Bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?

Tràn dịch khớp gối có thể được cải thiện bằng nhiều cách đơn giản và hiệu quả cao, chẳng hạn như chườm nóng hoặc nghỉ ngơi đầy đủ. Vậy bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không và nên xoa bóp như thế nào để cải thiện các triệu chứng? Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị phù hợp.

tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không
Tìm hiểu thông tin tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không để có kể hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?

Tràn dịch khớp gối xảy ra khi các chất lỏng dư thừa tích tụ ở trong hoặc xung quanh khớp gối.

Thông thường, một lượng nhỏ chất lỏng sẽ tồn tại trong các khớp, để hỗ trợ giảm ma sát và giúp người bệnh di chuyển thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đôi khi khớp có thể bị ảnh hưởng đến một số loại viêm khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp gối. Điều này có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối.

Tràn dịch khớp gối có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường của người bệnh. Hầu hết các trường hợp, để cải thiện tình trạng này người bệnh cần xác định nguyên nhân và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bên cạnh đó, về vấn đề bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không, các bác sĩ cho biết, các kỹ thuật xơ bóp đúng phương pháp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên, xoa bóp chỉ có tác dụng cấp tính và không thể điều trị nguyên nhân tràn dịch khớp gối. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Xoa bóp điều trị tràn dịch khớp gối tương đối phổ biến và thường được kết hợp với các phương pháp thể dục trị liệu, vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên để xoa bóp đúng cách và tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện biện pháp.

Xoa bóp điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào?

Phương pháp xoa bóp điều trị tràn dịch khớp gối có thể hỗ trợ thư giãn các cơ tứ đầu, cải thiện tình trạng tích tụ dịch ở đầu gối và cải thiện các triệu chứng liên quan.

Khi xoa bóp đầu gối người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tốt nhất là mặc quần đùi để có thể thao tác thuận lợi. Kỹ thuật xoa bóp được thực hiện an toàn trên da, có hoặc không có chất bôi trơn. Cụ thể, các thao tác xoa bóp như sau:

1. Khởi động

Trước khi xoa bóp điều trị tràn dịch khớp, người bệnh nên thực hiện các động tác khởi động, chẳng hạn như:

  • Hít thở sâu ba lần
  • Nhún và thả lỏng vai 3 lần
  • Nâng cánh tay cao bằng vai 3 lần
  • Nâng cánh tay hướng trên trần nhà 3 lần
  • Nâng đầu gối lên cao 3 lần và luân phiên giữa các chân

2. Kỹ thuật xoa bóp đầu gối

Xoa bóp đầu gối bằng gốc bàn tay, nơi tiếp giáp giữa lòng bàn tay và cổ tay. Không sử dụng lòng bàn tay hoặc cơ cánh tay khi xoa bóp. Điều này có thể bảo vệ cánh tay và cổ tay khỏi các áp lực không mong muốn và gây đau cổ tay hoặc đau vai gáy. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các ngón tay để tạo lực tác động nhẹ, hỗ trợ cải thiện các cơn đau do tràn dịch khớp gối.

Khi xoa bóp thực hiện chuyển động tiến và lùi bằng gốc bàn tay để tác động nhẹ nhàng lên khớp gối.

Ngoài ra, khi xoa bóp cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối, người bệnh cần giữa chân phẳng và ổn định trên sàn nhà.

3. Cách xoa bóp tràn dịch khớp gối

Các động tác xoa bóp được thực hiện mà không cần bôi trơn bằng cách ấn mạnh các ngón tay vào mô và nén một vùng nhỏ trong khi di chuyển mô qua lại bằng các động tác vuốt ngắn.

xoa bóp tràn dịch khớp gối
Xoa bóp bằng cách ấn các ngón tay vào mô và di chuyển mô qua lại bằng các động tác vuốt ngắn

Cụ thể, quy trình và các bước xoa bóp khớp gối như sau:

  • Xoa bóp phía trước đầu gối: Sử dụng cả hai tay tác động một lực nhẹ nhàng vào phía trước đầu gối kéo dài đến phía đùi. Thực hiện động tác 10 lần. Lặp lại các thao tác 3 lần kết hợp hít thở sâu:
  • Xoa bóp đùi trước: Người bệnh trong tư thế ngồi, chân mở rộng, hông đẩy về phía trước và bàn chân đặt chắc chắn trên sàn nhà. Đặt bàn tay phải lên đùi phải và tác động lực hướng xuống đầu gối. Dừng lại ở đầu gối và đưa tay về vị trí bắt đầu. Lặp lại quy trình 5 lần và tiếp tục xoa bóp chân trái.
  • Xoa bóp bên ngoài đùi: Người bệnh đặt góc bàn tay ở bên ngoài đùi, tác động lực theo hướng đầu gối, kết thúc ở đầu gối và quay trở lại vị trí bắt đầu. Thực hiện quá trình 5 lần. Lặp lại quy trình đối với chân còn lại.
  • Xoa bóp bên trong đùi: Người bệnh ngồi, đặt gốc bàn tay trái lên phía trên bên trong đùi phải, tác động lực bằng gốc bàn tay, kết thúc ở đầu gối và thả ra. Lặp lại quy trình 5 lần và lập lại ở chân còn lại.
  • Xoa bóp bằng lòng bàn tay: Người bệnh ngồi trên sàn nhà, đặt hai lòng bàn tay lên hai đầu gối và bắt đầu xoa bóp theo chiều kim đồng hồ. Lực tác động từ nhẹ đến trung bình, trong 3 – 5 phút, sau đó kết thúc quá trình xoa bóp.

Các loại xoa bóp điều trị tràn dịch khớp gối

Có nhiều kiểu xoa bóp khác nhau, nhằm mục đích thúc đẩy thư giãn, cải thiện cơn đau và giúp người bệnh di chuyển linh hoạt hơn. Một số kiểu xoa bóp rất tốt cho người bệnh tràn dịch khớp, chẳng hạn như:

1. Xoa bóp với đá nóng

Xoa bóp bằng đá nóng bao gồm việc sử dụng đá nóng, thường bao gồm đá bazan, một loại đá núi lửa có hàm lượng sắt cao, có thể giữ nhiệt tốt. Người bệnh có thể đặt viên đá vào nước nóng sau đó đặt lên vùng đầu gối bị sưng.

Xoa bóp với đá nóng cung cấp nhiệt cho các cơ trên cơ thể. Điều này có thể giúp điều trị chấn thương cơ, hỗ trợ thư giãn và tăng lưu lượng máu đến đầu gối. Phương pháp này cũng có thể giúp giảm cứng khớp và cải thiện các triệu chứng khó chịu liên quan.

Tuy nhiên, người bệnh tràn dịch khớp gối chỉ nên chườm nóng sau 75 giờ kể từ lúc tràn dịch khớp. Bên cạnh đó, nếu tình trạng sưng khớp trở nên nghiêm trọng hơn, hãy ngừng xoa bóp với đá nóng.

xoa bóp tràn dịch khớp gối như thế nào
Xoa bóp nên được thực hiện bởi người có chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn

2. Bấm huyệt

Bấm huyệt sử dụng các lượng áp lực khác nhau lên các huyệt vị cụ thể ở khớp gối với mục đích cải thiện các cơn đau. Bên cạnh đó bấm huyệt có thể giúp tăng cường thư giãn và và giúp khớp gối linh hoạt hơn.

Bấm huyệt chữa tràn dịch khớp gối nên được thực hiện bởi người có chuyên môn. Do đó, người bệnh nên đến cơ sở y tế Y học cổ truyền được được hướng dẫn và bấm huyệt an toàn.

Biện pháp cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối

Bên cạnh việc xoa bóp, người bệnh tràn dịch khớp có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

tràn dịch khớp gối phải làm sao
Chườm lạnh và chườm nóng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động gây áp lực lên đầu gối và giúp đầu gối có thời gian phục hồi. Người bệnh có thể thực hiện các động tác co duỗi nhẹ và duỗi thẳng đầu gối để hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên tránh các bài tập nặng hoặc các động tác có thể gây chấn thương đầu gối.
  • Băng cố định đầu gối: Sử dụng băng thun có thể co giãn để băng xung quanh đầu gối có thể ngăn ngừa hoặc giảm sưng.
  • Chườm lạnh: Chườm đá vào đầu gối, mỗi lần trong 15 – 20 phút có thể làm giảm sưng và giảm đau. Nhiệt độ lạnh có thể làm cho các mạch máu gần khớp co lại, điều này hỗ trợ giảm lưu lượng máu và hạn chế viêm. Không được chườm đá trực tiếp lên da, bởi vì điều này có thể gây bỏng lạnh. Vì vậy hãy cho đá vào túi nhựa hoặc khăn mỏng trước khi chườm lên đầu gối.
  • Chườm nóng: Sau 72 giờ kể từ lúc sưng đầu gối, người bệnh có thể chườm nóng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Chườm nóng trong 15 – 20 phút mỗi lần, một vài lần mỗi ngày. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên ngừng chườm nóng.
  • Nâng cao đầu gối: Nâng cao đầu gối cao hơn tim có thể hạn chế lưu lượng máu lưu thông và giúp thoát các chất lỏng dư thừa từ đầu gối. Điều này có thể giảm sưng và cải thiện cơn đau hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn: Không phải tất cả các trường hợp tràn dịch khớp gối đều cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid, bao gồm ibuprofen và naproxen để giảm đau và sưng.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp tràn dịch khớp gối không nghiêm trọng và có thể được cải thiện tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp đầu gối sưng đau nghiêm trọng, người bệnh có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Nếu tình trạng đầu gối không được cải thiện sau 1 tuần áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

  • Ngoài ra đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như:
  • Đầu gối bị sưng nghiêm trọng hoặc có bất thường rõ rệt, chẳng hạn như phù, thay đổi hình dạng
  • Đầu gối không thể duỗi thẳng hoàn toàn hoặc không thể uốn cong hoàn toàn
  • Đau đớn dữ dội và không được cải thiện với các loại thuốc giảm đau không kê đơn
  • Người bệnh không thể đứng hoặc đầu gối không thể chịu được trọng lượng của cơ thể
  • Da trên đầu gối trở nên đỏ, bầm hoặc nóng rát
  • Sốt từ 38 độ C trở lên
  • Sưng đầu gối kéo dài hơn đã xuất hiện trong 3 ngày hoặc 1 tuần và không đáp ứng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Bác sĩ có thể kiểm tra đầu gối của người bệnh thông qua khám sức khẻo thông thường và kiểm tra hình ảnh y tế, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.

Hầu hết các trường hợp tràn dịch khớp gối có thể được điều trị bằng cách phương pháp tại nhà, bao gồm nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể cần được điều trị y tế để cải thiện các triệu chứng. Trong trường hợp đau đầu gối nghiêm trọng hoặc tràn dịch khớp gối không đáp ứng các phương pháp điều trị tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn cụ thể.