Vì sao ngồi lâu bị đau bụng? Cách khắc phục

Ngồi lâu bị đau bụng có thể liên quan đến việc giảm lưu lượng máu đến vùng bụng và xương chậu hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý cần điều trị y tế. Tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến để có cách khắc phục phù hợp.

ngồi lâu bị đau bụng
Ngồi lâu bị đau bụng có thể là do thiếu lượng máu lưu thông hoặc liên quan đến một số bệnh lý trong cơ thể 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngồi lâu bị đau bụng

Khi ngồi trong một thời gian dài, lưu lượng máu đến vùng bụng dưới và xương chậu bị cắt đứt hoặc suy giảm. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng. Thông thường tình trạng này có thể được cải thiện khi người bệnh thay đổi tư thế ngồi hoặc vận động, điều này khôi phục lưu lượng máu đến các bộ phận và cải thiện các cơn đau.

Tuy nhiên đôi khi tình trạng  ngồi lâu bị đau bụng có thể là do rối loạn ruột hoặc một số điều kiện y tế khác. Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:

1. Thoát vị hoành

Thoát vị hoành là tình trạng xảy ra khi phần trên của dạ dày phình ra thông qua các cơ lớn ngăn cách bụng và ngực (cơ hoành). Cơ hoành là một lỗ nhỏ, dẫn ống thức ăn đi qua trước khi kết nối với dạ dày. Do đó, thoát vị hoành có thể khiến dạ dày bị đẩy lên cao và đi vào lồng ngực.

Trong hầu hết các trường hợp, thoát vị hoành không dẫn đến các triệu chứng và dấu hiệu cụ thể nào. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể bị đau bụng khi ngồi lâu hoặc khi thực hiện các động tác uốn cong cơ thể.

ngồi lâu bị đau bụng trên
Thoát vị hoành có thể gây đau khi ngồi hoặc khi uốn cong cơ thể

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác có thể bao gồm:

  • Ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản
  • Khó nuốt
  • Đau thắt ngực hoặc đau bụng
  • Cảm thấy hụt hơi khi thở
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen

Hầu hết các trường hợp thoát vị hoành tạm thời hoặc không có triệu chứng không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị thường bao gồm thuốc trung hòa axit, thuốc giảm sản xuất axit dạ dày, các loại thuốc chữa lành tổn thương thực quản. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

2. Đầy hơi

Đầy hơi là tình trạng tích tụ khí bên trong hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến khó chịu ở bụng hoặc đau bụng khi ngồi.

Khi ngồi lâu, áp lực có thể tích tụ bên trong ruột, dẫn đến nén khí ở dạ dày và hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau bụng, đặc biệt là khi ngồi lâu.

Đầy hơi là một tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân bao gồm thực phẩm và một số bệnh lý liên quan. Thông thường đầy hơi có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, tránh các loại thực phẩm có nguy cơ cao, ăn chậm hơn, hạn chế hút thuốc hoặc sử dụng thuốc cho các trường hợp cần thiết.

3. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là tình trạng hình thành các túi chứa đầy chất lỏng bên trong buồng trứng hoặc bên trên bề mặt buồng trứng. Mỗi phụ nữ có hai buồng trứng với kích thước là hình dạng như quả hạnh nhân, phân phối ở hai bên tử cung. Trứng sẽ phát triển, trưởng thành bên trong buồng trứng và rụng theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

ngồi lâu bị đau bụng dưới
Ngồi lâu bị đau bụng dưới có thể là dấu hiệu chèn ép các khối u nang buồng trứng

Thông thường u nang buồng trứng không dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp tình trạng ngồi lâu bị đau bụng. Nguyên nhân thường là do khối u nang phát triển lớn, khi ngồi có thể dẫn đến áp lực chèn ép lên các khối u nang và gây đau.

Bên cạnh đó, mức độ nghiêm trọng của cơn đau có thể phụ thuộc vào tình trạng u nang buồng trứng, bao gồm:

  • Vỡ u nang: Sau khi rụng trứng cơ thể sẽ giải phóng trứng, máu, chất nhầy để tạo thành kinh nguyệt và có thể dẫn đến vỡ u nang. Điều này dẫn đến cơn đau nhói, đặc biệt là khi ngồi lâu. Cơn đau thường kéo dài vài ngày sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.
  • Xoắn u nang buồng trứng: Tình trạng này dẫn đến một khối u lớn dính vào buồng trứng. Điều này gây hạn chế lưu lượng máu và gây đau đớn nghiêm trọng, đặc biệt là khi ngồi. Buồng trứng thường có thể tự thư giãn và điều này có thể lại dẫn đến một cơn đau nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp u nang buồng trứng có thể không cần điều trị và u nang sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu khối u nang lớn, người bệnh có thể cần điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm thuốc và phẫu thuật.

4. Viêm túi thừa

Túi thừa là những túi nhỏ, phình ra và hình thành ở lớp lót của hệ thống tiêu hóa. Thông thường túi thừa được hình thành phổ biến ở đại tràng (ruột già), đặc biệt là ở những người ngoài 40 tuổi. Túi thừa hiếm khi gây ra vấn đề hoặc bệnh lý. Tuy nhiên trong một số trường hợp, túi thừa các thể bị viêm. Tình trạng này được gọi là viêm túi thừa.

Viêm túi thừa có thể dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội khi ngồi lâu hoặc cúi người. Điều này thường là do các túi thừa bị chèn ép, phình to bên trong niêm mạc đại tràng. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm sốt, buồn nôn và thay đổi thói quen đại tiện.

Trong các trường hợp không nghiêm trọng, viêm túi thừa có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc kháng sinh. Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc viêm túi thừa tái phát, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

5. Viêm ruột thừa

Ruột thừa là một túi hình ngón tay nằm ngay phía dưới đại trạng ở bên phải của bụng. Viêm ruột thừa có thể dẫn đến các cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội ở phần bụng dưới. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, người bệnh thường bị đau bụng xung quanh rốn và trở nên nghiêm trọng hơn khi ngồi hoặc uốn cong cơ thể.

ngồi lâu bị đau bụng là bệnh gì
Viêm ruột thừa dẫn đến các cơn đau bụng quanh rốn, đặc biệt là khi ngồi hoặc uốn cong cơ thể

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác có thể bao gồm:

  • Cơn đau đột ngột bắt đầu từ bên của bụng dưới
  • Cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi ho, đi bộ, ngồi lâu hoặc thực hiện các động tác vận động khác
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Ăn mất ngon
  • Sốt nhẹ
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Khó tiêu

Viêm ruột thừa được xem là một tình trạng y tế nghiêm trọng và khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị vỡ ruột thừa, dẫn đến viêm phúc mạc và đe dọa đến tính mạng. Trong hầu hết các trường hợp, viêm ruột thừa được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Trong một số trường hợp người bệnh có thể cần sử dụng kháng sinh trong một thời gian để ngăn ngừa nhiễm khuẩn và tránh các rủi ro không mong muốn.

6. Sỏi thận

Sỏi thận còn được gọi là sỏi tiết niệu, là những cặn cứng được tạo thành từ các khoáng chất và muối bên trong thận. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm chế độ ăn uống không phù hợp, một số điều kiện y tế, chất bổ sung và một số loại thuốc.

Sỏi thận có thể gây tổn thương bất cứ phần nào bên trong hệ thống tiết niệu, từ thận đến bàng quang. Sỏi thận có thể dẫn đến các cơn đau đớn nghiêm trọng nhưng thường có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp lúc.

Thông thường sỏi thận không dẫn đến các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết cho đến khi sỏi di chuyển xung quanh thận và niệu quản. Nếu bị kẹt ở niệu quản, sỏi thận có thể chặn dòng nước tiểu, khiến thận bị sưng và niệu quản co thắt. Tình trạng này dẫn đến các cơn đau đớn dữ dội, đặc biệt là khi người bệnh ngồi yên trong một thời gian dài.

Một số dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau đớn dữ dội ở hông, lưng và bên dưới xương sườn
  • Đau lan tỏa đến vùng bụng dưới và háng
  • Cơn đau xuất hiện theo từng đợt và có cường độ khác nhau
  • Có cảm giác đau đớn và nóng rát khi đi tiểu

Các biện pháp điều trị sỏi thận phụ thuộc vào loại sỏi và nguyên nhân cơ bản. Cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:

  • Uống nhiều nước, khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày
  • Sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện các cơn đau khi viên sỏi nhỏ đi qua đường tiết niệu
  • Điều trị nội khoa để giúp các viên sỏi ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn và ít gây đau
  • Sử dụng sóng âm phá sỏi nếu viên sỏi thận lớn
  • Phẫu thuật để loại bỏ các viên sỏi rất lớn

7. Viêm phúc mạc

Phúc mạc là một màng mỏng như tơ dọc theo thành bụng bên trong và bao phủ các cơ quan bên trong bụng. Viêm phúc mạc thường là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm và được chia thành hai loại cụ thể như:

  • Viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát: Đôi khi viêm phục mạc có thể là biến chứng của bệnh gan, như xơ gan, hoặc bệnh thận.
  • Viêm phúc mạc thứ phát: Tình trạng này thường có do vỡ hoặc thủng thành bụng gây ra, thường là biến chứng của một số điều kiện y tế khác.
Đau bụng dưới và đau lưng
Viêm phúc mạc có thể dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội và nghiêm trọng

Phúc mạc hỗ trợ và bảo vệ các cơ quan bên trong bụng. Do đó, nếu các mô này bị tổn thương, người bệnh có thể gặp tình trạng ngồi lâu bị đau bụng hoặc đau bụng dữ dội khi cúi xuống. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Đầy hơi hoặc có cảm giác đầy bụng
  • Sốt
  • Buồn nôn và nôn
  • Ăn mất ngon
  • Đau bụng tiêu chảy
  • Có lượng nước tiểu thấp
  • Khát nước
  • Không có khả năng truyền khí hoặc thải phân
  • Mệt mỏi
  • Mất ý thức

Viêm phúc mạc được xem là một tình trạng y tế khẩn cấp và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý phù hợp. Do đó, đến bệnh viện ngay nếu người bệnh có dấu hiệu viêm phúc mạc.

Thông thường bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kháng sinh để chống nhiễm trùng lây lan. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp người bệnh cần phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng, đặc biệt là khi vỡ ruột thừa, dạ dày hoặc đại tràng. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung thuốc giảm đau, truyền chất lỏng, oxy hoặc truyền máu.

Biện pháp khắc phục, xử lý tình trạng ngồi lâu bị đau bụng

Các biện pháp xử lý tình trạng ngồi lâu bị đau bụng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

ngồi lâu bị đau bụng phải làm sao
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau

Ngoài ra, để hạn chế các nguy cơ người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau xanh, thực phẩm ngũ cốc và các loại đậu.
  • Không ăn thực phẩm chứa nhiều khí gas nếu người bệnh bị đầy hơi. Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, soda, đồ uống có gas và một số loại thực phẩm khác.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo như thực phẩm chiên, phô mai, xúc xích và các món tráng miệng ngọt.
  • Hạn chế tiêu thụ cà phê, caffeine để hạn chế các cơn buồn nôn và đau bụng.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước và ngăn ngừa sỏi thận.
  • Cải thiện tình trạng căng thẳng bằng cách áp dụng các kỹ thuật thư giãn như yoga, hít thở sâu hoặc thiền định.
  • Hạn chế hoặc không uống rượu.
  • Không hút thuốc bởi vì nicotine có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản, dạ dày và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ngồi lâu bị đau bụng. Một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.