Trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón và cách khắc phục

Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa tạm thời hoặc là một trong những triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý khác. Không chỉ xảy ra ở người trưởng thành, triệu chứng này còn xuất hiện phổ biến ở trẻ em dưới 1 tuổi. Trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón thường có cảm giác sợ táo bón do đi tiêu khó khăn, đau rát ở hậu môn, thậm chí gây chảy máu. Nếu không được khắc phục, táo bón lâu ngày có thể gây chậm sự phát triển thể chất và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ 6 tháng - 1 tuổi bị táo bón và cách khắc phục
Thông tin cơ bản về triệu chứng, nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón và cách khắc phục

Táo bón là gì?

Đối với những trẻ bình thường, có hệ tiêu hóa tốt, thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể sẽ trải qua quá trình chuyển hóa và tiêu hóa ở dạ dày. Sau đó lượng thức ăn này đi dọc theo ruột, nước và các chất dinh dưỡng được hấp thu, phần còn lại là chất thải sẽ chuyển thành phân.

Để phân mềm và dễ dàng được đưa ra khỏi cơ thể, cơ thể phải hội tụ đủ hai điều kiện. Đó là: Các cơ của trực tràng và ruột già co giãn khỏe mạnh giúp đẩy phân chạy dọc theo ruột già để ra khỏi cơ thể, lượng nước năm lại trong phân cũng như phần chất thải là vừa đủ.

Nếu một trong hai cơ chế nêu trên bị rối loạn như nhu động ruột kém hoặc quá ít nước thì bệnh táo bón sẽ xuất hiện. Táo bón được xác định là tình trạng đi ngoài không thường xuyên và phân cứng.

Khi nào có thể nói trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón?

Cơ thể của mỗi người vận hành dựa trên một quy luật riêng. Đối với những trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ luôn học hỏi những thứ xung quanh để thích nghi với môi trường sống. Bên cạnh đó mỗi trẻ sẽ tự quyết định cho bản thân khoảng thời gian thích hợp để cơ thể đào thải số lượng chất cặn bã ra ngoài. Khi phân không rắn, mềm, khi đi ngoài không tạo cảm giác đau đớn hay chảy máu hậu môn thì không phải là táo bón.

Thông thường trẻ em dưới 1 tuổi đi ngoài vài lần mỗi ngày, phân có dấu hiệu sền sệt, mềm, đặc biệt là ở những trẻ đang bú mẹ. Đối với những trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa công thức thì tần suất đi đại tiện sẽ ít hơn, phân sẫm màu hơn và cứng hơn. Đối với những trẻ bắt đầu ăn dặm, phân sẽ có khuôn và tần suất đi đại tiện sẽ ít hơn.

Bên cạnh đó có nhiều chất nhuận tràng tồn tại bên trong sữa mẹ. Vì thế nếu mẹ ăn uống hợp lý, ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước thì trẻ nhỏ sẽ ít bị táo bón hơn. Ngược lại trẻ thường bị táo bón hơn khi dùng sữa công thức.

Việc đánh giá và kiểm tra tình trạng táo bón ở trẻ em nói chung và táo bón ở trẻ 6 tháng – 1 tuổi nói riêng cần dựa vào tính chất phân, không hoàn toàn dựa trên tần suất đi ngoài. Táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên và đi ngoài phân cứng. Trẻ mắc chứng táo bón là trẻ có tần suất đi cầu ít hơn bình thường, gặp khó khăn trong việc đi cầu (đi ngoài đau, phân to, phân cứng, đôi khi đi ngoài có máu).

Trong trường hợp trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày, thời gian bị táo bón kéo dài trên 2 tuần thì tình trạng này được gọi là táo bón mạn tính. Nếu táo bón kéo dài dưới 2 tuần thì được gọi là táo bón cấp tính.

Dấu hiệu nhận biết trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón

Để kịp thời phát hiện và khắc phục chứng táo bón ở trẻ 6 tháng – 1 tuổi, phụ huynh có thể dựa vào những dấu hiệu cơ bản sau:

  • Phân cứng, vón cục: Phân của trẻ em dưới 1 tuổi bị táo bón thường nhỏ và có hình viên, phân khô, ve tròn có màu xám hoặc màu đen, phân không có độ ẩm. Ngoài ra nếu nhận thấy sau khi đi ngoài phân có dính máu thì khả năng cao hậu môn của trẻ đã bị tổn thương do triệu chứng của bệnh táo bón.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn hoặc lười ăn: Trẻ thường xuyên quấy khóc vô cớ, có những biểu hiện khó chịu, nhăn nhó và biếng ăn là triệu chứng giúp nhận biết trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón. Nguyên nhân là do lượng thức ăn được đưa vào cơ thể của trẻ không được chuyển hóa tốt, chất dinh dưỡng không được hấp thu, chất cặn bã không được đào thải khiến trẻ có cảm giác khó chịu, đầy bụng, cơ thể mệt mỏi. Điều này khiến trẻ ngủ không sâu giấc và thường xuyên quấy khóc vô cớ. Bên cạnh đó trẻ bỏ ăn hoặc biếng ăn do lượng thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa tốt.
  • Trẻ bị khó tiêu, đầy bụng: Đối với những trẻ bị táo bón, phụ huynh sẽ nhận thấy bụng của trẻ luôn luôn trong tình trạng phình to, khi sờ sẽ có cảm giác cứng. Dấu hiệu này chứng tỏ, trẻ nhỏ đang bị đầy bụng, khó tiêu.
Trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn hoặc lười ăn
Phân cứng, vón cục, trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn hoặc lười ăn… là những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón

Các triệu chứng khác:

  • Số lần đi cầu của trẻ bị táo bón ít hơn so với thói quen đi cầu trước đó (tần suất đi cầu dưới 3 lần/ tuần)
  •  Phân tròn nhỏ và cứng như phân dễ hay các viên bi
  • Bên ngoài phân có lẫn vệt máu. Đây chính là dấu hiệu nhận biết tình trạng rách hậu môn
  • Bé khóc khi rặn, khép chặt mông, uốn cong lưng, vặn vẹo, nhón gót, có tư thế bất thường hoặc bồn chồn
  • Trẻ nhỏ quấy khóc bất thường. Tuy nhiên trẻ sẽ thôi quấy khóc ngay khi đi cầu ra nhiều phân
  • Xuất hiện tình trạng són phân trong quần nhưng trẻ nhỏ không hay biết
  • Đau bụng vùng dạ dày, hết đau bụng hoặc giảm đau bụng sau khi đi tiêu
  • Kém ăn, ăn khá hơn sau khi đi tiêu được
  • Thay đổi hành vi và tâm lắm
  • Tình trạng táo bón nặng có thể làm phát sinh chứng tắc ruột hoặc són phân (tình trạng đi ngoài ở trẻ trong hoàn cảnh không thích hợp).

Vì sao trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón. Tuy nhiên một vài nguyên nhân được liệt kê dưới đây có thể khiến tình trạng táo bón xảy ra phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Cụ thể:

  • Đối với trẻ 6 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ sử dụng sữa công thức và không uống sữa mẹ sẽ thường xuyên mắc chứng táo bón. Nguyên nhân là do thành phần đạm trong những loại sữa công thức khó hấp thu và khó tiêu hóa hơn so với đạm trong sữa mẹ. Bên cạnh đó hệ tiêu hóa của trẻ ở độ tuổi này cũng chưa thực sự hoàn thiện. Ngoài ra trong một số loại sữa công thức, thành phần đạm có thể xuất hiện với lượng lớn và vượt ngưỡng hấp thu của ruột. Khi đó việc dung nạp sữa nhiều đạm sẽ khiến trẻ thường xuyên bị táo bón do ruột phải hoạt động mạnh và tăng hấp thu nước để đảm bảo quá trình hòa tan lượng đạm dư thừa này.
  • Các cơ thuộc thành ruột và thành bụng cũng là một trong những yếu tố có khả năng tác động đến nguy cơ gây táo bón. Những trẻ sinh thiếu tháng và những trẻ bị còi xương rất dễ bị táo bón.
  • Trẻ 9 tháng tuổi bị táo bón và trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón thường do dung nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn, thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, thức ăn cứng, ít chất khoáng và nhiều chất béo hoặc những loại thức ăn không chứa vitamin B1 hoặc không đủ hàm lượng cần thiết.
  • Nhu động ruột chậm gây ra bệnh táo bón ở trẻ.
  • Trẻ bị táo bón do thay đổi môi trường đi vệ sinh.
  • Ruột già của trẻ quá lớn do trẻ mắc bệnh phì đại tràng bẩm sinh. Bệnh lý này khiến trẻ không đi tiêu phân su trong khoảng thời gian từ 0 đến 48 giờ đầu sau sinh. Sau đó trẻ nhỏ có dấu hiệu táo bón kéo dài kèm theo tình trạng rối loạn nhu động ruột, chướng bụng và hẹp hậu môn. Táo bón có thể thường xuyên tái phát cho đến khi trẻ trưởng thành.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Tình trạng táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi có thể phát sinh từ các bệnh lý như bệnh thần kinh – cơ, bệnh nội tiết – chuyển hóa, những bất thường về thần kinh…
Những trẻ sử dụng sữa công thức thường xuyên mắc chứng táo bón
Những trẻ sử dụng sữa công thức, không bú sữa mẹ sẽ có nguy cơ cao mắc chứng táo bón

Trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón được điều trị như thế nào?

Thông thường để khắc phục tình trạng táo bón cho trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi, phụ huynh cần lưu ý áp dụng những phương pháp điều trị sau:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Tương tự như người lớn, việc điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ góp phần nâng cao khả năng cao khả năng khắc phục tình trạng táo bón của trẻ, giúp phân mềm và dễ di chuyển ra ngoài.

Hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp giúp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ 6 tháng đến 1 tuổi:

  • Đối với những trẻ còn bú mẹ bị táo bón, mẹ cần kiểm tra và xem xét chế độ ăn uống của bản thân, nên uống nhiều nước, thường xuyên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ.
  • Phụ huynh cần cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Đối với những trẻ được nuôi bằng sữa công thức, phụ huynh lưu ý khi pha sữa cần pha đúng tỉ lệ. Việc pha sữa ít nước hơn so với hướng dẫn có thể khiến trẻ dễ mắc phải tình trạng táo bón. Trong khi đó việc pha sữa với quá nhiều nước có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Không nên cho trẻ ăn những bữa lớn, hãy tập cho trẻ ăn các bữa nhỏ, tốt nhất bạn nên chia 3 bữa lớn thành 5 đến 6 bữa nhỏ và ăn trong ngày. Điều này có nghĩa phụ huynh nên chia đôi từng bữa sữa, đồng thời tăng số lần uống sữa của trẻ lên gấp đôi. Tác dụng: Tạo điều kiện thuận lợi cho ruột tiêu hóa sữa tốt hơn.
  • Hãy thường xuyên quan sát và theo dõi trẻ. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện muốn đi ngoài như rặn, nhăn mặt… phụ huynh cần nhanh chóng sử dụng những biện pháp hỗ trợ để giúp quá trình đi đại tiện của trẻ diễn ra dễ dàng và suôn sẻ hơn.
  • Thêm vào bình sữa của bé một lượng vừa đủ nước táo hoặc nước mặn pha loãng để trẻ nhỏ đi tiêu dễ dàng hơn. Cụ thể thêm 10 – 20ml nước mận vào bình sữa đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, hòa tan nước mận với sữa theo tỉ lệ 1:6, cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần. Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi, phụ huynh có thể sử dụng nước táo với liều dùng tương tự để thay thế nước mận.
  • Đối với những trẻ bắt đầu ăn dặm, ba mẹ cần thay thế bột ngũ cốc gạo bằng bột ngũ cốc lúa mạch. Bên cạnh đó phụ huynh nên tăng cường cho trẻ bổ sung vitamin và chất xơ có trong các loại trái cây và các loại rau xanh đã nghiền nát như khoai lang, mận, mơ, đào, lê, bông cải, đậu phộng, cải bó xôi để khắc phục tình trạng táo bón cho trẻ và phòng ngừa tái phát.

2. Massage trị táo bón cho trẻ

Massage cũng là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả. Để các triệu chứng của bệnh táo bón mau chóng thuyên giảm, phụ huynh cần giúp trẻ thực hiện những động tác cơ bản sau:

  • Phụ huynh cần sử dụng những đầu ngón tay nhẹ nhàng massage, thoa bụng cho trẻ đang bị táo bón theo chiều kim đồng hồ, sau đó sử dụng một đầu ngón tay ấn nhẹ phía bên phải. Nếu nhận thấy bụng cứng thì đây là biểu hiện cho tình trạng táo bón, nhận thấy bụng mềm là tốt. Duy trì hoạt động xoa và massage bụng cho bé trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút để giúp quá trình tiêu hóa của bé diễn ra tốt hơn, thúc đẩy nhu động ruột và giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh táo bón.
  • Dùng tay nhẹ nhàng nắm vào mắt cá hai chân của bé, sau đó giúp hai chân của bé di chuyển theo động tác đạp xe. Duy trì thực hiện trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút. Việc thường xuyên thực hiện động tác này sẽ kích thích và làm tăng áp lực cơ bụng lên ruột. Từ đó giúp bé dễ dàng hơn trong việc đi ngoài.
  • Bế bé trong tư thế ngồi xổm (đặt chân bé gập vào bụng, đặt mông bé lên cánh tay) và đi lanh quanh trong nhà. Việc thực hiện tư thế này sẽ kích thích và làm tăng áp lực lên trực tràng. Điều này giúp quá trình đi ngoài của trẻ diễn ra dễ dàng hơn.
  • Tiến hành massage, xoa bụng cho trẻ bị táo bón trong bồn tắm để cải thiện tình trạng táo bón. Cách này được thực hiện như sau: Chuẩn bị chậu nước tắm và ngâm bé vào trong sao cho lượng nước đã chuẩn bị ngập ngang ngực của trẻ. Sử dụng các ngón tay nhẹ nhàng massage và thoa bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ. Nếu nhận thấy trẻ nhỏ có biểu hiện muốn rặn, bạn cần tiến hành nâng cao hai chân của bé và ép chân của bé về phía bụng. Đợi một lát, sau đó chuẩn bị thu dọn phân của trẻ. Việc thực hiện nhiều lần sẽ giúp trẻ khắc phục được tình trạng táo bón và xây dựng thói quen đi ngoài đúng giờ.
  • Trong thời gian thay tả cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý nhẹ nhàng dùng khăn lau tròn xung quanh khu vực hậu môn. Hoạt động này sẽ giúp kích thích việc đi ngoài của trẻ diễn ra đúng thời điểm.
Massage trị táo bón cho trẻ
Biện pháp Massage, xoa bụng trị táo bón cho trẻ em dưới 1 tuổi

Trong trường hợp đã duy trì áp dụng những biện pháp chăm sóc và khắc phục trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón nêu trên nhưng tình trạng của trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện, thì nguyên nhân gây táo bón có thể là do cơ thể của trẻ không thể dung nạp được hàm lượng đạm trong sữa bò.

Đối với trường hợp này, phụ huynh nên cân nhắc cho con nhỏ sử dụng sữa đạm thủy phân một phần, có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra ở những trẻ đi ngoài khó khăn, có phân cứng, bị nứt hậu môn, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và kê thuốc làm mềm phân thích hợp. Việc sử dụng thuốc này sẽ giúp trẻ dễ đi cầu. Đồng thời tạo thói quen đi vệ sinh cho trẻ vào một thời điểm cố định trong ngày.

Trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón – Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đối với những trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón, biện pháp xử lý tốt nhất là sớm đưa trẻ để cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để được kiểm tra về tiêu hóa. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa bỏ sót những bệnh lý khác, xử lý tình trạng táo bón đúng cách, nâng cao hiệu quả chữa bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.

Ngoài ra phụ huynh cũng cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu được liệt kê dưới đây:

  • Chướng bụng, nôn ói
  • Trẻ bị đau bụng dữ dội
  • Chậm lớn
  • Tiêu chảy có máu
  • Hậu môn bất thường
  • Chậm phát triển thần kinh
  • Có dấu hiệu liên quan đến táo bón bệnh lý.

Biện pháp phòng ngừa táo bón cho trẻ 6 tháng – 1 tuổi

Để phòng ngừa tình trạng táo bón cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ huynh cần lưu ý và áp dụng những điều sau đây:

  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh mỗi ngày và vào một khung giờ cố định.
  • Đối với trẻ sau tuổi ăn dặm, ba mẹ nên cho trẻ tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin trong các loại trái cây và các loại rau xanh để làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và giúp quá trình đi tiêu diễn ra dễ dàng hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ thay vì sử dụng sữa công thức. Trong trường hợp phải sử dụng sữa công thức, bạn cần pha sữa đúng tỉ lệ nước và sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Phụ huynh cần thường xuyên quan sát và theo dõi trẻ. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện muốn đi ngoài, ba mẹ cần nhanh chóng sử dụng những biện pháp hỗ trợ để giúp quá trình đi đại tiện của trẻ diễn ra dễ dàng và suôn sẻ hơn.
  • Theo dõi việc đi vệ sinh của trẻ mỗi ngày.
  • Tránh để trẻ ngồi quá lâu. Nên tích cực cho trẻ vận động và thực hiện các hoạt động thể chất ngoài trời.
Tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin trong các loại trái cây và các loại rau xanh
Nên cho trẻ nhỏ tăng cường bổ sung chất xơ cùng vitamin trong trái cây và các loại rau xanh để phòng ngừa táo bón

Tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên ở những trẻ có độ tuổi từ 6 tháng – 1 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế bạn cần theo dõi chặt chẽ việc đi vệ sinh của trẻ mỗi ngày, cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống sữa mẹ, uống nhiều nước và tập cho trẻ đi vệ sinh vào một khung giờ cố định trong ngày.

Tuy nhiên khi nhận thấy những dấu hiệu liên quan đến chứng táo bón xuất hiện, bạn nên giúp trẻ xử lý bệnh bằng các biện pháp ở nhà. Ngoài ra phụ huynh có thể đưa trẻ đến chuyên khoa Nhi để tiến hành kiểm tra tình trạng khi cần thiết. Tránh để táo bón kéo dài vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.