và Penicillin.
  • Không sử dụng các thuốc Ciprofloxacin (Cipro), Sulfamethoxazole, Tetracycline hoặc Trimethoprim (Primsol, Proloprim, Trimpex) vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống. Uống nhiều nước, ăn uống điều độ, ăn nhiều rau củ quả.

Đối với viêm bể thận cấp, bệnh nhân cần được điều trị tích cực tại bệnh viện:

  • Dùng thuốc kháng sinh theo phương pháp kháng sinh đồ.
  • Nếu chưa có kết quả kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ cho bà bầu sử dụng kháng sinh phổ rộng tùy theo kinh nghiệm.
  • Kiểm tra mạch, thân nhiệt và huyết áp.
  • Nếu bà bầu bị viêm đường tiết niệu có biến chứng (có sỏi thận hoặc bất thường ở đường tiết niệu), bà bầu có thể được dẫn lưu nước tiểu tạm thời qua ống Sonde.

Nhiều người không biết có thai mà vẫn uống thuốc viêm đường tiết niệu. Bởi vậy, nếu đang trong độ tuổi sinh nở, có kế hoạch mang thai và có những dấu hiệu đang mang thai, nên thử thai trước khi dùng thuốc điều trị viêm nhiễm.

Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì và lưu ý gì?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cũng cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ mức độ nhẹ có thể dùng kháng sinh thông thường như Trimethoprim, Bactrim, Amoxicillin… Viêm nhiễm nặng cần phải tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III (như Cefoperazon, Cefotaxim, Ceftriaxone…) cũng thường được chỉ định vì ít gây ra tác dụng không mong muốn.

Để sử dụng thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ, cha mẹ nên chú ý:

  • Không tự ý cho con dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào
  • Dùng đúng theo hướng dẫn sử dụng, liều dùng, liệu trình… của bác sĩ
  • Không tự ý tăng liều, giảm liều, rút ngắn thời gian sử dụng thuốc

Khi nào đi khám?

Các triệu chứng viêm đường tiết niệu sẽ dần được cải thiện trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu thấy những triệu chứng sau, hãy đi khám ngay:

  • Các triệu chứng không thuyên giảm
  • Triệu chứng ngày càng trở nên khó chịu hơn
  • Các triệu chứng viêm đường tiết niệu quay trở lại sau khi điều trị
  • Gặp tác dụng phụ khó chịu khi uống thuốc kháng sinh của bạn
Những người có nguy cơ cao nên chủ động phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu từ sớm
Những người có nguy cơ cao nên chủ động phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu từ sớm

Trên đây là lời giải đáp viêm đường tiết niệu uống thuốc gì và cách sử dụng thuốc an toàn. Thông tin bài viết không thể thay thế chẩn đoán và hướng điều trị của bác sĩ.

Bởi vậy, tốt nhất, bệnh nhân viêm đường tiết niệu nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.