VIÊM DA DỊ ỨNG Bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?
7:54 - 14 December, 2020
Bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?
277 Thích | 101 Share
Khi bị viêm da dị ứng, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học để mau chóng phục hồi được tổn thương trên da, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, việc tìm hiểu bị viêm da dị ứng nên ăn gì và kiêng gì có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh.
Bị viêm da dị ứng nên ăn gì?
Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng viêm đỏ, nổi mụn nước, ngứa ngáy trên da do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mẫn với các tác nhân gây dị ứng như thực phẩm, bụi bẩn, khí hậu hay hóa mỹ phẩm… Việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho tổn thương trên da nhanh chóng được tái tạo. Dưới đây là một số thực phẩm nên có trong thực đơn của người bệnh.
1. Trái cây họ cam/quýt
Trong cơ thể, vitamin C giữ nhiều chức năng quan trọng. Chất này tham gia vào quá trình phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời tổng hợp collagen đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo da.
Các loại trái cây họ thuộc họ cam/quýt với hàm lượng vitamin C dồi dào có thể giúp ức chế phản ứng dị ứng gây viêm da, đồng thời giảm hiện tượng phù nề, giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng được tái tạo.
Chính vì vậy, người bị viêm da tiếp xúc nên tăng cường sử dụng cam, quýt, bưởi hay chanh trong thực đơn để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
2. Cá hồi tốt cho người bị viêm da dị ứng
Cá hồi chứa một lượng lớn omega 3. Chất này đã được chứng minh về khả năng chống viêm tự nhiên. Nó giúp giảm hiện tượng viêm đỏ trên da, đồng thời bảo vệ các mô khỏe mạnh khỏi bị tổn thương.
Trong thời gian điều trị bệnh viêm da dị ứng, bạn nên ăn cá hồi từ 2 – 3 bữa mỗi tuần. Ngoài ra, có thể thay thế bằng các loại cá béo khác cũng chứa hàm lượng omega 3 không thua kém, chẳng hạn như cá thu, cá tuyết, cá cơm… Tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng với hải sản thì không nên sử dụng nhóm thức phẩm này.
3. Quả táo
Táo là loại trái cây có khả năng chống dị ứng tự nhiên. Thực phẩm này giàu quercetin – một chất có khả năng ổn định màng tế bào, qua đó làm giảm lượng histamin được giải phóng, ức chế phản ứng dị ứng dưới da. Ngoài ra, quercetin còn có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp giảm tổn thương cho các tế bào da khi bị gốc tự do cùng các tác nhân gây hại tấn công.
Cùng với đó, các thành phần vitamin A, C, E, chất xơ và một số khoáng chất có trong táo còn giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm da dị ứng bằng cách đào thải độc tố cho cơ thể và kích thích tái tạo các tế bào da mới để tổn thương trên da mau chóng bình phục.
Mỗi ngày, người bị viêm da dị ứng nên duy trì ăn 1 – 2 quả táo. Các trường hợp có cơ địa nhạy cảm, thường xuyên tái phát bệnh thì cũng nên sử dụng loại trái cây này nhiều hơn để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
4. Bị viêm da dị ứng nên ăn dứa
Quả dứa cũng là sự lựa chọn hữu ích cho thực đơn của người bị viêm da dị ứng. Loại trái cây này chứa một lượng lớn vitamin C cùng với hoạt chất bromelain. Chúng có tác dụng giảm viêm, ức chế quá trình dị ứng trong cơ thể bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin – mộ chất trung gian có trong phản ứng dị ứng gây viêm da.
Khi ăn dứa, người bệnh cũng được cung cấp một lượng lớn quercetin. Chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó có khả năng kháng histamin, đồng thời giảm viêm, bảo vệ tế bào da.
Để ngăn ngừa và nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng, bạn nên thường xuyên ăn dứa. Sử dụng trực tiếp hay ép nước uống đều được. Các trường hợp bị tiểu đường hoặc có vấn đề về dạ dày nên hạn chế ăn dứa.
5. Rau cải xanh
Rai cải xanh còn được gọi là cải cay hay cải canh. Thực phẩm này được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị viêm da dị ứng nhờ chứa nhiều vitamin C, E – những chất có tác dụng tích cực trong việc kháng histamin và chống oxy hóa, giảm hiện tượng viêm đỏ trên bề mặt da.
Loại rau này có thể được dùng để ăn sống hoặc nấu chín. Trong trường hợp ăn sống, cần đảm bảo rửa rau cho kỹ và ngâm trong nước muối pha loãng để loại bỏ sạch vi khuẩn và ký sinh trùng trước khi sử dụng.
6. Các loại quả mọng
Bao gồm dâu tây, nho đỏ, cherry hay nam việt quất. Chúng chứa hàm lượng chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa phong phú có khả năng chống dị ứng, giảm viêm và đẩy mạnh tốc độ phục hồi các tế bào da bị tổn thương.
Chính vì vậy mà người bị viêm da tiếp xúc cũng nên thường xuyên ăn các loại quả mọng. Tốt nhất là ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố, ép nước uống. Lựa chọn nguồn trái cây được trồng theo phương pháp hữu cơ và rửa sạch trước khi ăn để đảm bảo cơ thể không dung nạp thêm bất cứ chất độc hại nào.
7. Các thực phẩm giàu vitamin A
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A cũng chính là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc “bị viêm da dị ứng nên ăn gì”. Loại vitamin này là vật liệu không thể thiếu cho quá trình xây dựng và cấu tạo nên các tế bào da. Nó giúp da khỏe mạnh hơn và ít chịu tổn thương khi bị dị ứng.
Các thực phẩm dồi dào vitamin A nhất bao gồm cá chép, gan động vật, đu đủ, cà rốt… Riêng đối với gan động vật thì chỉ nên ăn 1 – 2 bữa trong tuần.
8. Rau lá xanh và các loại củ
Tiếp theo trong danh sách các thực phẩm người bị viêm da dị ứng nên ăn đó chính là rau xanh và các loại củ. Đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, sắt, canxi, chất chống oxy hóa và nhiều khoáng tố thiết yếu. Tất cả đều góp phần làm tăng sức đề kháng cho da, cải thiện khả năng miễn dịch và đẩy lùi tình trạng viêm đỏ cùng các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm da dị ứng gây ra.
Thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm này trong thực đơn còn giúp đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào da mới, giúp da nhanh phục hồi mà không để lại vết thâm hay sẹo xấu.
Theo đó thì người bị viêm da dị ứng nên ăn các loại rau củ sau:
Cải xoong
Rau bina
Cải ngọt
Khoai lang
Bí ngô
Rau cần tây…
9. Củ nghệ tốt cho người bị viêm da dị ứng
Củ nghệ là loại gia vị khá quen thuộc trong gian bếp nhưng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là các trường hợp đang bị viêm da dị ứng. Thực phẩm này cung cấp một lượng lớn hoạt chất curcumin có khả năng chống viêm, tăng cường chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch, ức chế dị ứng và làm nhanh lành tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo cho da hiệu quả.
Ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh, bạn vẫn nên sử dụng trong chế biến món ăn để ngăn ngừa tình trạng viêm da dị ứng tái phát trở lại. Loại củ này không chỉ được dùng theo đường miệng mà còn được sử dụng như một loại thuốc bôi đắp ngoài da, giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị từ bên ngoài.
10. Hạt hướng dương
Nghiên cứu cho thấy, hạt hướng dương có khả năng chống dị ứng tự nhiên. Loại hạt này cung cấp nguồn vitamin E phong phú có khả năng chống viêm, điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể do phản ứng dị ứng gây ra.
Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng cấp ẩm, xoa dịu kích ứng, giảm ngứa ngáy trên bề mặt da, giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi bị phá hủy khi phản ứng dị ứng xảy ra.
11. Sữa chua
Người bị viêm da dị ứng cũng nên ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Được hình thành từ quá trình lên men tự nhiên, sữa chua cung cấp nhiều probiotic có khả năng thải độc, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng, tạo điều kiện cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn khi có các tác nhân gây hại tấn công vào cơ thể.
Trong quá trình hồi phục, sữa chua còn được sử dụng để thoa ngoài da để sát khuẩn, làm sạch tế bào chết, ngăn ngừa nhiễm trùng và cấp ẩm cho da. Tuy nhiên, cần lưu ý không áp dụng cách này cho vùng da có vết thương hở.
12. Mật ong
Mặc dù không giúp chống dị ứng nhưng mật ong lại chứa các chất có khả năng kháng viêm, dưỡng ẩm cho da và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi ngày, bạn có thể ăn 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất hoặc pha mật ong với nước chanh ấm uống vào các buổi sáng để đào thải độc tố tích tụ trong đường ruột và bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Bị viêm da dị ứng nên kiêng gì?
Người bị viêm da dị ứng không nên sử dụng các thực phẩm hay đồ uống có thể gây kích ứng da hoặc làm tăng nặng thêm phản ứng dị ứng trong cơ thể. Chúng bao gồm:
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt dê… là nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất đạm. Một số loại protein lạ trong những thực phẩm này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng bùng phát dữ dội hơn, làm tổn thương da trở nên nghiêm trọng.
Ngoài ra, ăn nhiều thịt đỏ trong thời gian đang bị viêm da dị ứng còn làm tăng cơn ngứa, làm tăng sắc tố da ở khu vực bị bệnh khiến da bị thâm đen sau khi hồi phục.
2. Đồ ngọt
Bao gồm nước ngọt, bánh kẹo hay các món ăn được chế biến với nhiều người. Nhiều bằng chứng đã cho thấy, tiêu thụ nhiều đường có thể làm tăng phản ứng viêm dưới da, khiến cho bệnh tình diễn tiến phức tạp hơn. Vì vậy, người bị viêm da dị ứng nên hạn chế ăn đồ ngọt.
3. Các món cay, nóng
Sử dụng các món ăn cay không chỉ làm tăng cảm giác nóng rát, khó chịu ở vùng da bị ảnh hưởng mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tổn thương trên da, khiến da làm mủ.
Nếu không muốn bệnh viêm da dị ứng lâu lành và để lại nhiều di chứng, tốt nhất bạn nên tạm thời loại bỏ các thức ăn cay nóng ra khỏi thực đơn. Hạn chế nêm nếm gia vị cay khi chế biến món ăn.
4. Thức ăn nhanh
Không chỉ chứa nhiều muối, thức ăn nhanh còn chứa nhiều chất bảo quản độc hại làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Chất độc tích tụ nhiều trong cơ thể cũng gây ra phản ứng dị ứng khiến da bị viêm.
Bên cạnh đó, các thức ăn chế biến sẵn đã trải qua quá trình xử lý nên có hàm lượng dinh dưỡng khá thấp. Người bị viêm da dị ứng tốt nhất nên hạn chế dùng xúc xích, thịt xông khói, đồ hộp hay lạp xưởng trong bữa ăn nếu không muốn bệnh tình kéo dài.
6. Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng uống bia, rượu
Sử dụng nhiều bia rượu và các thức uống chứa cồn có thể làm giãn nở mạch máu dưới da, làm tăng huyết áp và gây suy giảm chức năng gan, thận. Chất cồn có trong các thức uống này cũng tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ kích thích tế bào Kupffer có trong gan sản sinh ra nhiều chất gây dị ứng, viêm da. Do đó, người bị viêm da dị ứng nên tuyệt đối kiêng uống bia, rượu.
Những thông tin bài viết vừa cung cấp chính là lời giải đáp cho thắc mắc bị viêm da dị ứng nên ăn gì và kiêng gì. Để bệnh tình mau lành và không tái phát trở lại, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm có lợi và cắt giảm các thực phẩm có hại trong bữa ăn, đồng thời tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.