Mụn ở má nổi nhiều do đâu? Cách điều trị

Mụn ở má nổi nhiều khiến bạn mất tự tin, ngại giao tiếp với người khác. Nguyên nhân gây mụn chủ yếu là do vệ sinh da mặt không sạch sẽ, ăn nhiều đồ cay nóng hoặc do rối loạn nội tiết. Để điều trị mụn ở má, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây.

Mụn ở má nổi nhiều do đâu?

Khu vực hai bên má được xem là “mặt tiền” của khuôn mặt nhưng lại rất dễ bị mụn tấn công. Các loại mụn thường mọc ở má chủ yếu là mụn trứng cá viêm, chẳng hạn như mụn đỏ, mụn mủ hay mụn bọc.

Mụn ở má
Mụn ở má nổi nhiều ảnh hưởng đến nhan sắc và sự tự tin của bạn

Bạn có thể bị mụn ở má vì những lý do sau:

  • Thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng giảm, ảnh hưởng đến kết cấu da, khiến da suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây mụn.
  • Tuyến bã nhờn hai bên má hoạt động mạnh, thường xuyên đổ nhiều dầu nhờn nhưng không được làm sạch. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
  • Thức khuya nhiều, ngủ không đủ giấc gây rối loạn nội tiết và làm da không có sức tự bảo vệ trước các tác nhân gây hại ngoài môi trường.
  • Căng thẳng quá mức cũng khiến hoạt động của tuyến bã nhờn bị rối loạn, từ đó dẫn đến nổi mụn ở trán, má hay các vị trí có nhiều chất nhờn khác.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm không phù hợp, chứa hóa chất độc hại làm da ở má bị kích ứng, nổi mụn.
  • Do da quá nhạy cảm
  • Ăn uống không đúng giờ giấc, thiếu dưỡng chất hoặc thường xuyên ăn đồ cay nóng.
  • Không tẩy trang sạch sẽ sau mỗi lần trang điểm
  • Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, nhiều hóa chất và bụi bẩn
  • Không tẩy tế bào chết cho da thường xuyên khiến lỗ chân lông bị bít kín, nổi mụn.
  • Không rửa mặt thường xuyên hoặc vệ sinh da mặt không đúng cách
  • Chức năng đào thải độc tố của gan, thận bị suy giảm khiến cho chất độc tích tụ nhiều dưới da và gây nổi mụn ở má.

Cách điều trị mụn ở má

Để trị mụn ở má, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

1. Cách trị mụn ở má bằng mặt nạ thiên nhiên

Sử dụng mặt nạ tự chế từ thiên nhiên chính là một cách đơn giản để chống lại mụn trên má đang được nhiều người lựa chọn. Nguyên liệu được sử dụng hoàn toàn là những thứ được tìm thấy sẵn trong gian bếp hoặc trong vườn nhà nên khá thân thiện với làn da bị mụn và không gây tốn kém chi phí như khi sử dụng các loại kem trị mụn đắt đỏ.

Mặt nạ sữa chua + mật ong

Sữa chua chứa nhiều axit lactic và probiotic có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, đồng thời làm tăng sức đề kháng cho da. Trong khi đó, mật ong lại có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, dưỡng ẩm, kích thích tái tạo tổn thương do mụn để lại.

trị mụn ở má bằng sữa chua và mật ong
Mặt nạ sữa chua và mật ong giúp trị mụn ở má, làm da sáng mịn hơn
  • Chuẩn bị: 1/2 hũ sữa chua không đường và 1 thìa mật ong nguyên chất
  • Trộn 2 nguyên liệu với nhau cho đều
  • Rửa vùng má bị mụn rồi thoa hỗn hợp lên khu vực cần điều trị
  • Để từ 20 – 30 phút hãy rửa lại
  • Bạn cũng có thể sử dụng mặt nạ này thoa lên toàn bộ khu vực khác để dưỡng da, giúp da sáng đều màu hơn và ngăn ngừa mụn tấn công.

– Mặt nạ cà chua

Cà chua cung cấp nhiều vitamin C – một chất kháng viêm tự nhiên cho làn da bị mụn. Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp nhiều nước các vitamin và khoảng chất giúp dưỡng ẩm, làm sạch tế bào chết trên da, giúp lỗ chân lông luôn được thông thoáng. Bạn có thể sử dụng mặt nạ dâu tây để trị mụn ở má hay bất cứ vùng da nào khác như ngực hay lưng.

  • Chuẩn bị: 1 quả cà chua chín
  • Rửa sạch, đem ngâm với nước muối pha loãng
  • Xắt cà chua thành những lát mỏng rồi đắp lên khu vực có mụn
  • Để khoảng 20 phút sau có thể gỡ bỏ mặt nạ và rửa lại bằng nước ấm
  • Kiên trì đắp mặt nạ cà chua 3 lần mỗi tuần để hai bên má nhanh sạch mụn và láng mịn, khỏe mạnh hơn.

Mặt nạ bột nghệ

Nhắc đến các mặt nạ thiên nhiên trị mụn ở má hiệu quả chúng ta cần đề cập đến mặt nạ bột nghệ. Giàu curcumin, nghệ có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm mạnh. Chất này cũng thúc đẩy hoạt động tái sinh tế bào mới diễn ra mạnh mẽ hơn, làm nốt mụn ở má nhanh lành mà không gây ra sẹo hay vết thâm đen. Nếu trong nhà có sẵn mật ong, bạn nên kết hợp với bột nghệ để trị mụn hiệu quả hơn.

nghệ trị mụn ở má
Mặt nạ bột nghệ điều trị mụn ở má hiệu quả
  • Trộn bột nghệ vàng với mật ong theo tỷ lệ 2:1
  • Áp dụng hỗn hợp lên vùng má bị mụn
  • Mát xa vài phút rồi để mặt nạ khô tự nhiên
  • Sau cùng, lấy nước ấm thấm lên mặt, nhẹ nhàng rửa sạch lớp bột nghệ đi
  • Với tần suất thực hiện khoảng 3 lần/ tuần, sau vài lần thực hiện nốt mụn ở má sẽ bớt sưng viêm đáng kể.

– Đánh bay mụn ở má với mặt nạ rau húng quế

Hoạt chất flavonoid ,orientin hay vicenin được tìm thấy trong lá húng quế có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chúng giúp chống lại sự phát triển của vi khuẩn P.acnes, đồng thời giảm sưng viêm, đẩy nhanh quá trình tái tạo tổn thương ở má nơi các nốt mụn đang hoành hành.

  • Chuẩn bị: 1 nắm rau húng quế
  • Rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Bỏ nguyên liệu vào cối giã nát rồi đắp lên má 20 phút
  • Cứ 2 ngày bạn nên đắp mặt nạ húng quế một lần. Kiên trì trong khoảng 1 tuần, nốt mụn sẽ bớt sưng viêm, cồi mụn gom lại và từ từ đẩy ra ngoài.

Cách trị mụn ở má bằng mặt nạ thiên nhiên thích hợp nhất với người bị mụn nhẹ. Cần áp dụng kiên trì để thấy được kết quả tốt nhất.

2. Nặn mụn ở má đúng cách

Để nhanh chóng loại bỏ những nốt mụn xấu xí trên má, nhiều người lựa chọn giải pháp nặn mụn. Tuy nhiên do nôn nóng quá mức, những nốt mụn mới hình thành, nhân mụn chưa gom lại cũng bị đè ra nặn. Hậu quả là da bị thâm đen và đôi khi còn bị nhiễm trùng, sưng viêm nghiêm trọng hơn.

Việc nặn mụn không phải là phương pháp phản khoa học nhưng cần được thực hiện đúng cách và đúng thời điểm. Bạn chỉ nên tiến hành nặn khi nhân mụn ở má đã “chín”, cồi mụn khô và gom lại nổi gồ lên trên bề mặt da. Lúc này, chỉ cần tác động nhẹ nhàng là có thể lấy được nhân mụn ra ngoài mà không làm da bị tổn thương hay để lại sẹo.

nặn mụn ở má
Nặn mụn ở má không đúng cách có thể gây thâm sẹo cho da

Hướng dẫn cách nặn mụn ở má đúng cách:

  • Chuẩn bị: 1 cây nặn mụn, cồn y tế, nước muối sinh lý và tăm bông tiệt trùng
  • Rửa mặt và tay sạch sẽ
  • Tiến hành xông hơi cho vùng da bị mụn khoảng 10 phút để các lỗ chân lông giãn nở to hết cỡ, tạo điều kiện để dễ dàng lấy được nhân mụn ra ngoài. Hoặc bạn có thể làm giãn nở lỗ chân lông bằng cách đắp khăn ấm lên má.
  • Dùng cồn y tế rửa tay cũng như khử trùng dụng cụ nặn mụn
  • Dùng đầu có vòng tròn của cây nặn mụn đè nhẹ vào da để tạo lực đẩy nhân mụn trồi hẳn lên trên bề mặt da. Sau đó dùng tăm bông lấy nhân mụn ra.
  • Sau cùng, hãy lấy nước muối sinh lý lau nhẹ lên vùng da vừa nặn mụn để sát khuẩn, chống viêm, làm dịu da.

Khi nặn mụn cần lưu ý:

  • Không sử dụng tay để nặn mụn
  • Thực hiện thao tác một cách nhẹ nhàng để không làm tổn thương da hoặc khiến da bị tụ máu thâm đen sau khi lấy nhân mụn
  • Các nốt mụn nằm ẩn sâu dưới da sẽ khó lấy hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ da liễu.

3. Trị mụn ở má bằng serum

Serum trị mụn là các sản phẩm có kết cấu lỏng, giúp chăm sóc da mụn chuyên sâu. Chúng chứa đến hơn 70% là dưỡng chất, cao hơn gấp 10 lần so với các sản phẩm kem dưỡng da thông thường.

Khi được bôi lên da, các hoạt chất có trong serum trị mụn sẽ nhanh chóng thẩm thấm vào sâu đến lớp trong cùng của da. Nó phát huy tác dụng trị mụn ở má bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch bụi bẩn, điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn. Ngoài ra, serum trị mụn còn giúp cân bằng độ ẩm và kích thích tái tạo các tế bào da mới, giúp các nốt mụn ở má nhanh chóng biến mất mà không để lại dấu vết.

serum trị mụn ở má
Serum chứa nhiều dưỡng chất có thể giúp trị mụn ở má dạng nhẹ đến trung bình

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại serum trị mụn ở má. Từ hàng ngoại nhập đến các sản phẩm được sản xuất trong nước đều được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng mỹ phẩm với giá cả đa dạng. Dưới đây là một số loại serum trị mụn cùng giá bán để bạn tham khảo:

  • Caryophy: Từ 300 – 350 nghìn đồng/lọ
  • Aha Bha Pha: Từ 250 – 290 nghìn đồng/ lọ
  • Madagascar: 450 – 500 nghìn đồng/lọ
  • Innisfree: Khoảng 400.000 đồng/lọ

Hầu hết các loại serum đều được bào chế từ các thành phần tự nhiên lành tính, chúng không gây kích ứng da khi sử dụng và an toàn với mọi đối tượng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả của serum phụ thuộc vào tình trạng mụn và cơ địa của mỗi người. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín để đảm bảo về chất lượng và mức độ an toàn. Đọc kỹ thành phần in trên dán nhãn, nếu có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ chất nào thì không nên dùng.

Cách sử dụng serum trị mụn ở má:

  • Trước tiên, hãy rửa mặt thật sạch bằng nước ấm để lỗ chân lông được thông thoáng, tạo điều kiện cho các dưỡng chất có trong serum thẩm thấu sâu vào trong các lớp da.
  • Dùng khăn mềm thấm khô da rồi lấy lượng serim vừa đủ thoa lên vùng má đang bị mụn tấn công
  • Dùng ngón tay mát xa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn kết hợp vỗ nhẹ để da được thư giãn.
  • Sau khoảng 3 – 5 phút, serum sẽ thẩm thấu hết vào trong da. Lúc này bạn sẽ thấy da trở nên khô ráo hơn.
  • Tùy theo từng sản phẩm mà nhà sản xuất có thể khuyến cáo bạn sử dụng 1 – 2 lần trong ngày. Hãy kiên trì thoa serum trị mụn ở má đều đặn để làn da nhanh được phục hồi.

4. Xông hơi tinh dầu trị mụn ở má

Thêm một cách trị mụn ở má an toàn cho bạn lựa chọn đó chính là xông hơi với tinh dầu. Một số loại tinh dầu thảo mộc, chẳng hạn như dầu xả, dầu bưởi, tinh dầu tỏi hay tinh dầu bạc hà có chứa chất kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên nên được nhiều người tin dùng để xông hơi trị mụn.

Khi xông, hơi nóng của nước sẽ mang theo các hoạt chất có lợi thẩm thấu sâu vào từng tế bào da, giúp giảm hiện tượng sưng viêm và đau nhức của các nốt mụn trứng cá ở má. Đồng thời liệu pháp này còn có tác dụng hoạt huyết, kích thích lưu thông máu dưới da. Nhờ vậy vùng da bị ảnh hưởng ở má sẽ được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn, giúp nhanh chóng được tái tạo.

Trong quá trình xông, các lỗ chân lông sẽ được giãn nở to hết cỡ. Các nhân mụn ẩn hay mụn cám, mụn đầu đen ở má sẽ theo đó mà được đẩy lên trên bề mặt da, giúp bạn dễ dàng lấy ra ngoài mà không phải nặn làm da bị tổn thương.

xông hơi trị mụn ở má
Xông hơi tinh dầu giúp diệt khuẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa và điều trị mụn ở má

Nguyên tắc cần nhớ khi xông hơi trị mụn ở mặt:

  • Giữ khoảng cách an toàn với vật chứa nước xông để tránh bị bỏng da
  • Tần suất xông mỗi tuần khoảng 1 – 2 lần là đủ, không nên xông hơi quá nhiều.
  • Xông hơi làm tăng tiết mồ hôi khiến cơ thể thất thoát một lượng nước nhất định. Bạn nên uống nước trước và sau khi xông. Đồng thời thoa nước hoa hồng hoặc kem dưỡng ẩm cho da mụn ngay sau khi xông để ngăn ngừa khô da.
  • Hơi nóng có thể làm tăng thân nhiệt. Vì vậy, nếu đang bị nóng sốt thì bạn không nên áp dụng mẹo trị mụn ở má này.

5. Thoa kem trị mụn ở má

Kem trị mụn thích hợp với các trường hợp bị mụn ở má mức độ nhẹ đến trung bình. Những sản phẩm này thường được bổ sung các hoạt chất kháng khuẩn, giảm viêm, kích thích tái tạo da và làm thông thoáng lỗ chân lông. Bạn có thể dễ dàng mua được kem trị mụn ở má tại các cửa hàng mỹ phẩm hay tiệm thuốc tây mà không cần bác sĩ kê đơn.

Các thành phần thường được tìm thấy trong kem trị mụn bao gồm:

  • BHA: Diệt khuẩn, làm sạch tế bào chết trên da, giúp lỗ chân lông se khít
  • Benzoyl Peroxide: Làm mờ vết thâm mụn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes – thủ phạm chính gây mụn ở má.
  • Zinc: Giảm tiết dầu nhờn dư thừa, ngăn ngừa sự hình thành của sẹo sau mụn, giúp da có sức đề kháng tốt hơn khi bị các tác nhân có hại tấn công.
  • Glycerin: Dưỡng ẩm, làm dịu kích ứng trên vùng má bị mụn, tăng cường hàng rào bảo vệ da trước tác hại của các yếu tố bên ngoài môi trường
  • Gluconate: Giảm sưng, tiêu viêm, thu nhỏ dần nốt mụn trên má
kem trị mụn ở má
Sử dụng kem trị mụn ở má là một giải pháp có tính tiện lợi cao

Khi sử dụng kem trị mụn ở má bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không dùng kem trị mụn ở má cùng lúc gây ra những phản ứng tương tác có hại giữa các sản phẩm
  • Sử dụng kem theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo về liều dùng được nhà sản xuất đưa ra
  • Tránh dùng kem trị mụn ở má có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng
  • Lựa chọn loại kem phù hợp với tính chất da của bạn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

6. Điều trị mụn trứng cá ở má bằng các phương pháp y khoa

Những cách trị mụn ở má kể trên thường không mang lại hiệu quả khả quan cho những trường hợp bị mụn nặng, mụn sưng viêm to gây đau nhức, làm mủ và tổn thương sâu dưới da. Lúc này, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị mụn hiệu quả hơn. Việc tự trị mụn tại nhà bằng mẹo tự nhiên chẳng những không kiểm soát tốt được tình trạng mụn ở má mà còn gây nguy cơ bị sẹo rỗ và vết thâm trên da do điều trị không đúng cách.

Khi tới bệnh viện , bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám lâm sàng, quan sát bằng mắt thường để ghi nhận các triệu chứng bên ngoài. Đồng thời kết hợp soi da, làm xét nghiệm máu nếu cần thiết. Tất cả các kỹ thuật này được thực hiện nhằm mục đích xác định được loại mụn ở má, mức độ tổn thương da. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể lựa chọn phác đồ điều trị bằng thuốc hay áp dụng công nghệ cao.

– Dùng thuốc trị mụn ở má

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho người bị mụn ở má bao gồm:

+ Thuốc điều trị tại chỗ:

Bao gồm các loại thuốc được bào chế dưới dạng kem, gel bôi, dung dịch lỏng, xà phòng hoặc sữa rửa mặt. Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm hiện tượng sưng đỏ ở nốt mụn và làm tiêu nhân mụn.

Một số loại thuốc bôi trị mụn ở má đang được sử dụng phổ biến:

  • Benzoyl peroxide
  • Axit axetic
  • Axit salicylic
  • Thuốc chứa lưu huỳnh
  • Tretinoin
  • Dapsone
  • Adapalene
  • Kem chứa hoạt chất kháng sinh

Các thuốc trên có thể phát huy hiệu quả sau 1 – 4 tuần điều trị. Thuốc có tác dụng tại chỗ nên ít gây tác dụng phụ. Mặc dù vậy, bạn chỉ nên sử dụng thuốc bôi trị mụn ở má khi được bác sĩ chỉ định và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

+ Thuốc uống trị mụn ở má:

Trong trường hợp bị mụn trứng cá thể nặng như mụn bọc, mụn mủ hay mụn nang vá số lượng mụn ở má nhiều, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các thuốc đường uống có tác dụng toàn thân. Bạn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để kiểm soát vi khuẩn hoặc thuốc kháng viêm, thuốc điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn, thuốc điều hòa nội tiết tố…

thuốc trị mụn ở má
Người bị mụn ở má nặng sẽ được điều trị bằng thuốc uống

Được chỉ định phổ biến là các thuốc như: Zenatane, Claravis hay Earnica… Lưu ý sử dụng thuốc đúng liều và đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả lâu dài, giúp hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

– Trị mụn ở má bằng công nghệ hiện đại

Một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kết hợp với các phương pháp trị mụn bằng công nghệ hiện đại để nhanh chóng tiêu diệt sạch mụn và khắc phục những di chứng trên da.

Hiện nay, có nhiều công nghệ cao đang được các bệnh viện da liễu áp dụng để trị mụn ở má như:

  • Oxy Jet
  • Trị mụn bằng laser
  • Công nghệ ánh sáng xanh Blue Light
  • Công nghệ màng sinh học…

Việc trị mụn ở má bằng công nghệ cao tuy có hiệu quả tốt nhưng chi phí tương đối cao. Bạn nên lựa chọn các địa chỉ uy tín, có bác sĩ và kỹ thuật viên lành nghề để điều trị nhằm giảm thiểu những rủi ro phát sinh.

Lưu ý khi trị mụn ở má

  • Không sờ tay lên mụn hoặc dùng tay đè nặn khi nhân mụn chưa chín khiến vùng da ở má bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và để lại sẹo cùng vết thâm mất thẩm mỹ
  • Chăm sóc vùng da bị mụn đúng cách. Rửa mặt sạch sẽ 2 – 3 lần/ngày bằng nước sạch hay các loại sữa rửa mặt phù hợp với da. Tránh dùng xà bông hay sữa rửa mặt tạo bọt hoặc chứa chất tẩy rửa mạnh khiến da bị kích ứng và nổi mụn nhiều hơn.
  • Hạn chế thức khuya, cố gắng đi ngủ sớm và ngủ đủ 7,5 – 8 tiếng mỗi ngày
  • Tránh stress, không để thần kinh bị căng thẳng quá mức gây rối loạn nội tiết tố và khiến mụn ở má bùng phát nghiêm trọng hơn.
  • Che chắn da cẩn thận khi ra ngoài nắng vì tia cực tím có thể gây tổn thương các sợi liên kết dưới da và làm tăng hắc sắc tố melamin. Điều này có thể gây nguy cơ bị sẹo và vết thâm ở má rất cao.
  • Thường xuyên giặt giũ khăn mặt, vỏ gối, ga trải giường hay chăn màn để vi khuẩn không có cơ hội phát triển gây mụn trên mặt. Đồng thời giữ vệ sinh, dọn dẹp không gian nơi ở định kỳ để môi trường sống luôn trong lành.
  • Kiêng ăn gia vị cay nóng, các món ngọt, đồ béo, thức ăn nhanh hoặc thực phẩm đóng hộp sử dụng chất bảo quản. Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất có lợi cho da như vitamin A, B, C, E và kẽm, omega 3 từ nguồn thực phẩm có lợi như rau xanh, các loại hạt, trái cây có múi, sữa chua…
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời, tập thể dục thể thao để giảm stress, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, giúp da có sức đề kháng tốt hơn khi bị các tác nhân gây mụn ở má tấn công.