Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không, bao lâu hết?

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Được biết, tổn thương do bệnh lý này có thể tự thuyên giảm sau 3 – 4 tuần nhưng có khả năng tái phát nhiều lần và chưa thể điều trị dứt điểm.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không
Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema. Bệnh lý này chỉ gây tổn thương khu trú ở bàn tay và bàn chân với triệu chứng cơ bản là da viêm đỏ, nổi nhiều mụn nước dày cứng, chìm sâu trong cấu trúc da, khó vỡ, kèm theo ngứa ngáy và nóng rát.

Tổ đỉa là một trong những thể bệnh có mức độ dữ dội và dai dẳng, đặc biệt là khi gãi hoặc chà xát. Mặc dù là bệnh lý phổ biến nhưng hiện nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ.

Chàm tổ đỉa thường bùng phát mạnh vào mùa xuân – hè và có thể tự khỏi sau vài tuần (khoảng 3 – 4 tuần). Sau thời gian này, các mụn nước có xu hướng tự tiêu để lại vảy màu vàng rơm trên da. Khi bong vảy hết để lại nền da căng bóng và có màu hồng. Mặc dù có thể tự thuyên giảm nhưng bệnh lý này có khả năng tái phát cao và chưa thể điều trị hay phòng ngừa hoàn toàn

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không
Chàm tổ đỉa có thể tự khỏi sau vài tuần nhưng tái phát nhiều lần và chưa thể điều trị hoàn toàn

Mặc dù có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng tổn thương da do bệnh tổ đỉa gây ngứa ngáy dữ dội, vướng víu, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lao động – học tập, sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ, ngoại hình và yếu tố tâm lý. Hơn nữa tổn thương da không được chăm sóc còn nguy cơ bội nhiễm, tụ mủ và đau nhức.

Vì vậy, các bác sĩ Da liễu luôn khuyến khích điều trị chàm tổ đỉa trong giai đoạn bùng phát mạnh để ngăn ngừa bội nhiễm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa tổ đỉa tái phát

Thực hiện các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa tổ đỉa có thể cải thiện tổn thương da, giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh và hạn chế tần suất tái phát.

Dưới đây là một số biện pháp giúp làm giảm mụn nước, cải thiện ngứa ngáy, viêm đỏ và giảm nguy cơ bệnh tổ đỉa tái phát, bao gồm:

1. Kiểm soát các yếu tố khởi phát bệnh

Tương tự các thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema, cơ chế khởi phát bệnh tổ đỉa có liên hệ mật thiết với cơ địa dị ứng dưới tác động của các yếu tố kích thích.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không
Xà phòng là một trong những yếu tố khởi phát và làm nghiêm trọng các triệu chứng của chàm tổ đỉa

Vì vậy để hạn chế bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và tái phát nhiều lần, bạn nên kiểm soát các yếu tố khởi phát bệnh như:

  • Tránh tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, xà phòng, thuốc trừ sâu, dầu khoáng, hóa chất,…
  • Nấm kẽ chân, kẽ tay là một trong những yếu tố kích thích chàm tổ đỉa bùng phát. Vì vậy bạn nên chủ động phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng da do nấm.
  • Không sử dụng nước uống có chứa niken và thức ăn có tiền sử dị ứng. Các chất kích thích trong nước và thực phẩm có thể thúc đẩy hệ miễn dịch sản sinh và giải phóng histamine vào da, gây nổi mụn nước, viêm đỏ, ngứa ngáy và nóng rát.
  • Các tác động cơ học như ma sát, đè nén, chấn thương, gãi cào,… cũng có thể kích thích triệu chứng của tổ đỉa khởi phát hoặc chuyển biến theo chiều hướng xấu.
  • Trong trường hợp tính chất công việc đòi hỏi tay, chân phải tiếp xúc nhiều với nước, xà phòng và hóa chất, nên cân nhắc thay đổi nghề nghiệp nếu có thể.

2. Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, bệnh tổ đỉa có thể tự thuyên giảm sau 3 – 4 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên không can thiệp chữa trị có thể khiến tổn thương da chậm lành, ngứa ngáy nhiều, rỉ dịch, tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây vướng víu khi sinh hoạt, làm việc.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không
Trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, nên sử dụng thuốc và can thiệp liệu pháp ánh sáng

Vì vậy trong giai đoạn bệnh khởi phát mạnh, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định mức độ bệnh lý và chỉ định loại thuốc phù hợp:

  • Dung dịch sát trùng: Các loại dung dịch sát trùng như bạc nitrat, hồ nước, tím Methyl,… được sử dụng khi mụn nước mới phát nhằm khử khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhóm thuốc này còn giúp tổn thương da khô thoáng và nhanh lành.
  • Thuốc bôi dạng kem/ mỡ: Khi mụn nước tiêu biến và ngưng rỉ dịch, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc bôi dạng mỡ hoặc kem như corticoid, acid salicylic, kháng sinh, kháng nấm tại chỗ để giảm viêm, bạt sừng, ức chế vi khuẩn và vi nấm.
  • Thuốc uống: Trong trường hợp tổn thương da gây ngứa ngáy nhiều, phù nề và nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống viêm corticoid đường uống, thuốc kháng histamine H1, thuốc kháng nấm và kháng sinh.

Ngoài sử dụng thuốc, có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng để làm giảm tổn thương thực thể và các triệu chứng cơ năng do tổ đỉa gây ra. Liệu pháp này phù hợp với các trường hợp có đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc, bệnh tái phát nhiều lần và diễn tiến dai dẳng.

Thuốc Tây y thường có điểm thuận lợi là tác động nhanh vào triệu chứng của bệnh, nhờ đó mà cải thiện bệnh nhanh. Tuy nhiên, thuốc chỉ mới tập trung giải quyết triệu chứng chưa khắc phục được căn nguyên gây bệnh nên sau khi hết liệu trình thuốc tổ đỉa có thể quay lại bất cứ lúc nào. Mặt khác, thuốc dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến da nếu lạm dụng.

3. Cải thiện sức khỏe tổng thể

Căn nguyên của bệnh chàm nói chung và tổ đỉa nói riêng đều có liên quan đến cơ địa dị ứng. Khi hệ miễn dịch và thể trạng suy giảm, các yếu tố kích thích dễ dàng xâm nhập, hoạt hóa tế bào miễn dịch và làm bùng phát các triệu chứng lâm sàng.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không
Ăn uống khoa học giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ kiểm soát và phòng ngừa tổ đỉa tái phát

Vì vậy để hạn chế tiến triểnvà tần suất bệnh tái phát, bạn nên cải thiện sức khỏe tổng thể với lối sống lành mạnh:

  • Nên ăn uống điều độ, đủ bữa và tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như rau xanh, trái cây, nước lọc, thực phẩm giàu protein, Omega 3, ngũ cốc,…
  • Hạn chế dùng cà phê, rượu bia, trà đặc, thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và chất bảo quản.
  • Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch. Vì vậy, nên ngủ trước 23 giờ và đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 7 giờ đồng hồ/ ngày.
  • Thực hiện các bộ môn có cường độ nhẹ như bơi lội, đi bộ, yoga,… Hoạt động thể chất đều đặn giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch và cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng.
  • Cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh lao động quá sức hoặc lo lắng quá nhiều. Thực tế, căng thẳng thần kinh có thể khiến thể trạng suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm và kích thích các bệnh da liễu mãn tính bùng phát.
  • Thay đổi một số thói quen xấu như hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?” và các biện pháp giúp kiểm soát, hạn chế bệnh tái phát. Đối với những trường hợp mụn nước tiến triển dai dẳng hoặc tái phát nhiều lần, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa chuyên sâu.

Tham khảo thêm: