LANG BEN Dấu hiệu trẻ bị lang ben và cách khắc phục, chữa trị
4:56 - 14 December, 2020
Dấu hiệu trẻ bị lang ben và cách khắc phục, chữa trị
341 Thích | 26 Share
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lang ben rất cao do sức đề kháng của trẻ còn yếu kém, chưa có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Bệnh gây ra triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc và ảnh hưởng đến sự phát triển. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến các mẹ về dấu hiệu nhận biết bệnh lang ben ở trẻ và cách điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh lang ben ở trẻ nhỏ
Lang ben là bệnh lý ngoài da do vi nấm pityrosporum ovale gây ra. Loại nấm này thường sống trong bên trong lỗ chân lông, chúng sinh sôi nảy nở quá mức ở môi trường ẩm ướt và tạo ra những mảng da có màu sắc không đồng đều. Vi nấm pityrosporum ovale gây ra bệnh lang ben có thể gây ra bệnh ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là ở thanh thiếu niên.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, chưa có khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben ở trẻ nhỏ cha mẹ cần phải hết sức lưu ý:
Do thời tiết:Sống trong môi trường nóng ẩm và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các vi nấm sinh sôi phát triển và gây ra bệnh. Trẻ em có sức đề kháng rất yếu do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, nếu các vi nấm này tấn công vào làn da của trẻ sẽ nhanh chóng phát triển lan rộng và gây ra bệnh.
Vệ sinh trẻ không đúng cách: Các thói quen xấu trong việc vệ sinh cơ thể trẻ của bố mẹ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben là ít tắm rửa cho trẻ, không lau khô người cho bé sau khi tắm và trước khi mặc quần áo, lười thay tã cho trẻ,…
Mặc quần áo quá chật hoặc quá nhiều: Điều này sẽ khiến cơ thể trẻ tăng tiết mồ hôi và bã nhờn, đặc biệt là khu vực cổ, lưng, nách, bẹn,… Nếu không tiến hành thấm hút hết mồ hôi sẽ khiến làn da trẻ luôn ở trạng thái ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm sinh sôi phát triển và gây bệnh.
Hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện:Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng đang trong giai đoạn phát triển, hệ miễn dịch đang dần hoàn thiện. Lúc này, cơ chế tự bảo vệ bản thân của cơ thể sẽ còn rất yếu kém, khó chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường.
Do yếu tố cơ địa: Những trẻ sơ sinh có làn da nhiều dầu nhờn và làn da nhạy cảm, nếu đi kèm theo yếu tố nội tiết tố thay đổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh lang ben là rất cao. Bên cạnh đó, việc cho trẻ phơi nắng quá nhiều cũng sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lang ben ở trẻ nhỏ
Bệnh lang ben phát triển ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng tương tự như đối với người lớn. Các vi nấm tấn công vào da bắt đầu sinh sôi phát triển mạnh mẽ và tạo nên những đốm trắng trên làn da trẻ. Triệu chứng của bệnh lang ben ở trẻ nhỏ rất dễ nhận biết, cha mẹ chỉ cần chú ý quan sát là có thể phát hiện ra bệnh. Thông thường, khi trẻ nhỏ bị bệnh lang ben sẽ có các triệu chứng sau đây:
Trên làn da của trẻ bắt đầu xuất hiện các đốm da có màu sắc không đồng đều với những vùng da xung quanh. Ở những trẻ có làn da sáng sẽ xuất hiện đốm da đậm màu, ngược lại những trẻ có làn da đậm màu sẽ xuất hiện các đốm da sáng màu.
Các đốm da bị bệnh thường đa dạng về kích thước cũng như hình dáng, điểm chung các các đốm này là có đường viền rất nổi bật ở xung quanh.
Ban đầu các đốm da khác màu này chỉ có kích thước nhỏ, nhưng nếu để càng lâu thì chúng sẽ càng lan rộng sang những vùng da xung quanh và tạo thành những vùng da đổi màu.
Ngay tại vùng da bị tổn thương có dấu hiệu tróc vảy và bong tróc mà không cần phải có tác động của ngoại lực. Ở một số trẻ sẽ có triệu chứng ngứa ngáy ngay tại vùng da có sắc tố thay đổi.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh thường phát triển ở những vùng đổ nhiều mồ hôi như cổ, lưng, ngực, nách, bẹn…. Rất ít khi thấy các đốm da khác màu này xuất hiện ở vùng cẳng chân và đùi.
Nếu để làn da của trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì tình trạng bệnh sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Một số trẻ bị lang ben sẽ có dấu hiệu bị sốt nhẹ do vi khuẩn và nấm xâm nhập qua da và gây bệnh.
Lang ben là bệnh lý da liễu thường gặp, rất khó điều trị dứt điểm nhưng cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tại vùng da bị tổn thương của trẻ sẽ có triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu, điều này sẽ khiến bé thường xuyên quấy khóc làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh đó, lang ben còn khiến sắc tố trên da bị mất đi, nếu không tiến hành điều trị dứt điểm thì chúng sẽ đi theo trẻ cho đến khi lớn lên và tạo ra tâm lý tự ti ở trẻ.
Bệnh lang ben ở trẻ nhỏ có lây không?
Bệnh lang ben ở trẻ nhỏ có lây không là điều mà rất nhiều cha mẹ thắc mắc. Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, lang ben là bệnh lý do vi nấm gây ra nên chúng có khả năng lây nhiễm là rất cao. Thống kê y học cho thấy, trong tất cả các bệnh lý về da liễu thì tỷ lệ người bị mắc bệnh lang ben cao đứng thứ 2 chỉ sau căn bệnh chàm aczema. Bệnh không chỉ lây nhiễm từ vùng da bị bệnh sang vùng da lành tính mà còn có khả năng lây từ người này sang người khác. Các con đường lây nhiễm bệnh lang ben thường gặp là:
Tiếp xúc trực tiếp với da của người bệnh
Sử dụng chung vật dụng cá nhân với trẻ bị bệnh như quần áo, khăn tắm,..
Ngủ chung giường và sử dụng chung gối, mền với người bệnh.
Đổ nhiều mồ hôi vào những ngày thời tiết nắng nóng hoặc vận động nặng là yếu tố thuận lợi cho bệnh lang ben lan rộng. Vì vậy, cha mẹ cần phải có các biện pháp bảo vệ để tránh nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh sang cho bé cũng như bị lây nhiễm bệnh từ bé.
Các phương pháp điều trị bệnh lang ben ở trẻ nhỏ
Lang ben là bệnh lý da liễu rất dễ phát triển lan rộng ở trẻ nhỏ do cơ địa của trẻ còn yếu kém, chưa có khả năng chống lại các tác nhân gây hại. Nếu thấy bệnh lang ben có dấu hiệu lan rộng nhanh chóng trên làn da trẻ mà không thể kiểm soát được hoặc tái phát nhiều lần ở mức độ ngày càng nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Điều trị lang ben cho trẻ bằng thuốc Tây y
Trẻ em là đối tượng có làn da rất nhạy cảm, việc sử dụng thuốc Tây chữa bệnh cần phải hết sức cẩn thận để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị đúng cách, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về bôi cho trẻ. Thuốc điều trị bệnh lang ben cho trẻ nhỏ được sử dụng chủ yếu là dùng dịch và thuốc bôi đặc trị nấm gây bệnh như:
Ciclopirox
Fluconazole
Terbinafine
Ketoconazol
…
Ở những trường hợp lang ben phát triển lan rộng, gây tổn thương nặng nề trên làn da thì bác sĩ sẽ xem xét và kê đơn cho trẻ bằng thuốc chống nấm dạng uống. Cụ thể là:
Ketoconazol
Griseofulvin
…
Thông thường, chỉ sau khoảng 1 tuần sử dụng thuốc thì các triệu chứng của bệnh lang ben trên da của trẻ sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, mẹ cần phải duy trì sử dụng thuốc cho bé trong khoảng 3 tuần để có thể tiêu diệt hoàn toàn các tác nhân gây bệnh, phòng tránh nguy cơ tái phát trở lại.
– Chú ý: Trước khi bôi thuốc điều trị lang ben mẹ cần phải thực hiện tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ làn da của trẻ. Điều này sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả mang lai và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Còn những trường hợp dùng thuốc uống cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng, thời gian sử dụng và cách dùng mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
Điều trị lang ben cho trẻ bằng mẹo dân gian
Ở những trường hợp trẻ nhỏ bị lang ben mức độ nhẹ, mẹ có thể tận dụng các mẹo được lưu truyền trong dân gian để cải thiện tình trạng bệnh của bé ngay tại nhà mà không cần phải dùng đến thuốc Tây y. Các mẹo chữa bệnh trong dân gian được cha ông ta áp dụng từ rất lâu đời, mang lại hiệu quả tốt nên được lưu truyền cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, việc sử dụng các dược liệu tự nhiên để điều trị bệnh còn có độ an toàn rất cao, không lo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
+ Chữa lang ben bằng rau răm
Lấy 1 nắm lá rau răm đem đi rửa sạch rồi cho vào nước muối pha loãng ngâm khoảng 15 phút để sát khuẩn, sau đó vớt ra rửa sạch lại với nước một lần nữa rồi để ráo.
Đem rau răm vào đi xay nhuyễn bằng máy sinh tố hoặc cho vào cối giã nát, đổ toàn bộ ra bát hòa cùng với một ít rượu trắng.
Cho toàn bộ hỗn hợp trên vào một tấm vải mùng sạch rồi vắt lấy nước cốt.
Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng làm sạch vùng da bị bệnh của trẻ, sau đó dùng khăn sạch thấm khô nước.
Dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp rượu rau răm, sau đó dùng để thoa lên vùng da cần điều trị của trẻ.
Để yên như vậy khoảng 5 phút rồi vệ sinh sạch sẽ da của trẻ bằng nước ấm rồi lau khô.
Áp dụng bài thuốc chữa bệnh này đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh trên da trẻ hoàn toàn biến mất.
+ Chữa lang ben bằng củ riềng
Lấy 1 củ riềng tươi đem đi rửa sạch đất cát bám bên ngoài rồi dùng dao gọt bỏ bớt phần vỏ xung quanh.
Dung dao thái riềng thành từng lát mỏng rồi cho vào cối giã nát, sau đó cho một ít nước cốt chanh vào trộn đều lên.
Cho toàn bộ hỗn hợp trên vào nồi đun cho nóng lên là được, dùng một tấm vải mềm chấm vào hỗn hợp trên rồi thoa lên vùng da cần điều trị.
Áp dụng cách này 2 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh dần thuyên giảm.
+ Chữa lang ben bằng ké đầu ngựa
Lấy 2 – 3 quả ké đầu ngựa đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo nước.
Dùng vật nặng đập dập dược liệu rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 300ml nước lọc trong khoảng 15 phút.
Sau đó chắt lấy nước và bỏ bã, cho trẻ uống nước này ngay khi còn ấm.
Áp dụng bài thuốc điều trị lang ben này cho trẻ liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh dần được kiểm soát.
Biện pháp phòng ngừa bệnh lang ben ở trẻ nhỏ
Lang ben là bệnh lý về da liễu rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Vì vậy, sau khi thực hiện điều trị mẹ cũng nên có các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ, ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần chuyển biến sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh lang ben cho trẻ tại nhà mẹ cần phải lưu ý:
Chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ thật sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa cho trẻ mỗi ngày. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, nên cho trẻ mặc những trang phục rộng rãi, thoáng mát và có độ thấm hút mồ hôi tốt như cotton.
Chú ý giữ cho cơ thể của trẻ luôn khô thoáng, tránh để da trẻ ẩm ướt do đổ mồ hôi nhiều. Mẹ có thể sử dụng phân rôm để bôi ngay tại những vùng da trẻ bị đổ mồ hôi nhiều như nách, bẹn,…
Lựa chọn sản phẩm vệ sinh da cho trẻ dịu nhẹ và không gây kích ứng đến làn da. Sau khi tắm cần phải lau khô nước trên người rồi mới mặc quần áo cho trẻ.
Phòng chơi và ngủ của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ và thoáng khí. Không nên để trẻ ngủ ở môi trường khép kín, thiếu ánh sáng và không khí, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Cho trẻ sử dụng các vật dụng cá nhân riêng biệt, không dùng chung và không giặt chung với quần áo của người lớn. Các sản phẩm làm sạch của trẻ phải dịu nhẹ và an toàn với làn da, sau khi giặt sạch cần phơi khô dưới trời nắng to để tiêu diệt hết các tác nhân gây hại còn bám trên.
Chọn và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm da cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ sao cho phù hợp với tình trạng bệnh, hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn chiên xào và thực phẩm giàu vitamin C.
Trên đây là các dấu hiệu về bệnh lang ben ở trẻ và cách khắc phục bạn có thể tham khảo. Hy vọng, với những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp điều trị lang ben cho trẻ ngay từ giai đoạn sớm, giúp nâng cao khả năng điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh cơ thể của bé thật sạch sẽ để phòng tránh bệnh.