Bệnh zona thần kinh có lây nhiễm cho người khác không?

Bệnh zona thần kinh có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi bản thân mình bị mắc zona hoặc có người thân đang bị bệnh. Thực hư chuyện bị zona thần kinh có lây không, lây lan ra sao và đối tượng nào dễ mắc bệnh. Chúng tôi xin được giải đáp cho bạn đọc ngay sau đây.

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bệnh zona thần kinh là bệnh do virus Varicella Zoster thuộc chủng Herpes – cùng loại với virus gây bệnh thủy đậu gây nên. Chúng tiềm ẩn trong cơ thể con người và gây bệnh thủy đậu đầu tiên.

Sau khi điều trị khỏi, chúng không biến mất mà tồn tại trong các hạch, mô thần kinh không hoạt động trong thời gian rất dài. Khi gặp đủ những yếu tố thuận lợi, chúng bị kích thích trở lại và hình thành những vết bỏng rộp đỏ và đau rát trên da gọi là zona thần kinh.

Bệnh zona thần kinh có lây không?
Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bệnh zona thần kinh có lây không? Các chuyên gia đã nhận định rằng zona thần kinh không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây truyền từ đối tượng này sang đối tượng khác.

Tuy nhiên virus Varicella Zoster thì có khả năng lây truyền sang người chưa bị thủy đậu lần nào. Khi bị lây, đối phương sẽ bị bệnh thủy đậu trước, sau đó mới bắt đầu xuất hiện bệnh zona.

Bệnh zona thần kinh thường lây lan thông qua việc tiếp xúc với chất dịch mụn nước của người nhiễm bệnh, những vết thương hở, dịch từ mụn rộp sinh dục thông qua quá trình quan hệ,…

Bệnh không lây lan qua quá trình ho hoặc hắt hơi bởi vi khuẩn không tồn tại trong các giọt bắn. Bệnh chỉ lây thông qua việc người bệnh tiếp xúc trực tiếp với nước hay dịch mụn của người bị zona.

Sau khi những mụn nước này đã khô và đóng vảy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi chúng không còn khả năng lây nhiễm nữa.

Bệnh zona thần kinh có lây không thì cơ bản chúng ít lây lan hơn bệnh thủy đậu. Nếu người bệnh được chăm sóc tốt và hạn chế tiếp xúc với người hoặc đồ vật để tránh lây lan dịch mụn nước thì hoàn toàn có thể yên tâm vì mức độ lây rất thấp.

Bởi vậy bạn đọc đừng quá lo lắng, chỉ cần tránh xa những nốt mụn nước của người bệnh và các vật dụng họ hay dùng.

Virus Varicella Zoster gây zona lây lan ra sao?

Những đối tượng đã bị mắc bệnh thủy đậu thường có sẵn mầm mống virus Varicella Zoster trong cơ thể. Do đó khi gặp những điều kiện thuận lợi như khí hậu bất thường, hệ miễn dịch suy giảm hay bất kì nguyên nhân nào khác sẽ kích thích virus hoạt động lại và gây bệnh zona.

Trong một số trường hợp cực kì hiếm gặp, người bệnh có thể lây virus thông qua nước bọt hoặc giọt bắn từ mũi. Tuy nhiên điều này không xảy ra nhiều và rất hiếm khi bệnh có thể lây qua tiếp xúc với việc ho, hắt hơi hoặc hôn nhau.

Bệnh zona thần kinh có lây không? - Virus Varicella Zoster
Bệnh zona thần kinh có lây không? – Virus Varicella Zoster

Khi bị zona, bệnh sẽ thường kéo dài khoảng 1 – 2 tuần với các triệu chứng như đau bỏng vùng da, nổi mụn nước dọc theo dải thần kinh, đau rát và sưng tấy, có thể đau lan sang những vùng xung quanh.

Những mụn nước hình thành có dịch trong suốt, sau chuyển đục và vỡ ra. Sau khi mụn khô và đóng vảy sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa. Ngoài ra, những mụn nước này có thể để lại sẹo, người bệnh cần chăm sóc cẩn thận.

Những đối tượng dễ mắc bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh là một bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng hay độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, những nhóm người trên 50 tuổi, đặc biệt là những người già trên 70 tuổi là nhóm có nguy cơ bị nhiễm bệnh zona cao nhất.

Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu cũng là đối tượng dễ mắc virus gây bệnh zona thần kinh. Ví dụ như ở trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh, người già, người bị HIV,…

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ lây nhiễm zona thần kinh
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ lây nhiễm zona thần kinh

Một số nhóm nguy cơ cao dễ bị mắc zona thần kinh gồm:

  • Người già trên 50 tuổi: Bệnh zona thường xuất hiện ở người già trên 50 tuổi, tuổi càng cao thì tần suất bị zona thần kinh càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do lúc này cơ thể lão hóa, hệ miễn dịch không được tốt dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Người đã và đang điều trị ung thư: Việc xạ trị, hóa trị làm sụt giảm nghiêm trọng tới sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể. Điều này làm kích hoạt sự tái hoạt động của virus gây bệnh zona từ đó tăng nguy cơ bị bệnh.
  • Mắc một số bệnh lý: Những bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch của cơ thể như HIV/ AIDS sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bị stress căng thẳng hay gặp các chấn thương: Người gặp chấn thương ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc căng thẳng quá độ gây stress cũng có nguy cơ cao bị zona.
  • Dùng nhiều thuốc chứa Steroid: Đây là thuốc được dùng với mục đích chống viêm, giảm đau, ức chế hệ thống miễn dịch để điều trị nhiều bệnh lý trong đó đặc biệt là những bệnh về dị ứng. Lâu dần, những loại thuốc này gây hại cho cơ thể, suy giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh zona thần kinh có lây không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh zona thần kinh tuy không phải bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh xuất hiện luôn đi kèm với sự đau rát trên da, hình thành nốt mụn nước sưng tấy gây cảm giác khó chịu trong suốt quá trình bị bệnh.

Bởi vậy, khi cảm thấy mình bị đau đớn và nổi mụn nước trên da, đặc biệt là những vị trí như mắt, môi, mạn sườn,… thì nên đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức để được điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng và tránh để lại sẹo về sau.

Nếu người bệnh chưa từng tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu và có hệ miễn dịch kém thì việc theo dõi, phòng ngừa và điều trị bệnh từ sớm là hoàn toàn cần thiết. Điều này sẽ giúp giảm tối đa những biến chứng của zona thần kinh gây ra cho thính giác hay thị giác.

Zona ở các vùng đặc biệt trên mặt và cơ thể thì cần thăm khám bác sĩ ngay
Zona ở các vùng đặc biệt trên mặt và cơ thể thì cần thăm khám bác sĩ ngay

Ngoài những điều trên, người bệnh cũng nên đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Xuất hiện mụn nước bất thường ở những vùng mắt, môi, tai, mũi,…
  • Bị zona khi đang mang thai.
  • Đang mắc các bệnh ung thư và phải thực hiện xạ trị, hóa trị.
  • Trẻ nhỏ chưa tiêm vacxin phòng thủy đậu, người cao tuổi bị zona.

Biện pháp phòng tránh lây lan bệnh zona

Bệnh zona thần kinh khó lây lan hơn so với bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, đối với những đối tượng có hệ thống miễn dịch không tốt thường có nguy cơ cao bị lây nhiễm.

Bởi vậy, để ngăn ngừa lây lan virus sang cho người khác cũng như phòng tránh bị lây zona thần kinh cho bản thân mình, mọi người cần thực hiện những lời khuyên dưới đây:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là ở khu vực những mụn nước và tránh tối đa không làm vỡ mụn. Việc làm này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ lây lan của bệnh sang cho người khác khi tiếp xúc trực tiếp.
  • Rửa tay thường xuyên và đều đặn nhất là khi trước – sau khi vệ sinh những vết mụn zona. Điều này nhằm tránh cho việc những dịch mủ có thể tồn tại trên tay và bám lên những bề mặt tiếp xúc khác.
  • Không tự ý chạm, gãi, mặc đồ quá chặt gây cọ xát và vỡ mụn zona.
  • Khi bị zona, nên tránh xa trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai bởi những đối tượng này có nguy cơ cao lây bệnh do hệ thống miễn dịch đang còn kém.
  • Virus Varicella Zoster có khả năng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi trong bụng, do đó nên thăm khám định kỳ hàng tháng để phòng tránh những rủi ro.
  • Trẻ nhỏ, trẻ bị sinh non, trẻ đang mắc các bệnh lý nhất định, trẻ chưa từng bị zona thì cần được giữ cho tránh xa với người đang bị mắc zona để tránh lây nhiễm.
  • Tiêm ngừa vacxin phòng tránh bệnh thủy đậu – zona để bảo vệ sức khỏe và làm giảm tối đa những nguy cơ có thể gây bệnh và kiểm soát biến chứng về sau.

Qua bài viết trên, mọi người đã có thể tự trả lời được câu hỏi bệnh zona thần kinh có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả. Bệnh có thể lây nhiễm ở mọi độ tuổi và đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người trên 50 tuổi.

Bởi vậy người bệnh cần hết sức lưu ý những dấu hiệu của bệnh để có thể phòng ngừa và điều trị kịp thời. Nên thăm khám và điều trị với các bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.