Vì sao bị đờm ở cổ họng lâu ngày? Cách khắc phục

Bị đờm ở cổ họng lâu ngày không khỏi ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý đường hô hấp đã chuyển sang thể mãn như: Viêm họng mãn, viêm phế quản mãn, viêm amidan, viêm xong mũi,… Người bệnh cần chủ động thăm khám điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời kết hợp với việc chăm sóc cơ thể, nâng cao thể chất để chống chọi với bệnh tật.

bị đờm trong cổ họng lâu ngày không khỏi
Chú ý khi bị đờm trong cổ họng lâu ngày không khỏi

Vì sao bị đờm ở cổ họng lâu ngày?

Đờm trong cổ họng là dạng chất nhầy, thành phần chủ yếu là nước, muối và các kháng thể. Bình thường ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể xuất hiện đờm nhằm giữ và diệt vi khuẩn trong mũi và cổ họng. Tuy nhiên lượng đờm quá nhiều, tích tụ lâu ngày lại là cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Dưới đây là những lý do khiên đờm xuất hiện ở cổ họng nhiều ngày:

  • Dị ứng

Đây là tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng đờm đặc tích tụ nhiều trong cổ họng. Người bệnh có thể bị dị ứng với thực phẩm, thời tiết; dị ứng khói thuốc, phấn hoa, lông thú,… Đây đều là yếu tố gây kích thích khiến họng bài tiết nhiều chất nhầy.

Do hút thuốc lá

  • Những người bị hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc có thể gây viêm màng nhầy và lượng đờm trong mũi và cổ họng ngày càng gia răng.
Điều trị đờm sai cách là một nguyên nhân khiến đờm tích tụ lâu ngày
Điều trị đờm sai cách là một nguyên nhân khiến đờm tích tụ lâu ngày
  • Dung nạp thực phẩm

Cơ thể có nhiều đờm có thể xuất phát từ nguyên nhân ăn phải một số thực phẩm gây phản ứng. Một số sản phẩm nhiều sữa, trứng, lúa mì và ngũ cốc có thể khiến đờm tích tụ lượng lớn và lâu ngày trong ngày.

  • Nhiễm trùng

Những người bị viêm xoang, nhiễm trùng xoang thường bị vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiễm trùng.

  • Do vi khuẩn, virus

Virus, vi khuẩn tấn công làm cho hầu họng bị sưng viêm gây ra tình trạng khó nuốt, tăng đờm, suy nhược. Người mắc các bệnh lý như ho gà, thủy đậu, bạch cầu đơn nhân là nguyên nhân khiến cho đờm phát sinh nhiều trong cổ họng.

Hầu hết những người bị đờm trong cổ họng lâu ngày không khỏi là do chữa trị bệnh lý không đúng phương pháp. Chữa bệnh không dựa theo nguyên nhân gây bệnh không chỉ không đẩy lùi được bệnh mà còn khiến tình trạng ngày trầm trọng.

Một số khác dù đã chữa khỏi nhưng do đặc thù công việc thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, hóa chất; hoặc do mắc một số bệnh lý cơ địa nên dễ bị tái phát và phải sống chung với đờm.

Cách khắc phục bị đờm ở cổ họng lâu ngày

Đờm tích tụ lâu ngày trong cổ họng chính là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với những bệnh lý hô hấp nghiêm trọng khác như: viêm phế quản, viêm xoang, hen suyễn, viêm phổi, xẹp phế quản. Do đó khi thấy xuất hiện đờm, bạn cần thiết lập ngay cho mình chộ chăm sóc đặc biệt, kết hợp mẹo chữa dân gian để đánh tan đờm nhanh chóng.

Sử dụng bài thuốc từ chanh

Trong quả chanh có chứa 1 lượng nhỏ axit và vitamin C có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm có hại. Từ đó giúp đánh tan đờm, giảm đau rát cổ họng. Những bài thuốc dân gian làm loãng đờm được thực hiện linh hoạt, đơn giản.

Sử dụng chanh chữa đờm lâu ngày không khỏi
Sử dụng chanh chữa đờm lâu ngày không khỏi
  • Ngâm chanh đào: Chanh đào mua về rửa sạch, thái lát mỏng theo chiều ngang. Thêm mật ong nguyên chất vào ngâm khoảng 7 – 10 ngày là dùng được. Có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha nước cốt cùng nước ấm để uống giúp tiêu viêm, diệt khuẩn, long đờm.
  • Chanh hấp mật ong: Sau khi sát khuẩn chanh bằng nước muối loãng, bạn chỉ cần cắt chanh thành miếng vừa ăn sau đó cho vào bát con. Thêm khoảng 2 – 3 thìa mật ong rồi chưng cách thủy. Sử dụng trước khi ăn cơm giúp tiêu đờm nhanh chóng.
  • Chanh muối: Thái mỏng 1 – 2 quả chanh, thêm vài hạt muối trắng rồi ngậm trước khi ngủ. Sau vài ngày sử dụng liên tiếp đờm trong cổ sẽ loãng ra và dễ dàng được tống ra ngoài bằng phản xạ khạc, ho.

Loại bỏ đờm lâu ngày ở cổ họng bằng mật ong

Mật ong là loại thảo dược thiên nhiên có tính chống nấm, kháng khuẩn, giúp long đờm, dịu mát cổ họng, đẩy lùi những cơn ho. Ngoài ra mật ong có tính sát trùng nên góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể tham khảo bài thuốc tiêu trị đờm từ mật ong như sau:

  • Mật ong và bột hạt tiêu đen: Trộn 1 thìa cà phê mật ong và một nhúm bột hạt tiêu đen. Sử dụng mỗi tuần 2 lần. Hoặc bạn có thể pha mật ong với nước ấm uống vào mỗi buổi sáng cũng cho kết quả rất tốt.
  • Quất xanh, mật ong, gừng: Cắt đôi khoảng 2 – 3 quả quất (giữ lại hạt); gừng cao vỏ, rửa sạch rồi thái thành sợi nhỏ. Cho hỗn hợp vào bát sứ rồi thêm mật ong vào chưng cách thủy khoảng 15 phút thì tắt bếp. Mỗi lần uống 1 – 2 thìa nước cốt vào buổi sáng và buổi tối, nên dùng khi còn nóng giúp bài thuốc phát huy tác dụng tốt hơn.
  • Nước ép cà rốt với mật ong: Cạo sạch vỏ 1 củ cà rốt, rửa lại với nước sau đó cho vào máy ép nhuyễn lấy nước. Cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều lên rồi uống. Thực hiện đều đặn ngày 1 lần sẽ giúp đẩy lùi những cơn ho, đờm loãng và tan dần.

Sử dụng kẹo ngậm trị ho có đờm lâu ngày

Một số loại kẹo ngậm chữa tinh chất bạc hà, cam thảo có tác dụng cải thiện tình trạng bị đờm lâu ngày không khỏi. Tuy nhiên mỗi ngày người bệnh chỉ nên ngậm khoảng 3 – 5 viên tùy theo độ tuổi, không nên lạm dụng nhiều.

Ngoài ra khi dùng kẹo ngậm bạn nên nhờ sự tư vấn của dược sĩ, bác sĩ để dùng với số lượng phù hợp. Nếu ngậm quá nhiều kẹo có thể gây ra nấm ở vùng hầu họng.

Sử dụng thuốc Tây trị đờm nhiều

Để kiểm soát lượng đờm, người bệnh có thể nhờ tới công dụng của thuốc Tây. Một số loại thuốc khác sinh có tác dụng làm loãng đờm, giáng đờm hiệu quả như:

  • Thuốc làm loãng đờm: Terpin hydrate, Natri benzoate, Guaifenesin có tác dụng làm trơn đường hô hấp, làm giảm lượng đờm cũng như độ bám dính của đờm.
  • Thuốc giáng đờm: Acetylcystein, Ambroxol, Bromhexin, Carbocistein,… giúp làm giảm độ quánh đặc, kích thích phản xạ ho để tống đờm ra ngoài.
Thuốc điều trị đờm
Sử dụng thuốc trị đờm cần tuân theo phác đồ của bác sĩ

Thông thường sau khi sử dụng thuốc 3 – 5 ngày tình trạng đờm sẽ giảm. Tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân dùng quá ít đã bỏ thuốc, hoặc tự ý kết hợp với thuốc kháng sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc và làm mất tác dụng điều trị về sau. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng phác đồ điều trị để không gặp tác dụng phụ nguy hiểm nào.

Trị đờm lâu ngày ở cổ họng bằng bài thuốc đông y

Theo quan điểm của YHCT, đờm nhiều ở cổ họng là biểu hiện của chứng Thấp đàm. Căn nguyên gây ra đờm là do Tỳ hư nên không vận chuyển được chất dịch trong cơ thể, gây ứ đọng lại cổ. Chứng Thấp đàm thường thấy ở trong các bệnh lý như Hầu tý (viêm họng), Đàm ẩm khái thấu (viêm phế quản), Nhũ nga (viêm amidan) có sự tổn thương ở tạng Phế.

Với nguyên tắc điều trị bệnh từ gốc, đông y chủ trị các chứng bệnh có đờm bằng cách BỒI PHẾ DƯỠNG TỲ, tăng cường chính khí (hệ miễn dịch) để đẩy lùi tác nhân ngoại tà (phong, hàn, thấp) hiệu quả. Hiện nay, đông y có THANH HẦU BỔ PHẾ THANG là bài thuốc có khả năng điều trị dứt điểm mọi bệnh lý gây ra đờm.

Về cơ chế điều trị, bài thuốc ứng dụng nguyên lý bổ chính khu tà trong đông y, theo đó bồi bổ vào các tạng phủ hư hại trước, triệt tiêu viêm nhiễm điều trị triệu chứng sau:

Nguyên lý điều trị của Thanh hầu bổ phế thang
Nguyên lý điều trị của Thanh hầu bổ phế thang
  • Bồi bổ Phế khí, ôn dương kiện Tỳ nhằm tăng cường chức năng hô hấp, vận hóa, lưu thông thủy dịch trong cơ thể.
  • Thanh nhiệt lợi thấp, tuyên thông phế khí, hoạt huyết, trục ứ giúp loại bỏ chứng ho lâu ngày và tình trạng ứ đờm đặc ở cổ họng.
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường, phòng ngừa tái phát sau điều trị.

Về thành phần của bài thuốc, Thanh hầu bổ phế thang kết hợp đa dạng các loại nam dược quy vào Phế, Tỳ. Song song với đó là vị thuốc bồi bổ Can Thận nhằm tăng cường lưu thông khí huyết và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trong đó thành phần chính bao gồm Tang diệp, Tang ký sinh, Kha tử, Sơn trà, Quất hồng bì, Bạch cương tàm, Phật thủ, Hạnh nhân, Bạch nghệ, Tân chỉ, Tiền hồ, Cát cánh…

Thành phần của Thanh hầu bổ phế thang
Thành phần của Thanh hầu bổ phế thang

So với các bài thuốc đông y trên thị trường hiện nay, Thanh hầu bổ phế thang vượt trội hơn hẳn nhờ 3 KHÔNG:

  • KHÔNG TẠP CHẤT: Thành phần của bài thuốc đều là 100% nam dược sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Thảo dược đều được trồng và thu hái tại vườn biệt dược theo tiêu chuẩn GACP – WHO của Trung tâm Đông y Việt Nam. Bài thuốc khắc phục mọi bất cập của thị trường đông y hiện nay, nhất là vấn đề thuốc rác, dược liệu bẩn, thuốc trộn tân dược…gây hại cho sức khỏe người bệnh.
  • KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ: Các thảo dược được lựa chọn trong Thanh hầu bổ phế thang hầu hết đều không độc. Trong suốt quá trình tách chiết, thẩm định dược tính đều có sự phối hợp với Viện Dược liệu. Trước khi đưa vào ứng dụng rộng rãi, bài thuốc cũng được kiểm chứng độ an toàn tại Trung tâm Phòng chống độc của Học viện Quân y Việt Nam.
  • KHÔNG TỐN THỜI GIAN SẮC THUỐC: Trung tâm có dịch vụ hỗ trợ sắc thuốc bằng máy hiện đại giúp bảo lưu trọn vẹn dược tính của bài thuốc, mang lại sự tiện lợi cho người bệnh trong suốt quá trình chữa trị. Thuốc sau khi sắc sẽ được đóng thành túi nhỏ và dễ dàng bảo quản trong tủ lạnh. Với người bệnh ở xa không có điều kiện trực tiếp đến trung tâm lấy thuốc, trung tâm sẽ hỗ trợ chuyển phát nhanh về tận nhà.
Ưu điểm của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Ưu điểm của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Ngoài những cách chữa trị trên, người bị đờm ở cổ họng lâu ngày nên chủ động thay đổi thói quen hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn, hiệu quả hơn.

bị đờm ở họng lâu ngày
Súc miệng nước muối thường xuyên giúp làm loãng đờm
  • Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bồi bổ cơ thể. Thêm nhiều vitamin C, E từ rau củ quả vào trong bữa ăn.
  • Kiêng đồ ăn cay nóng, không ăn – uống đồ ăn lạnh để tránh gây tổn thương họng.
  • Nói không với hút thuốc lá, khói thuốc
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sinh sống, làm việc sạch sẽ, thông thoáng.
  • Khi tham gia giao thông hay tới nơi công cộng nên đeo khẩu trang để bảo vệ mũi, họng.
  • Không lạm dụng chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…
  • Tích cực thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe chống chọi với bệnh tật.
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày: uống nước ấm, nước ép hoa quả hoặc sinh tố.
  • Duy trì thói quen súc miệng họng bằng nước ấm vào buổi sáng và tối.
  • Tránh làm việc quá sức gây áp lực, căng thẳng.
  • Thường xuyên khạc đờm, xì mũi để đờm nhanh chóng được tống ra ngoài. Tuyệt đối không nuốt đờm vào trong khiến vi khuẩn, virus, nấm dễ xâm nhập vào cơ thể bệnh sẽ trầm trọng hơn.
  • Thực hiện đúng phác đồ điểu trị của bác sĩ để bệnh sớm khỏi.

Bài viết trên đây tổng hợp những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ vì sao bị đờm ở cổ họng lâu ngày. Có thể thấy đây là dấu hiệu sớm cảnh báo 1 số căn bệnh nguy hiểm. Do đó, cách tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám, chữa trị bệnh sớm để tránh những biến chứng khôn lường về sau.

https://khambenhmienphi.org/wp-content/uploads/2020/12/banner-benh-ho.html

XEM NHIỀU

Bác sĩ Lê Phương chữa VIÊM AMIDAN cho hơn 20.000 bệnh nhân bằng đơn thuốc đơn giản

Chàng shipper thoát khỏi viêm amidan mãn tính sau 2 năm mà không cần cắt