Người bị viêm loét dạ dày có nên ăn sữa chua?

Viêm loét dạ dày có nên ăn sữa chua không? Đây là câu hỏi được đặt ra ở rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Nhiều người cho rằng việc ăn sữa chua khi bị viêm loét dạ dày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh, khiến các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn. Nhưng sự thật có phải như vậy không, hãy theo dõi bai viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Ăn sữa chua khi bị viêm loét dạ dày sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh rất hiệu quả
Ăn sữa chua khi bị viêm loét dạ dày sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh rất hiệu quả

Những thông tin cần biết về bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hoá xảy ra khá phổ biến, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng chủ yếu là người già. Theo thống kê y tế cho thấy, người già chiếm đến hơn 60% tổng số ca bị viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày là tình trạng bề mặt lớp niêm mạc bên trong dạ dày tổn thương và dần mất đi chức năng tự bảo vệ, các lớp bên dưới thành dạ dày dần bị bào mòn và lộ ra ngoài. Lúc này dịch vị acid do dạ dày tiết ra để tiêu hoá thức ăn sẽ tấn công vào các vết thương này dẫn đến tình trạng viêm loét.

Nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày có thể kể đến như thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu, căng thẳng thần kinh quá độ, thói quen ăn uống thiếu khoa học, nhiễm khuẩn Hp, lạm dụng thuốc Tây y,… Bệnh khiến chức năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày bị suy giảm và gây ra các triệu chứng như đau vùng thường vị vào ban đêm hoặc sau khi ăn, khó chịu ở dạ dày, rối loạn tiêu hoá,…

Bệnh viêm loét dạ dày nếu không tiến hành điều trị hoặc can thiệp đúng cách, để bệnh diễn ra kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, việc xây dựng cho bản thân thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý là một trong những cách có tác dụng đẩy lùi nguy cơ bị viêm loét dạ dày và hỗ trợ làm lành tổn thương do bệnh gây ra rất hiệu quả. Vì vậy, người bệnh hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân, giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Viêm loét dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua từ lâu được biết đến là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Đây là một dạng chế phẩm của sữa tươi sau khi được lên lên men nhờ hoạt động của vi khuẩn thuộc họ lactobacteriacae. Hàm lượng đường đôi bên trong sữa sau khi trải qua quá trình lên men sẽ chuyển hóa thành axit lactic, hàm lượng acid này sẽ phản ứng hóa học với canxi cazeinat có sẵn bên trong sữa để tạo ra axit cazeinic và canxi lactat. Đây là hai loại hoạt chất có tác dụng rất tốt đối với cơ thể và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nhiều người thắc mắc khi bị viêm loét dạ dày có nên ăn sữa chua không? 

Trong sữa chua có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá của người bệnh
Trong sữa chua có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá của người bệnh

Thông thường, những người bị viêm loét dạ dày sẽ được bác sĩ khuyến cáo hạn chế sử dụng các món ăn có tính chua và có chứa acid như dưa muối, trái cây học cam quýt… Tuy nhiên, sữa chua lại là thực phẩm được khuyên dùng cho những người bị viêm loét dạ dày hoặc đang gặp cấc vấn đề khác ở cơ quan này. Chuyên gia cho biết, sữa chua có tác dụng rất tốt đối với những người bị viêm loét với dạ dày, người bệnh nên tăng cường bổ sung cho cơ thể với các công dụng sau đây:

  • Hàm lượng lợi khuẩn bên trong sữa chua có khả năng tạo nên enzym proteaza, đây là loại enzym có khả năng thuỷ phân protein thành các loại acid amin tự do giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất bên trong thức ăn một cách dễ dàng. Đồng thời, các lợi khuẩn này còn giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây men thối bên trong thành ruột.
  • Trong sữa chua có hàm lượng acid rất thấp, không đủ để gây tổn thương đến bề mặt của lớp niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, aicd lactic bên trong sữa chua có khả năng kìm hãm sự hoạt động và sự phát triển của vi khuẩn Hp gây hại tấn công vào dạ dày.
  • Ăn sữa chua thường xuyên sẽ có tác dụng bổ sung thêm các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, từ đó quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra dễ dàng hơn, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy. Các loại vi khuẩn lên men trong loại thực phẩm này còn có khả năng tiết ra các loại kháng sinh tự nhiên giúp kìm chế sự phát triển gây hại của vi khuẩn Hp bên trong dạ dày
  • Hàm lượng Probiotics còn có tác dụng tăng cường chức năng của hệ tiêu hoá, giúp chúng hoạt động tốt hơn. Từ đó quá trình hấp thu dưỡng chất trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn, giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại nguy cơ bệnh tật.
  • Thành phần protein trong sữa chua còn có khả năng tạo thành một lớp màng bọc bên trên lớp niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của acid dịch vị dạ dày. Ngoài ra, sữa chua còn chứa rất nhiều dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khoẻ như vitamin D, acid béo Omega-3, sắt, glucid, canxi, lipid,…

Đối với những người hay bị đau bụng do ăn sữa chua thì khi bị viêm loét dạ dày cũng nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do yếu tố cơ địa của người bệnh, cơ thể những người nay thường không dung nạp lactose nên khi sử dụng sữa chua sẽ gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Những đối tượng này khi bị viêm loét dạ dày nếu ăn sữa chua sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

Một số loại sữa chua tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Những người bị viêm loét dạ dày cần phải có chế độ ăn kiêng cử thích hợp thì quá trình điều trị bệnh mới mang lại hiệu quả tích cực. Việc lựa chọn sữa chua để sử dụng cũng vậy, không phải loại nào cũng có tác động tích cực đến quá trình điều trị viêm loét dạ dày. Vì vậy, khi chọn mua sữa chua cho người bị viêm loét dạ dày dùng, giúp cải thiện tình trạng bệnh thì bạn cần phải tuân thủ theo những yêu cầu sau đây:

Khi bị viêm loét dạ dày nên chọn và sử dụng sữa chua chưa qua tiệt trùng còn chứa lợi khuẩn sống
Khi bị viêm loét dạ dày nên chọn và sử dụng sữa chua chưa qua tiệt trùng còn chứa lợi khuẩn sống
  • Nên chọn và sử dụng những loại sữa chua chứa ít thành phần bổ sung nhất để sử dụng (thông tin này bạn có thể tham khảo ở danh sách thành phần của sản phẩm), sữa chua có hàm lượng vitamin D cao hơn bình thường và có chứa các lợi khuấn sống.
  • Hạn chế lựa chọn các sản phẩm sữa chua có chứa hàm lượng đường lớn để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, làm gia tăng nguy cơ bị bệnh béo phì, tiểu đường,… Tốt nhất bạn nên chọn những sản phẩm sữa chua có hàm lượng đường từ 12 – 15 gram.

Một số loại sản phẩm sữa chua tốt cho người bị viêm loét dạ dày bạn có thể tìm mua và sử dụng là sữa chua Stonyfield Organic, sữa chua nguyên chất của Fage và sữa chua All Natural của Dannon. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng sữa chua pha với tinh bột để uống mỗi ngày cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày rất tốt. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

– Nguyên liệu: 1 hủ sữa chua không đường, 2 thìa cà phê tinh chất bột nghệ.

– Cách thực hiện: Cho tình bột nghệ vào cốc, chế khoảng 250ml nước sôi vào hoà tan. Đợi cho nước nguội bớt thì cho sữa chua vào, dùng thìa khuấy đều rồi dùng để uống. Nên sử dụng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau bữa ăn chính để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nguyên tắc ăn sữa chua khi bị viêm loét dạ dày

Ăn sữa chua đúng cách mới tác động tốt đến quá trình điều trị viêm loét dạ dày. Vì vậy, khi ăn sữa chua bạn cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Không được ăn sữa chua khi bụng đói, nếu bạn có thói quen ăn sữa chua khi đói sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày.
  • Tốt nhất, bạn hãy ăn sữa chua sau khi kết thúc bữa ăn chính vài giờ, ngay lúc bụng đang no. Lượng lợi khuẩn trong sữa chua sẽ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.
  • Không nên ăn sữa chua quá nhiều, điều này sẽ không có tác dụng tốt đối với bệnh viêm loét dạ dày. Hãy duy trì thói quen ăn 2 hũ sữa chua mỗi ngày với liều lượng khoảng 200ml.
  • Tuyệt đối không hâm nóng sữa chua trước khi ăn, nhiệt độ nóng sẽ gây chết lợi khuẩn có bên trong thực phẩm và làm mất đi công dụng vốn có của sữa chua.
  • Bạn có thể sử dụng sữa chua kết hợp với một số loại thực phẩm có tác dụng tích cực đến dạ dày khác giúp nâng cao hiệu quả mang lại như bánh mỳ, bánh bao, dâu tây,…
  • Nếu người bệnh ăn kèm sữa chua với các loại thịt xông khói, xúc xích hoặc các sản phẩm đông lạnh có thể gây táo bón, vì vậy bạn cần phải chú ý khi phối hợp thực phẩm để sử dụng.
Sử dụng kết hợp sữa chua với một số thực phẩm khác giúp tối ưu hiệu quả của sữa chua
Sử dụng kết hợp sữa chua với một số thực phẩm khác giúp tối ưu hiệu quả của sữa chua

Bên cạnh việc tuân thủ theo các nguyên tắc ăn sữa chua đúng cách ở trên, người bệnh cũng nên hình thành cho bản thân thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ có tác động rất tốt đến quá trình điều trị bệnh như:

  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học, ăn đúng giờ và đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ, tuyệt đối không để bụng quá đói hoặc ăn quá no. Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ làm lành niêm mạc như khoai lang, bí đỏ, gừng,…
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến các vết viêm loét bên trong dạ dày như thực phẩm chua cay, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,… Tuyệt đối nói không với các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, nước chè đặc, cà phê đậm.
  • Không nên làm việc quá sức hoặc thức quá khuya, nên ngủ đúng giờ và đủ giấc để dạ dày có thời gian được nghĩ ngơi sau một ngày làm việc dài. Tốt nhất bạn hãy hình thành cho bản thân thói quen đi ngủ trước 23 giờ.
  • Luôn giữ tinh thần thật thoải mái, có các biện pháp giảm stress hiệu quả sau khi làm việc. Hạn chế rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, điều này sẽ rất có hại cho dạ dày và khiến tình trạng viêm loét trở nên tồi tệ hơn.
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của dạ dày. Cách này sẽ có tác dụng kiểm soát mức độ chuyển biến của bệnh, từ đó có các biện pháp can thiệp đúng cách khi bệnh viêm loét dạ dày chuyển biến xấu.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đúng đơn kê bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi thuốc điều trị. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại và khiến bệnh có nguy cơ tái phát trở lại do chưa được điều trị dứt điểm.

Ăn sữa chua khi bị viêm loét da dày sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị bệnh. Hàm lượng dưỡng chất bên trong sữa chua có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hoá, hỗ trợ làm lành tổn thương trên lớp niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa cơn đau xuất hiện do ảnh hưởng của quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra không tốt. Tuy nhiên, bạn cần phải ăn sữa chua đúng liều lượng và đúng cách mới có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.