Bị bệnh gout có nên ăn thịt bò? Ăn bao nhiêu/ngày?

Gout xảy ra khá phổ biến ở nam giới sau khi đã bước qua độ tuổi trung niên. Đây là tình trạng acid uric lắng đọng tại khớp kích thích phản ứng viêm và gây ra các cơn đau nhức dữ dội. Để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn thì người bệnh cần phải tuân thủ theo một chế độ ăn kiêng rất nghiêm khắc. Vậy người bị gout có nên ăn thịt bò không, ăn bao nhiêu/ngày là đủ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Người bị gout có nên bổ sung thịt bò vào thực đơn ăn uống hàng ngày không?
Người bị gout có nên bổ sung thịt bò vào thực đơn ăn uống hàng ngày không?

Những thông tin cần biết về bệnh gout

Gout là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp, đây là hệ quả của chế độ ăn uống thiếu cân bằng dinh dưỡng và bổ sung quá nhiều đạm cho cơ thể. Gout là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở những người ngoài độ tuổi 40, bệnh gây viêm sưng tại khớp và hình thành nên những cơn đau nhức với mức độ nghiêm trọng. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao, tích tụ tại khớp dưới dạng muối urat và kích thích phản ứng viêm là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.

Ban đầu, bệnh sẽ gây ra phản ứng viêm sưng gây đau nhức tại khớp ngón cái, sau đó nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng đến các khớp xung quanh. Nếu người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra hiện tượng cứng khớp, biến dạng khớp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Thống kê y học hiện nay cho thấy, số ca mắc bệnh gout ở nước ta trong vòng 20 năm qua đang có tốc độ gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa khi xuất hiện nhiều ca bệnh rơi vào độ tuổi từ 20 – 40.

Gout là bệnh lý hình thành do ảnh hưởng của chế độ ăn uống và bệnh cũng có thể cải thiện thông qua chế độ ăn uống. Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học phù hợp với tình trạng của bản thân sẽ có tác dụng tăng cường đào thải acid uric qua thận, giúp đẩy lùi cơn đau gout mãn tính và ngăn ngừa con đau gout cấp tính tái phát.

Gout gây ra các cơn đau nhức tại khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày
Gout gây ra các cơn đau nhức tại khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày

Bị gout có nên ăn thịt bò hay không?

Thịt bò là thực phẩm được sử dụng khá phổ biến trong bữa cơm gia đình người Việt và được rất nhiều người ưa thích do độ thơm ngon và bổ dưỡng. Khoa học đã chỉ ra, thịt bò chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe như đạm, sắt, kẽm, vitamin B6, vitamin B12, vitamin E,… Tuy nhiên, đây là thực phẩm được chuyên gia khuyến cáo người bị bệnh gout nên hạn chế sử dụng. Do trong thịt bò chứa lượng nhân purin rất lớn, nếu sử dụng nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn (trung bình trong 100 gram thịt bò sẽ chứa đến 1194 – 1260mg nhân purin).

Purin là chất có tham gia vào quá trình hình thành nên acid uric, nếu bạn tăng cường sử dụng sẽ khiến lượng acid uric trong máu tăng cao vượt mức cho phép. Nếu chúng không được thận đào thải hết sẽ dần lắng đọng tại khớp và gây ra bệnh gout. Bên cạnh đó, lượng đạm tìm thấy thực phẩm này cũng khá cao, nếu người bệnh sử dụng thì trong quá trình chuyển hóa đạm sang năng lượng sẽ sản sinh ra một số chất xúc tác kích thích hình thành nhân purin và khiến các cơn đau gout cấp tính bùng phát.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thịt đỏ là một trong những tác nhân gây ra các cơn đau gout cấp tính. Tuy nhiên, người bệnh không cần phải kiêng hoàn toàn thực phẩm này, thay vào đó hãy điều chỉnh liều lượng sử dụng ít lại sao cho phù hợp. Cách này vừa đảm bảo được dưỡng chất bổ sung cho cơ thể, đồng thời không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cũng như không khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Bị gout vẫn có thể ăn thịt bò nhưng phải điều chỉnh liều lượng ở mức cho phép để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
Bị gout vẫn có thể ăn thịt bò nhưng phải điều chỉnh liều lượng ở mức cho phép để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh

+ Bị gout nên ăn thịt bò bao nhiêu/ngày là đủ?

Thịt đỏ mặc dù có hàm lượng purin cao nhưng chúng cũng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết đối với sức khỏe. Việc kiêng hoàn toàn thịt bò trong thực đơn ăn uống của người bệnh là điều không được khuyến khích, điều này sẽ khiến cơ thể thiếu đi một số khoáng chất thiết yếu từ thịt bò.

Để đảm bảo an toàn thì bạn nên ăn thịt bò không vượt quá 100 gram/ngày và chỉ sử dụng từ 1 – 2 bữa/tuần, còn những bữa khác bạn có thể thay thế bằng thịt trắng để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Nếu bữa ăn này đã có thịt đỏ thì bạn nên tăng cường sử dụng thêm rau xanh và trái cây tươi để kích thích đào thải nhân purin qua thận, đồng thời không sử dụng thêm bất cứ loại thực phẩm giàu đạm nào khác.

Lưu ý trong chế độ ăn uống dành cho người bị gout

Chế độ ăn uống hàng ngày có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các cơn gout cấp tính tái phát. Việc hình thành cho bản thân thói quen ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh sẽ có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu bằng cách kích thích đào thải qua thận. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn uống của người bị gout cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

Nên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn ăn uống của người bị gout giúp kích thích đào thải acid uric trong máu
Nên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn ăn uống của người bị gout giúp kích thích đào thải acid uric trong máu
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều acid uric như hải sản, thịt gia cầm, các loại đậu, nấm, của cải trắng, súp lơ,… Để đảm bảo dưỡng chất bạn chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần/tuần
  • Không nên sử dụng quá 100gram thực phẩm chứa nhiều nhân purin trong ngày. Một số loại thực phẩm giàu nhân purin cần hạn chế là gan động vật, cá trích, thịt đỏ, nấm, rau xà lách, măng tây,…
  • Nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm chứa ít nhân purin trong thực đơn ăn uống như trứng, sữa, phomat, các loại hạt, ngũ cốc, rau quả tươi,…
  • Hãy sử dụng nhiều loại rau xanh và hoa quả tươi không có vị chua vì nhóm thực phẩm này không làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Chú ý đa dạng thực phẩm sử dụng hàng ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu.
  • Uống từ 2 -2,5 lít nước trên ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện chức năng thận. Cách này sẽ giúp tăng cường đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
  • Tuyệt đối nói không với rượu bia và đồ uống chứa chất kích thích (như nước chè, cà phê,…) Đây là nhóm thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm suy giảm chức năng thận và ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric.
  • Chú ý duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, thực hiện giảm cân khoa học nếu đang trong tình trạng thừa cân bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường tập luyện thể dục.

Với những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bị bệnh gout có nên ăn thịt bò không và ăn bao nhiêu?”. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.