Vì sao trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón?

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón chủ yếu là do hệ tiêu hóa trẻ còn yếu kém chưa tiêu hóa được dưỡng chất có trong sữa ngoài. Tình trạng này cũng có thể xảy ra do mẹ pha sữa cho trẻ uống không đúng tỷ lệ, sữa không phù hợp độ tuổi trẻ, cơ thể bé không thể dung nạp protein từ sữa bò,… Khi trẻ bị táo bón do sữa ngoài mẹ nên chủ động có các biện pháp cải thiện cho bé, tránh để lâu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa ngoài là tình trạng xảy ra khá phổ biến
Trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa ngoài là tình trạng xảy ra khá phổ biến

Vì sao trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón?

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất chính đối với trẻ sơ sinh, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nhưng ở một số mẹ sau khi sinh lại bị tắc sữa hoặc sữa không về đủ cho bé bú thì bắt buộc phải cho bé sử dụng thêm sữa ngoài.

Tuy nhiên, sữa ngoài sẽ khó tiêu hóa hơn rất nhiều so với sữa mẹ. Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa yếu kém rất khó dung nạp dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Nếu bổ sung cho bé mà cơ thể không kịp thích ứng sẽ rất dễ bị đầy hơi khó tiêu và dẫn đến táo bón. Ngoài ra, việc bị táo bón do uống sữa ngoài ở trẻ sơ sinh còn có thể xảy ra do ảnh hưởng từ một số nguyên nhân khác như:

  • Cho trẻ uống sữa ngoài sai cách:Cho trẻ uống sữa ngoài quá sớm hoặc quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Việc uống sữa ngoài quá sớm sẽ khiến bé có nguy cơ bị tối loạn tiêu hóa, nếu cho trẻ uống quá nhiều sẽ tạo ra nhiều cặn bã dư thừa do cơ thể không hấp thu hết và gây táo bón.
  • Pha sữa không đúng tỷ lệ: Nhiều phụ huynh cho rằng pha sữa đặc sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất hơn cho bé, từ đó bé có thể phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng. Tuy nhiên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, việc pha sữa không đúng tỷ lệ sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa và khiến cơ thể trẻ không hấp thụ được dưỡng chất.
Pha sữa sai cách và không đúng tỷ lệ cho trẻ sử dụng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh
Pha sữa sai cách và không đúng tỷ lệ cho trẻ sử dụng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh
  • Không dung nạp protein từ sữa bò: Tình trạng không dung nạp protein trong sữa bò cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và gây ra triệu chứng táo bón. Khi gặp phải tình trạng này bé sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, hay quấy khóc,…
  • Lựa chọn sữa không đúng độ tuổi: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa ngoài dành cho trẻ sơ sinh và phân loại theo từng độ tuổi của trẻ. Nếu mẹ cho trẻ sử dụng sữa ngoài không đúng với độ tuổi sẽ khiến cơ thể sẽ không thể hấp thu và gây táo bón.
  • Do bệnh lý bẩm sinh:Triệu chứng táo bón cũng có thể xảy ra nếu trẻ mắc một số bệnh lý bẩm sinh từ trong bụng mẹ và gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tiêu hóa như bệnh phình đại tràng, gặp vấn đề về tuyến giáp hoặc thần kinh,…

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón

Sử dụng sữa ngoài sẽ làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, lúc này trẻ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu và táo bón. Khi trẻ bị táo bón do sữa ngoài mẹ rất dễ nhận biết thông quan quan sát biểu hiện của trẻ, cụ thể là:

  • Số lần đi tiêu của trẻ ít hơn 4 lần/tuần, khoảng cách giữa hai lần đi tiêu kéo dài trên 3 ngày.
  • Phân trẻ thải ra có dạng khô rắn, vón cục nhỏ như phân dê hoặc to hơn bình thường.
  • Khi đi tiêu bé cảm thấy rát khó chịu, thường xuyên kêu khóc do bị đau và són phân.
  • Sau khi đi đại tiện hậu môn của trẻ bị sưng đỏ.
Khi bị táo bón bé hay quấy khóc mỗi lần đi đại tiện do đau rát và són phân
Khi bị táo bón bé hay quấy khóc mỗi lần đi đại tiện do đau rát và són phân

Để giúp bé thoát khỏi triệu chứng khó chịu này mẹ nên chủ động có các biện pháp khắc phục và phòng ngừa cho trẻ. Nhưng nếu thấy trẻ bị táo bón và có các triệu chứng sau đây thì mẹ nên nhanh chóng đưa đến gặp bác sĩ:

  • Trong suốt 24 giờ trẻ không đi tiêu và quấy khóc liên tục nhiều giờ liền.
  • Phân sau khi trẻ đi đại tiện có lẫn máu hoặc mủ kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Thân nhiệt trẻ tăng cao bất thường và bắt đầu có dấu hiệu co giật.

Cách xử lý khi trẻ bị táo bón do uống sữa ngoài

Táo bón là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh bú sữa ngoài, nếu mẹ để diễn ra kéo dài và không có biện pháp khắc phục cho trẻ sẽ ảnh hưởng xấu sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đồng thời, táo bón kéo dài còn khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, áp xe hậu môn,…

Vì thế, ngay khi phát hiện trẻ bị táo bón mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách xử lý tại nhà giúp cải thiện tình trạng bệnh. Đồng thời đưa trẻ đi thăm khám nếu thấy tình trạng táo bón trở nên ngày càng nghiêm trọng. Dưới đây là cách xử lý khi trẻ bị táo bón do uống sữa ngoài mẹ có thể tham khảo:

  • Mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia về loại sữa ngoài phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ. Đồng thời chú ý pha sữa đúng theo hướng dẫn in trên bao bì, không pha quá đặc, quá loãng hoặc hoặc pha với các loại nước khác ngoài nước ấm.
Mẹ bổ sung cho trẻ các loại sữa ngoài phù hợp với độ tuổi và cân nặng của con
Mẹ bổ sung cho trẻ các loại sữa ngoài phù hợp với độ tuổi và cân nặng của con
  • Nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, không nên cho trẻ bú sữa ngoài nếu không thật sự cần thiết. Khi chọn sữa công thức cho bé sử dụng mẹ nên ưu tiên chọn những loại sữa có chứa đường dễ tiêu hóa, sữa công thức gần giống sữa mẹ, sữa có bổ sung chất xơ GOS và FOS.
  • Nếu trẻ bị táo bón mẹ có thể ngâm hậu môn của trẻ trong nước ấm giúp kích thích nhu động ruột, làm giãn cơ vòng hậu môn và giúp quá trình đào thải phân ra bên ngoài diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng tay massage bụng cho trẻ từ 1 – 2 lần, cách này cũng có công dụng kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra bên ngoài.
  • Ở những trường hợp trẻ bị táo bón do không dung nạp protein từ sữa bò mẹ nên đổi sang sữa chứa protein thực vật cho trẻ sử dụng. Ngoài sữa mẹ cũng nên chú ý cho bé uống từ 50 – 100ml nước mỗi ngày, nước có công dụng làm mềm phân và phòng ngừa chứng táo bón xảy ra.
  • Đối với trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn ăn dặm thì mẹ nên bổ sung thêm các loại rau xanh và hoa quả tươi có công dụng nhuận tràng vào khẩu phần ăn của trẻ như rau dền, rau mồng tơi, bưởi, chuối,… Chú ý hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, mẹ nên chế biến thực phẩm cho trẻ sử dụng dưới dạng dễ tiêu.
  • Trường hợp trẻ không đi tiêu kéo dài thì mẹ có thể dùng ngọn mồng tơi để ngoáy hậu môn, tuy nhiên không nên quá lạm dụng cách này để tránh gây mất phản xạ rặn tự nhiên ở trẻ. Nếu thấy trẻ bị táo bón kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ nếu trẻ quấy khóc do táo bón kéo dài nhiều giờ liền
Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ nếu trẻ quấy khóc do táo bón kéo dài nhiều giờ liền

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Vì sao trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón?” mẹ có thể tham khảo, hy vọng chúng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Khi trẻ bị táo bón do sữa ngoài thì tốt nhất mẹ nên kiểm tra lại loại sữa bé đang sử dụng và thay đổi loại sữa khác phù hợp với cơ thể bé hơn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho bé sử dụng để tránh sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.