Các thuốc trị bệnh tổ đỉa hiệu quả nhất (2020)

Thuốc điều trị bệnh tổ đỉa được sử dụng ở cả giai đoạn mới phát và giai đoạn tiến triển. Tuy nhiên để lựa chọn được loại thuốc phù hợp, cần xem xét giai đoạn phát triển của bệnh, mức độ tổn thương và một số triệu chứng đi kèm.

thuốc trị bệnh tổ đỉa
Tìm hiểu các loại thuốc trị bệnh tổ đỉa được sử dụng phổ biến

Tổ đỉa là thể lâm sàng đặc biệt của bệnh chàm – eczema, điển hình với tổn thương là các mụn nước dày và cứng mọc khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân. Tương tự như các thể chàm khác, bệnh lý này chỉ gây thương tổn ngoài da kèm sưng nóng, đau rát và ngứa ngáy dai dẳng.

Tổn thương da do tổ đỉa có xu hướng tự tiêu sau 2 – 4 tuần, sau đó da khô lại, tróc vảy, dày sừng và khô ráp. Tuy nhiên bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần, gây trở ngại trong đời sống sinh hoạt và lao động.

Một số loại thuốc bôi điều trị bệnh tổ đỉa

Tương tự các thể lâm sàng khác của bệnh chàm, điều trị bệnh tổ đỉa chủ yếu là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Mục đích của việc dùng thuốc là giảm tổn thương da và cải thiện một số triệu chứng cơ năng như ngứa, sưng nóng và đau rát.

Thuốc bôi được sử dụng cả trong giai đoạn mới phát và tiến triển của bệnh tổ đỉa. Ngoài tác dụng cải thiện triệu chứng, thuốc bôi còn giúp phục hồi mô da và chống bội nhiễm.

Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa, bao gồm:

1. Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng

Trong giai đoạn tổ đỉa mới phát, nên ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng từ 1 – 2 lần/ ngày. Thuốc tím (KMnO4) có tác dụng khử trùng, sát khuẩn và giảm rỉ dịch. Ngoài ra, loại thuốc này còn có hiệu quả ức chế các loại vi nấm thường gây nhiễm trùng da.

Trong trường hợp tổn thương da tụ mủ và rỉ dịch nhiều, nên thoa thuốc trực tiếp lên da từ 1 – 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, cần tránh băng kín vùng da tổn thương khi sử dụng loại thuốc này.

2. Chấm thuốc BSI 1 – 3%

Thuốc BSI 1 – 3% được sử dụng khi da chỉ xuất hiện các mụn nước đơn thuần. Loại thuốc này chứa I-ốt có khả năng khử trùng vết thương, Acid salicylic có tác dụng giảm dày sừng, bong tróc, hỗ trợ ức chế vi nấm, vi khuẩn và Acid benzoic có khả năng sát trùng và giảm đau tại chỗ. Bên cạnh tác dụng điều trị bệnh tổ đỉa, thuốc BSI còn được sử dụng để chữa các bệnh da liễu do nấm như lang ben, nấm móng, hắc lào,…

thuốc trị bệnh tổ đỉa tốt nhất
Thuốc BSI có tác dụng sát trùng, khử khuẩn, giảm đau và ức chế một số loại vi nấm thường gặp

Vùng da tay và da chân có hoạt động bài tiết mồ hồi mạnh và dễ có nguy cơ nhiễm nấm. Do đó sử dụng thuốc BSI còn giúp phòng ngừa hiện tượng bội nhiễm do nấm. Tuy nhiên, thuốc không được sử dụng khi da lở loét mạnh và có dấu hiệu nhiễm trùng.

3. Dung dịch Milian

Dung dịch Milian chứa thành phần chính là tím Gentian và xanh Methylen. Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp da tay, da chân nổi nhiều mụn mủ, da trợt loét và rỉ dịch. Thuốc được sử dụng tại vùng da tổn thương 2 – 3 lần/ ngày trong khoảng 3 – 5 ngày.

Ngoài ra, loại thuốc này còn được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, chốc lở, nhiễm trùng da do virus Herpes simplex.

4. Thuốc bôi chứa corticoid

Khi mụn nước giảm, tổn thương da bắt đầu khô và phục hồi, có thể sử dụng thuốc bôi chứa corticoid dạng kem hoặc mỡ. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh, giảm ngứa và cải thiện thương tổn do tổ đỉa gây ra.

Thuốc bôi corticoid đem lại cải thiện lâm sàng rõ rệt đối với các bệnh da liễu mãn tính nói chung và tổ đỉa nói riêng. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây mỏng da, giãn mao mạch, rậm lông, viêm nang lông,… nên chỉ được sử dụng tối đa 14 – 20 ngày. Hiện nay, các loại thuốc chứa corticoid thường phối hợp với hoạt chất bạt sừng acid salicylic, hoạt chất kháng nấm hoặc kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm.

thuốc bôi trị bệnh tổ đỉa
Thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng chống viêm và kháng dị ứng mạnh

Một số loại thuốc bôi có chứa corticoid, bao gồm:

  • Kem bôi Dermovate
  • Thuốc mỡ Flucinar
  • Thuốc bôi Tempovate

Lưu ý: Không sử dụng thuốc mỡ chứa corticoid khi da phù nề, nổi nhiều mụn nước và rỉ dịch. Thuốc có thể gây bí da khiến tổn thương da ẩm ướt, chậm lành và có nguy cơ viêm nhiễm cao.

5. Thuốc kháng nấm/ kháng sinh tại chỗ

Thuốc kháng sinh, kháng nấm tại chỗ thường được dùng để điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng. Khác với các thể lâm sàng khác, tổ đỉa khởi phát khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân nên có nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn cao. Vì vậy bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc bôi phối hợp giữa hoạt chất kháng khuẩn và kháng nấm.

Các loại thuốc kháng nấm, kháng khuẩn được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa, bao gồm:

  • Thuốc mỡ Bactroban
  • Thuốc bôi Decocort cream
  • Tyrosur gel
  • Thuốc mỡ Mupirocin

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị bệnh tổ đỉa khác như thuốc bạt sừng Acid salicylic, hồ nước, dung dịch bạc nitrat, thuốc ức chế calcineurin,…

Lưu ý: Các mụn nước do bệnh tổ đỉa thường rất khó vỡ, gây vướng víu khi đi lại, sinh hoạt và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình. Trong trường hợp mụn nước có kích thước lớn, nên tìm gặp bác sĩ để được chích rạch và dẫn lưu dịch.

Bị bệnh tổ đỉa nên uống thuốc gì?

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc uống để giảm ngứa ngáy, kháng viêm, ức chế vi khuẩn và vi nấm. So với thuốc bôi, thuốc uống có hoạt tính mạnh và dễ phát sinh tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết.

1. Thuốc kháng histamine H1

Thuốc kháng histamine H1 được sử dụng trong điều trị các bệnh lý da liễu nhằm giảm ngứa ngáy và cải thiện tổn thương da. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế thành phần trung gian histamine ở thụ thể H1, từ đó ngăn cản quá trình phóng thích histamine vào da và niêm mạc.

Thuốc kháng histamine H1 có độ an toàn tương đối cao nhưng có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng tập trung và khô miệng. Vì vậy trong thời gian sử dụng thuốc, nên tránh lái tàu xe, đưa ra quyết định quan trọng và thực hiện các hoạt động đòi hỏi độ tập trung cao.

bệnh tổ đỉa nên uống thuốc gì
Thuốc kháng histamine H1 được sử dụng nhằm giảm ngứa ngáy và hỗ trợ cải thiện tổn thương da

Một số loại thuốc kháng histamine H1 được sử dụng để giảm ngứa do tổ đỉa, bao gồm:

  • Clorpheniramin
  • Cetirizin
  • Loratadin

2. Corticoid đường uống

Corticoid đường uống có thể được sử dụng trong điều trị ngắn hạn (khoảng 5 – 10 ngày). Tuy nhiên do có rủi ro cao nên thuốc chỉ được sử dụng khi tổn thương da bùng phát mạnh, gây phù nề nghiêm trọng và không có đáp ứng với các loại thuốc điều trị tại chỗ.

Sử dụng corticoid đường uống có thể gây suy giảm miễn dịch, suy tuyến thượng thận, loãng xương, tăng đường huyết, loét dạ dày tá tràng, thoái hóa cơ, mỏng da,… Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3. Thuốc kháng sinh toàn thân

Trong trường hợp có bội nhiễm, kháng sinh thường được chỉ định trong 7 – 10 ngày. Hiện nay, nhóm kháng sinh được sử dụng trong điều trị tổ đỉa bội nhiễm chủ yếu là penicillin (Ticarcilin hoặc Carbenicilin).

Tuy nhiên nếu có tiền sử dị ứng với penicillin, nên thông báo với bác sĩ để được thay thế bằng nhóm cephalosporin (Cefixim, Ceftriaxon và Cefuroxim). Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh nhóm quinolone – đặc biệt là cho trẻ dưới 12 tuổi.

bệnh tổ đỉa nên dùng thuốc gì
Kháng sinh đường uống được sử dụng trong trường hợp tổ đỉa bội nhiễm

Khi dùng kháng sinh, nên sử dụng đều đặn và dùng đủ số ngày được chỉ định. Ngưng thuốc sớm hơn hướng dẫn của bác sĩ có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc và tăng nguy cơ tái nhiễm.

4. Thuốc kháng nấm

Đối với các trường hợp tổ đỉa khởi phát do nấm hoặc bội nhiễm nấm, có thể dùng thuốc kháng nấm đường uống. Thuốc kháng nấm được sử dụng phổ biến nhất là Griseofulvin. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế khả năng nhân đôi ADN của vi nấm.

Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc kháng nấm đường uống đều gây hại lên gan, thận và ảnh hưởng đến quá trình tạo máu. Vì vậy bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được cân nhắc về việc sử dụng thuốc. Khi dùng kháng nấm đường uống, nên tránh sử dụng rượu, thuốc tránh thai đường uống và thuốc chống đông nhóm warfarin.

Đối với những trường bội nhiễm gây sốt cao, đau nhức hoặc tổ đỉa tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định kèm theo một số loại thuốc uống khác như thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc chống viêm non-steroid, viên uống bổ sung,…

5. An Bì Thang – Bài thuốc điều trị tổ đỉa bằng Đông y hiệu quả nhất hiện nay

Điều trị tổ đỉa bằng các bài thuốc Đông y không chỉ giúp giảm triệu chứng cơ năng (ngứa, nóng rát), tổn thương thực thể, mà còn có thể tác động tới căn nguyên gây bệnh (do độc tà, phong, thấp và nhiệt uất kết). Chính vì vậy, điều trị bằng Đông y đi từ căn nguyên sẽ kiểm soát bệnh tiến triển và ngăn ngừa tái phát.

An Bì Thang bao gồm 3 chế phẩm: Thuốc uống, thuốc bôi và ngâm rửa. Cụ thể:

Khác với các bài thuốc Đông y phổ biến trên thị trường, bài thuốc An Bì Thang đã được bào chế thành 3 chế phẩm tiện lợi, không cần sắc thuốc phức tạp như cách truyền thống
Khác với các bài thuốc Đông y phổ biến trên thị trường, bài thuốc An Bì Thang đã được bào chế thành 3 chế phẩm tiện lợi, không cần sắc thuốc phức tạp như cách truyền thống

Liệu trình sử dụng thuốc An Bì Thang để điều trị tổ đỉa thường kéo dài  2 – 3 tháng. Nếu may mắn “hợp thuốc”, người bệnh có thể thấy sự thay đổi rõ rất sau vài tuần sử dụng. Tuy vậy, vẫn nên tiếp tục sử dụng cho tới khi hết liệu trình khuyến nghị.

Khi dùng thuốc, hãy lắng nghe có thể để biết được bản thân có thể “hợp thuốc” đến mức nào. Thông thường, các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa, mụn nước… trên da thường thuyên giảm nhanh chóng sau một thời gian ngắn sử dụng thuốc. Bạn có thể nhận thấy những sự thay đổi theo 3 giai đoạn:

  • GIAI ĐOẠN 1: Gan và thận được tăng cường chức năng thải độc. Nhờ vậy, các chất độc tích tụ trong cơ thể bước đầu được đào thải ra bên ngoài. Tình trạng mụn nước và ngứa giảm dần.
  • GIAI ĐOẠN 2:Ngứa và mụn nước dần biến mất. Các cơ quan thải độc trong cơ thể được phục hồi và tiếp tục thực hiện tốt chức năng thải độc.
  • GIAI ĐOẠN 3:Ngay cả khi tình trạng mụn nước tiêu biến, bạn vẫn nên tiếp tục dùng hết liệu trình thuốc nhằm giúp tái sinh tế bào da, lấy lại làn da khỏe mạnh, mịn màng. Cơ thể nhờ đó cũng được điều dưỡng, tăng sức đề kháng đồng thời ngăn ngừa tái phát tổ đỉa trong tương lai.

Bài thuốc An Bì Thang được giới chuyên gia đánh giá là sản phẩm điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay. Đồng thời, hiệu quả của bài thuốc này đã được chứng minh qua thực tiễn sử dụng.

Kết quả khảo sát bài thuốc An Bì Thang
Kết quả khảo sát bài thuốc An Bì Thang

Một trong những ưu điểm hàng đầu của bài thuốc An Bì Thang là an toàn, 100% tự nhiên và ít gây ra tác dụng phụ. Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam nói “không” với nguyên liệu bẩn, trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bởi vậy, bệnh nhân mọi lứa tuổi, từ trẻ tới già, kể cả phụ nữ cho con bú, hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bài thuốc An Bì Thang. Hơn nữa, bài thuốc được gia giảm linh hoạt để phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể, không sợ quá liều hoặc gây ra tác dụng không mong muốn.

Hiệu quả của bài thuốc An Bì Thang đã được nhiều người bệnh kiểm chứng thông qua thực tế điều trị, trong đó có nghệ sĩ hài Thu Huyền – người được mệnh danh là “diễn viên đanh đá nhất màn ảnh miền Bắc”.

>>> Chia sẻ của NGHỆ SĨ THU HUYỀN về hiệu quả của bài thuốc An Bì Thang:

Bài thuốc An Bì Thang hiện được nghiên cứu và phân phối độc quyền bởi Trung tâm Da liễu Đông Y Việt Nam, người bệnh có nhu cầu thăm khám và sử dụng, vui lòng liên hệ:

6. Thuốc Thanh bì dưỡng can thang – Bôi, uống, ngâm rửa

Với các trường hợp tổ đỉa mãn tính, tái phát nhiều lần và áp dụng các loại thuốc bôi tân dược không hiệu quả nên chọn các thuốc toàn diện kết hợp “trong uống, ngoài bôi” lành tính. Nguyên lý của Đông y tập trung chữa bệnh từ sâu căn nguyên, vừa giúp bệnh nhân thoát khỏi tổ đỉa vừa phòng tránh khả năng tái phát của bệnh. 

Hiện nay, bài thuốc trị viêm da tổ đỉa tốt nhất hiện nay phải kể đến Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc có ưu điểm nổi trội hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường là sản phẩm có 3 chế phẩm BÔI, UỐNG, NGÂM RỬA được Đài truyền hình Việt Nam giới thiệu.

XEM CHI TIẾT PHẦN GIỚI THIỆU THANH BÌ DƯỠNG CAN THANG TRÊN VTV2

Thành phần của bài thuốc là sự kết hợp với tỷ lệ vàng của hơn 30 dược liệu quý. Tất cả đều được gia giảm lại liều lượng từng thành phần sao cho thật cân đối, phù hợp với thể trạng người hiện đại. Điểm đặc biệt ở bài thuốc ở chỗ đây là bài thuốc duy nhất tác động chữa bệnh với 3 chế phẩm là thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi. Tất cả được kết hợp trong cùng 1 liệu trình điều trị để xử lý bệnh từ trong ra ngoài.

Thành phần, công dụng của Thanh bì dưỡng can thang
Thành phần, công dụng của Thanh bì dưỡng can thang

Cũng vì vậy mà bài thuốc được mệnh danh là mang lại tác động kép “3 trong 1”. Thảo dược sử dụng trong Thanh bì dưỡng can thang có nguồn gốc từ vườn dươc liệu sạch, đạt chuẩn GACP-WHO. Quy trình sản xuất khép kín được kiểm định nghiêm ngặt.

Được đưa vào điều trị thực tế từ năm 2016, bài thuốc đã điều trị cho hơn 3000 người bệnh trong đó không ít là bệnh nhân tổ đỉa. 95% người dùng khỏi bệnh sau 1 liệu trình. Đặc biệt Thanh bì dưỡng can thang sử dụng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú…

Bài thuốc được các chuyên gia trong ngành y học cổ truyền đánh giá rất cao như Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển y dược học cổ truyền dân tộc.

Đánh giá của bác sĩ Vân Anh về bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Đánh giá của bác sĩ Vân Anh về bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh tổ đỉa

Chàm tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính, tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Mặc dù chỉ gây biểu hiện lâm sàng ở da nhưng bệnh lý này có căn nguyên và cơ chế rất phức tạp. Nếu không chăm sóc và khắc phục đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần, tăng nguy cơ viêm nhiễm và lichen hóa.

Dùng thuốc là biện pháp điều trị chính đối với bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến tổn thương da lan rộng và làm phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng.

thuốc trị bệnh tổ đỉa tốt nhất
Tránh chà xát mạnh lên mụn nước và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích như hóa chất, xà phòng

Vì vậy khi dùng thuốc điều trị bệnh tổ đỉa, cần lưu ý một số điều sau:

  • Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc đường uống. Để được tư vấn về loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý, bạn nên tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Tuyệt đối không tự ý cân chỉnh liều, ngưng thuốc sớm hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc.
  • Trong trường hợp tổn thương da diễn biến theo chiều hướng xấu, nên thông báo với bác sĩ để được thay thế loại thuốc phù hợp.
  • Khi sử dụng thuốc bôi, nên vệ sinh da với dung dịch sát trùng trước khi thoa thuốc. Đồng thời tránh băng kín vùng da che phủ, trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Phải khai báo với bác sĩ tiền sử bệnh lý, dị ứng và lịch sử dùng thuốc trong thời gian gần đây để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Thông báo ngay với nhân viên y tế khi xuất hiện các tác dụng phụ có mức độ nghiêm trọng.
  • Tránh chà xát mạnh lên các mụn nước, đồng thời vệ sinh da đúng cách và hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như hóa chất, kim loại, côn trùng, tác động cơ học, xà phòng,…
  • Trong trường hợp tổn thương da tiến triển dai dẳng và đáp ứng kém với thuốc bôi, thuốc uống, có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng.
  • Để tác động tích cực đến tiến triển của bệnh tổ đỉa, nên xây dựng lối sống lành mạnh và kiểm soát căng thẳng thần kinh.

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với bệnh tổ đỉa. Vì vậy ngay khi tổn thương da khởi phát, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp. Dùng thuốc đúng cách và kịp thời có thể kiểm soát ngứa ngáy, giảm mụn nước và phòng ngừa bội nhiễm.