Đau thượng vị là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết & điều trị

Đau thượng vị là cơn đau xuất hiện ngay dưới xương sườn hoặc lồng ngực và đôi khi có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe cần được điều trị y tế. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng hoặc có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

đau thượng vị dạ dày
Đau thượng vị dạ dày có thể liên quan đến nhiều bệnh lý cần điều trị y tế

Vùng thượng vị là khu vực nào?

Theo giải phẫu học, vùng thượng vị là khu vực trung tâm ở phía trên của ổ bụng, nằm cạnh mép sườn và mặt phẳng dưới xương sườn. Đây là một khu vực phình ra ở vùng bụng trên và đóng vai vai trò tạo ra hơi thở. Do đó, vùng thượng vị không được xem là một cơ quan trong cơ thể.

Thượng vị nằm ở giữa hai bên xương sườn, dưới xương ức và trên rốn. Khu vực này tập trung nhiều cơ quan quan trọng như dạ dày (một phần), gan (một phần), tụy và tá tràng. Vì vậy, đau ở vùng thượng vị có thể liên quan đến các vấn đề ở dạ dày, tuyến tụy, tá tràng hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác cần điều trị y tế.

Đau vùng thượng vị là bệnh gì?

Đau bụng vùng thượng vị là một triệu chứng phổ biến của các bệnh lý về dạ dày, rối loạn hệ thống tiêu hóa hoặc đôi khi chỉ là do khó tiêu. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, đau âm ỉ vùng thượng vị có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần điều trị.

Điều quan trọng là người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân gây đau thượng vị để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến có thể gây đau thượng vị thường bao gồm:

1. Khó tiêu

Khó tiêu là triệu chứng thường xảy ra sau khi ăn. Khi tiêu thụ thức ăn, dạ dày sẽ tạo ra axit để tiến hành quá trình tiêu hóa. Đôi khi lượng axit này có thể kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc hệ thống tiêu hóa và gây khó tiêu.

đau tức thượng vị
Khó tiêu có thể gây đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi và khó chịu ở vùng thượng vị

Các triệu chứng nhận biết chứng khó tiêu thường bao gồm:

  • Ợ hơi
  • Đầy hơi, chướng bụng, cảm thấy khó chịu ở bụng
  • Cảm thấy no hoặc không muốn ăn dù chỉ sử dụng một lượng thức ăn nhỏ
  • Buồn nôn

Đôi khi chứng khó tiêu có thể gây đau hoặc nóng rát vùng thượng vị. Khó tiêu phổ biến ở hầu hết mọi người, tuy nhiên tình trạng này có thể là dấu hiệu không dung nạp một số loại thức ăn.

2. Trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit là tình trạng xảy ra khi axit dạ dày hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản. Theo thời gian, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một bệnh lý cần điều trị và theo dõi để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Trào ngược axit có thể gây đau rát ở ngực, cổ họng và đi kèm với tình trạng đau đớn hoặc căng tức vùng thượng vị.

đau bụng thượng vị
Trào ngược axit có thể gây căng tức vùng thượng vị

Các triệu chứng trào ngược khác có thể bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Khó tiêu
  • Có vị axit trong miệng
  • Đau họng hoặc khàn giọng
  • Cảm thấy có khối u hoặc có vật kẹt trong cổ họng
  • Ho liên tục

Trào ngược axit có thể gây tổn thương ống thực quản, gây viêm thực quản và một số bệnh lý khác. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy đau thượng vị cùng các triệu chứng trào ngược.

3. Không dung nạp Lactose

Không dung nạp Lactose là tình trạng cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm sữa hoặc các sản phẩm chứa sữa như phô mai. Không dung nạp Lactose cũng có thể là một nguyên nhân gây đau bụng vùng thượng vị.

Các triệu chứng thường xảy ra sau khi người bệnh tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa. Dấu hiệu nhận biết phổ biến bao gồm:

  • Đau dạ dày
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy

4. Thoát vị cơ hoành

Thoát vị cơ hoành xảy ra khi một phần ở dạ dày bị đẩy vào cơ hoành thông qua các lỗ ở thực quản. Nguyên nhân thường có liên quan đến cấu trúc cơ hoành yếu hoặc một tai nạn tác động đến vùng thượng vị.

Đau thượng vị lan ra sau lưng có nguy hiểm không
Thoát vị cơ hoành có thể gây đau ở khu vực thượng vị và lan ra sau lưng

Ngoài gây đau thượng vị, các triệu chứng thoát vị cơ hoành phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Đau họng
  • Kích thích hoặc bị tổn thương ở cổ họng
  • Khó nuốt
  • Ợ hơi thường xuyên hoặc ợ hơi to
  • Đau thượng vị lan ra sau lưng
  • Khó chịu căng tức ở vùng ngực

Thoát vị cơ hoành thường phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh có thể không cảm thấy đau tức vùng thượng vị hoặc không có dấu hiệu đặc trưng nào.

5. Viêm thực quản

Viêm thực quản là tình trạng xảy ra khi niêm mạc thực quản bị kích thích và viêm. Các nguyên nhân phổ biến thường có liên quan đến axit dạ dày, dị ứng thực phẩm, nhiễm trùng hoặc thường xuyên sử dụng một số loại thuốc.

Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Đau tức vùng thượng vị
  • Nóng rát ở cổ họng
  • Có vị axit bất thường trong miệng
  • Ho
  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt

Viêm thực quản nếu không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến sẹo ở niêm mạc thực quản và tăng nguy cơ ung thư thực quản.

6. Barrett thực quản

Barrett thực quản xảy ra khi các mô tuyến ở thực quản mở rộng. Tình trạng này có thể dẫn đến ung thư thực quản nếu không được điều trị phù hợp. Các nguyên nhân thường bao gồm hút thuốc, uống rượu, béo phì.

đau tức vùng thượng vị
Barrett thực quản có thể gây đau nhói cổ họng và nóng rát ở thượng vị

Barrett thực quản không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc hiệu nào. Tuy nhiên, người bệnh có thể có một số dấu hiệu như:

  • Đau họng hoặc khàn giọng
  • Có vị axit bất thường trong miệng
  • Nóng rát hoặc đau thượng vị dạ dày
  • Ợ nóng hoặc ợ chua
  • Khó nuốt

7. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh lý xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị viêm do nhiễm vi khuẩn Hp, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc có các tổn thương khác liên quan đến dạ dày. Viêm dạ dày có thể là cấp tính và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn hoặc mãn tính kéo dài trong nhiều năm và dẫn đến các biến chứng khác nếu không được điều trị phù hợp.

Các triệu chứng viêm dạ dày thường gặp bao gồm:

  • Căng tức vùng thượng vị hoặc gây khó chịu ở khu vực phía trên ngực
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Xuất huyết dạ dày gây nôn ra máu hoặc bã cà phê
  • Đi ngoài ra máu tươi hoặc phân đen

8. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng gây tổn thương và hình thành vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Nguyên nhân có thể liên quan đến nhiễm trùng vi khuẩn hoặc sử dụng quá nhiều một số loại thuốc như thuốc chống viêm không chứa Steroid.

căng tức vùng thượng vị
Viêm loét dạ dày có thể gây đau nhói ở khu vực thượng vị

Viêm loét dạ dày có thể là nguyên nhân gây đau thượng vị bên trái hoặc bên phải. Bên cạnh đó, các triệu chứng liên quan khác có thể bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Cảm thấy no dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn
  • Đau dạ dày
  • Có triệu chứng xuất huyết dạ dày như mệt mỏi, tái nhợt hoặc khó thở

9. Rối loạn tuyến mật

Các rối loạn hoặc bệnh lý về túi mật có thể gây đau rát ở khu vực thượng vị. Các vấn đề phổ biến có thể bao gồm sỏi mật và viêm túi mật.

Các triệu chứng rối loạn tuyến mật có thể bao gồm:

  • Đau vùng thượng vị bên phải của dày, đặc biệt là sau khi ăn
  • Phân có màu đất sét
  • Vàng da hoặc vàng tròng mắt
  • Ăn mất ngon
  • Đầy hơi, chướng bụng, thả khí thường xuyên

Các nguyên nhân khác có thể gây đau tức vùng thượng vị

Bệnh cạnh các bệnh lý tiềm ẩn, tình trạng đau bụng vùng thượng vị có thể liên quan đến một số nguyên nhân khác như:

Ăn quá nhiều:

Mặc dù dạ dày có thể co giãn linh hoạt nhưng tiêu thụ một lượng thức ăn quá lớn có thể khiến dạ dày mở rộng hơn bình thường.

Dạ dày giãn đáng kể có thể gây áp lực lên các cơ quan xung quanh dạ dày và gây đau tức thượng vị.

đau bụng vùng thượng vị
Ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày phình to và chèn ép lên các cơ quan lân cận, gây đau

Uống rượu:

Uống rượu với một lượng vừa phải thường không gây ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu cùng một lúc hoặc nghiện rượu mãn tính có thể gây viêm ở niêm mạc dạ dày.

Tình trạng viêm ở dạ dày có thể gây đau thượng vị dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác.

Mang thai:

Đau vùng thượng vị nhẹ khi mang thai là một tình trạng tương đối phổ biến. Điều này có thể liên quan đến tình trạng trào ngược axit dạ dày hoặc áp lực lên bụng từ tử cung đang phát triển. Bên cạnh đó, thay đổi hormone trong suốt thai kỳ cũng có thể gây đau vùng thượng vị về đêm.

Đau vùng thượng vị nghiêm trọng hoặc kéo dài khi mang thai có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng. Do đó, nếu các dấu hiệu kéo dài hoặc đau thượng vị lan ra sau lưng, thai phụ nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Triệu chứng đau thượng vị phổ biến

Khu vực thượng vị chứa nhiều cơ quan như ống thực quản, dạ dày, tuyến tụy, gan và ruột non. Do đó, bất cứ tổn thương nào ở các cơ quan này để có thể dẫn đến đau thượng vị.

đau thượng vị lan ra sau lưng
Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm đau dạ dày hoặc đầy hơi chướng bụng

Các triệu chứng nhận biết đau thượng vị thường liên quan đến các nguyên nhân dẫn đến cơn đau. Bên cạnh đó, các triệu chứng chung thường gặp có thể bao gồm:

  • Đau dạ dày
  • Ợ hơi thường xuyên
  • Ợ nóng hoặc cảm giác nóng rát ở ngực
  • Táo bón xen kẽ tiêu chảy
  • Béo bụng
  • Khó tiêu
  • Đầy hơi hoặc trướng bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chán ăn, giảm cân, có cảm giác no khi ăn một lượng nhỏ thức ăn
  • Chuyển động khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn
  • Đau khi ăn hoặc đau khi đi đại tiện
  • Đau họng hoặc khàn giọng

Bên cạnh đó, các vấn đề về tim mạch nghiêm trọng cũng có thể gây đau thượng vị. Các triệu chứng bao gồm khó thở, đau thượng vị bên trái lan tỏa đến cánh tay, đau thắt ngực và tim đập nhanh. Tình trạng này có thể dẫn đến một cơn đau tim nghiêm trọng và dẫn đến đột quỵ. Do đó, người bệnh nên đến bệnh ngay lập tức để tránh các rủi ro liên quan.

Cách chẩn đoán đau vùng thượng vị

Đau bụng vùng thượng vị là một triệu chứng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh cung cấp lịch sử y tế, mô tả các triệu chứng và thói quen sử dụng thuốc để hỗ trợ chẩn đoán.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất và đề nghị một số xét nghiệm liên quan đến chẩn đoán nguyên nhân gây đau. Các xét nghiệm thường bao gồm:

đau vùng thượng vị về đêm
Bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng đau thượng vị
  • Chụp X-quang: Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ quan sát khoang bụng, bao gồm khu vực thượng vị, thận, bàng quan và niệu quản để kiểm tra các bệnh lý liên quan.
  • Nội soi: Có thể giúp bác sĩ đánh giá các vấn đề ở thực quản như viêm hoặc tăng trưởng quá mức. Nội soi cũng có thể lấy mẫu mô để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm khi cần thiết.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Có thể xác nhận các rối loạn khác liên quan đến đường tiết niệu có thể dẫn đến đau vùng thượng vị.
  • Xét nghiệm máu: Giúp bác sĩ xác định lượng máu bất thường ở các cơ quan và chẩn đoán nguyên nhân gây đau thượng vị. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu cũng có thể đánh giá chức năng gan, tuyến tụy và tốc độ máu lắng để xác định tình trạng viêm trong cơ thể.
  • Kiểm tra chức năng tim: Để kiểm tra xem tim có liên quan đến đau thượng vị hay không, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện điện não đồ hoặc xét nghiệm căng thẳng.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau vùng thượng vị là điều cần thiết để đảm bảo việc điều trị phù hợp.

Biện pháp điều trị tình trạng đau thượng vị

Các biện pháp điều trị đau vùng thượng vị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Đôi khi cơn đau có thể tự cải thiện trong vào giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu đau thượng vị kéo dài hoặc xuất hiện kèm các triệu chứng khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

1. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị các cơn đau thượng vị dạ dày hoặc khi người bệnh nôn liên tục. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng để ngăn ngừa sản xuất axit dạ dày dư thừa hoặc điều trị nhiễm trùng.

đau thượng vị bên trái
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Các loại thuốc phổ biến được sử dụng điều trị đau thượng vị bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: Bao gồm các muối nhôm và magiê có thể giảm đau, ngăn ngừa sản xuất axit dư thừa và cải thiện tình trạng đau thượng vị.
  • Thuốc hẹn H2: Thuốc có tác dụng ngăn ngừa axit dạ dày sản xuất quá mức và thường được kê đơn để điều trị viêm loét dạ dày.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau vùng thượng vị, cải thiện tình trạng viêm và sốt.

2. Biện pháp cải thiện tại nhà

Trong trường hợp đau thượng vị không nghiêm trọng, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà. Cụ thể, các lưu ý bao gồm:

vùng thượng vị
Sử dụng trà hoa cúc có thể làm dịu dạ dày và cải thiện các cơn đau
  • Sử dụng nước ép lô hội trước khi ăn: Điều này có thể làm dịu vùng thượng vị và ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày.
  • Uống trà gừng: Có thể hỗ trợ các vấn đề về dạ dày, trung hòa axit, giảm viêm và cải thiện các cơn đau.
  • Uống trà hoa cúc: Có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng khó tiêu, làm dịu dạ dày, giảm chứng ợ nóng và cải thiện các cơn đau ở vùng thượng vị.
  • Sử dụng sữa chua: Sữa chua có tác dụng cân bằng hệ thống vi sinh vật trong đường tiêu hoá, hạn chế rối loạn tiêu hóa và cải thiện tình trạng đau thượng vị dạ dày.

Đau thượng vị dạ dày khi nào cần đến bệnh viện?

Đau thượng vị không thường xuyên không phải là một vấn đề nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng đau thượng vị mãn tính hoặc nghiêm trọng cần được xem xét, đánh giá và điều trị phù hợp.

Các triệu chứng kéo dài một vài ngày hoặc xảy ra hơn hai lần một tuần được xem là một tình trạng y tế cần được điều trị. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Có áp lực dữ dội hoặc đau thắt ở ngực
  • Ho ra máu
  • Có máu trong phân
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ
  • Sốt cao
  • Mệt mỏi hoặc mất ý thức

Hầu hết các trường hợp đau vùng thượng vị thường không nguy hiểm và có thể điều trị được. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và kiểm soát các triệu chứng tiềm ẩn.