Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là gì? Ưu, nhược điểm

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là phương pháp cắt bỏ vòng niêm mạc trĩ trên đường lược và khâu trĩ bằng máy PPH. Đây là phương pháp cắt trĩ phổ biến cho các trường hợp bệnh trĩ sa hoặc trĩ nội độ 3 – 4.

cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là phương pháp phổ biến, ít đau và rủi ro

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là gì?

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH hay còn được gọi là phương pháp cắt trĩ bằng kẹp ghim.

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị giống như kẹp ghim để định vị trí búi trĩ và cắt nguồn cung cấp máu cho các búi trĩ. Khi không được cung cấp máu và chất dinh dưỡng cần thiết, búi trĩ sẽ co lại và tự rời khỏi hậu môn. Bên cạnh việc cắt bỏ nguồn máu đến búi trĩ, phương pháp này cũng có thể kéo trực tràng bị sa vào lại vị trí ban đầu.

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh trĩ nội độ 3, độ 4 hoặc các trường hợp sa búi trĩ. PPH cũng được chỉ định khi các phương pháp điều trị y tế khác không mang lại hiệu quả điều trị.

Theo các bác sĩ, phương pháp PPH có hiệu quả cao và mang lại một số lợi ích như:

  • Ít đau sau khi phẫu thuật
  • Thời gian thực hiện nhanh, khoảng 30 – 45 phút
  • Thời gian nằm viện ngắn, người bệnh có thể ra về trong ngày thực hiện thủ thuật
  • Thời gian phục hồi nhanh, người bệnh có thể nhanh chóng quay trở lại công việc và các hoạt động bình thường

PPH không được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại. Mặc dù có thể loại bỏ búi trĩ hiệu quả nhưng phương pháp PPH có thể khiến bệnh trĩ ngoài tái phát nhanh chóng.

Đối tượng áp dụng cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH thường được chỉ định cho bệnh trĩ nội nghiêm trọng. Cụ thể các đối tượng thường được chỉ định phương pháp PPH thường bao gồm:

chi phí cắt trĩ bằng phương pháp pph
Phương pháp PPH thường được chỉ định cho trường hợp trĩ nội nghiêm trọng
  • Bệnh trĩ nội độ 3 hoặc 4 khi búi trĩ sa hẳn ra ngoài, sưng to gây đau đớn và không thể tự co lại vào bên trong.
  • Người bệnh có búi trĩ biến chứng, nguy cơ hoại tử, nghẹt búi trĩ cao.
  • Người bệnh trĩ vòng, có nhiều búi trĩ hỗn hợp liên kết lại với nhau và gần như xâm lấn toàn bộ hậu môn.

Các chỉ định phẫu thuật cắt trĩ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, các đối tượng sử dụng thuốc làm loãng máu, có bệnh máu khó đông hoặc bệnh tim mạch,… cần trao đổi với bác sĩ về các rủi ro trước khi thực hiện phương pháp.

Quy trình cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Phẫu thuật cắt trĩ thường không phổ biến. Hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống trong 2 tuần. Tuy nhiên, nếu cần phẫu thuật, bác sĩ sĩ hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết cũng như rủi ro sau khi thực hiện các phương pháp cắt trĩ.

1. Trước khi thực hiện phẫu thuật

Nếu cần cắt trĩ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các phương pháp, thuốc hoặc những điều cần chuẩn bị trước khi cắt trĩ. Cụ thể một số vấn đề cần chuẩn bị có thể bao gồm:

Nên cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất
Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để tránh cả rủi ro không mong muốn
  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng và các loại thuốc có thể gây dị ứng hoặc các phản ứng bất lợi khi thực hiện cắt trĩ. Khi thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH, người bệnh có thể cần gây mê hoặc gây tê cục bộ, do đó thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang dùng là điều cần thiết để tránh các tương tác thuốc.
  • Người bệnh cần ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc làm loãng máu. Thuốc chống viêm không kê đơn, thuốc giảm đau, các loại thảo dược và các hợp chất có chứa aspirin 8 ngày trước khi thực hiện thủ thuật.
  • Nếu bệnh tiểu đường, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về kế hoạch sử dụng thuốc và thời gian sử dụng thuốc phù hợp.
  • Không hút thuốc lá trước ngày phẫu thuật hoặc ngay trước thời điểm phẫu thuật. Thuốc lá có thể gây rối loạn quá trình phục hồi sau phẫu thuật và tăng nguy cơ biến chứng khi gây mê.
  • Nếu có thói quen uống rượu, người bệnh cần ngưng sử dụng rượu ít nhất 3 ngày trước khi thực hiện thủ thuật. Điều này có thể hỗ trợ quá trình phục hồi sau thủ thuật.
  • Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng một vài giờ trước khi phẫu thuật. Người bệnh có thể được đề nghị sử dụng thuốc tăng nhu động ruột và làm rỗng ruột.

2. Các bước tiến hành cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp PPH được thực hiện khi người bệnh được gây mê hoặc gây tê cục bộ. Do đó, trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật người bệnh sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu.

Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống
Phương pháp PPH được thực hiện khi người bệnh được gây mê hoặc gây tê cục bộ

Các bước thực hiện phương pháp PPH thường bao gồm:

  • Bác sĩ tiến hành gây mê tĩnh mạch, bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê.
  • Làm sạch hậu môn và sát trùng sau đó tiêm thuốc gây tê ở hậu môn.
  • Bác sĩ sử dụng một dụng cụ kẹp ghim trĩ đặc biệt, đưa vào hậu môn và trực tràng để xác định vị trí búi trĩ.
  • Các mô trĩ dư thừa sẽ được rút vào kẹp ghim, kẹp ghim sẽ được bắn ra kẹp vào các búi trĩ và lợi bỏ búi trĩ. Lớp lót hậu môn sẽ được tự động bổ sung lại bằng ghim titan.
  • Khâu nối niêm mạc hậu môn trực tràng để tạo hình ống hậu môn.
  • Thủ tục cắt trĩ bằng phương pháp PPH thường mất 30 – 45 phút để thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp thường ít đau và người bệnh có thể ra về ngay trong ngày thực hiện thủ thuật.

Sau phẫu thuật, một số người có thể bị chảy máu, khó chịu nhẹ. Các triệu chứng này thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện ngay sau đó. Tuy nhiên, đến bệnh viện nếu các triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

3. Lưu ý sau khi phẫu thuật

Sau khi thực hiện thủ thuật cắt trĩ bằng phương pháp PPH, người bệnh có thể ra về trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ về các rủi ro cũng như lo lắng để được hướng dẫn cụ thể. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ở lại bệnh viện để theo dõi các rủi ro và biến chứng.

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn uống để tăng cường nhu động ruột, hạn chế đau đớn và ngăn ngừa tình trạng hẹp hậu môn. Điều này tương đối quan trọng, vì một số hoạt động gây áp lực lên hậu môn có thể tăng nguy cơ biến chứng hoặc khiến bệnh trĩ tái phát nhanh chóng.

Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau và chống viêm, do đó nếu thấy đau sau phẫu thuật, người bệnh có thể sử dụng thuốc.

Điều quan trọng sau khi thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH là ngăn ngừa táo bón. Do đó, người bệnh nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ, trái cây và rau quả để ngăn ngừa các rủi ro.

Ngoài ra, nếu không thể đi đại tiện sau khi phẫu thuật, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể.

Cắt trĩ bao lâu thì hết đau
Uống nhiều nước để làm mềm phân sau thủ thuật cắt trĩ

Ngoài ra, sau thủ thuật cắt trĩ bằng phương pháp PPH, khoảng 5 – 8% người bệnh có thể tái phát bệnh trĩ trong tương lai. Bên cạnh đó, các biến chứng có thể bao gồm:

  • Đau
  • Chảy máu
  • Có nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp hoặc rò rỉ phân
  • Thu hẹp hậu môn
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng, mặc dù hiếm khi xuất hiện
  • Ở nữ giới, phương pháp này có thể gây hình thành lỗ rò hậu môn giữ trực tràng và âm đạo

Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các phương pháp chăm sóc sau phẫu thuật phù hợp.

Ưu và nhược điểm khi cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, khoảng 30 – 45 phút
  • Là phương pháp hạn chế nguy cơ chảy máu và ít đau đớn, khó chịu
  • Ít xâm lấn, không gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh và hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến cơ vòng và chức năng ở hậu môn – trực tràng
  • Người bệnh thường có thể ra về ngay trong ngày hoặc nằm viện theo dõi trong 1 ngày
  • Thời gian phục hồi nhanh

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện cao
  • Không phù hợp với người bệnh trĩ ngoại
  • Có nguy cơ tái phát, mặc dù tỷ lệ tái phát thường không cao

Lưu ý sau khi cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Sau thủ thuật cắt trĩ bằng phương pháp PPH, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình phục hồi, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ
  • Tránh mất nước bằng cách uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày
  • Sử dụng chất làm mềm phân để người bệnh không cảm thấy khó chịu hoặc đau khi đi đại tiện
  • Tránh các hoạt động liên quan đến nâng hoặc kéo vật nặng
  • Ngâm hậu môn trong bồn nước ấm có thể cải thiện các cơn đau và khó chịu sau phẫu thuật

Mặc dù thời gian hồi phục có thể không giống nhau, nhưng hầu hết người bệnh có thể quay lại làm việc và thực hiện các hoạt động bình thường sau 10 – 14 ngày. Biến chứng thường rất hiếm, tuy nhiên hãy thông báo cho bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Chảy máu nhiều
  • Không thể đi đại tiện
  • Sốt

Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp PPH thường an toàn, hiệu quả và ít rủi ro. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để được hướng dẫn, tư vấn cụ thể.