Bệnh tổ đỉa là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa
Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện các mụn nước dày cứng, khó vỡ khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân. Hiện nay, chưa có biện pháp chữa trị bệnh lý này dứt điểm. Mục tiêu chính của việc điều trị là ngăn ngừa bội nhiễm, giảm tổn thương da và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bên cạnh thuốc tân dược, các bài thuốc Đông y như An Bì Thang cũng được nhiều bệnh nhân tin dùng.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema. Bệnh lý này chỉ gây biểu hiện lâm sàng khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân với tổn thương điển hình là sự xuất hiện các mụn nước sâu trong cấu trúc da, dày cứng, khó vỡ, mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm. Tương tự các thể chàm khác, chàm tổ đỉa có tính chất dai dẳng, phát triển mãn tính và tái phát nhiều lần.
Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng tổn thương da do bệnh lý này tác động không nhỏ đến khả năng đi lại, hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống. Do xuất hiện khu trú ở tay và chân – các vị trí có tần suất tiếp xúc thường xuyên nên tổn thương da có nguy cơ bội nhiễm cao hơn so với các thể lâm sàng khác.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chàm nói chung và chàm tổ đỉa nói riêng vẫn chưa được xác định. Nhiều giả thuyết cho rằng bệnh khởi phát do yếu tố cơ địa, di truyền, rối loạn chức năng nội tạng dưới tác động của các tác nhân nội giới và ngoại giới.
Một số yếu tố được xác định là có vai trò trong cơ chế khởi phát bệnh tổ đỉa, bao gồm:
- Nhiễm liên cầu khuẩn và vi khuẩn Proteus: Liên cầu khuẩn và vi khuẩn Proteus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột ở người. Độc tố từ các loại vi khuẩn này có thể kích thích bệnh tổ đỉa và một số bệnh da liễu mãn tính bùng phát.
- Nhiễm nấm kẽ chân: Tổn thương do chàm tổ đỉa có thể khởi phát khi vùng da chân bị nhiễm nấm. Theo lý giải từ các nhà khoa học, vi nấm ăn mòn và làm hư hại tế bào sừng của da khiến da suy yếu và dễ bị kích thích khi có ma sát hoặc tiếp xúc với dị nguyên.
- Dị ứng thuốc và hóa chất: Khi có phản ứng dị ứng, hệ miễn dịch có xu hướng tăng IgE trong huyết tương, hoạt hóa các tế bào tiền viêm, giải phóng chất trung gian vào da và niêm mạc. Các chất trung gian này chính là yếu tố kích thích tổ đỉa bùng phát. Trong trường hợp khởi phát do hóa chất, tổn thương do tổ đỉa có thể đi kèm với viêm da tiếp xúc kích ứng.
- Các yếu tố khác: Ngoài ra bệnh tổ đỉa còn có thể bùng phát do một số yếu tố khác như tăng tiết mồ hôi ở chân, tay, rối loạn nội tiết, căng thẳng thần kinh, suy giảm miễn dịch, thời tiết nóng ẩm,…
Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của chàm tổ đỉa còn nhiều điểm chưa được làm rõ. Vì vậy ở một số trường hợp, bệnh có thể khởi phát do các yếu tố không được đề cập trong bài viết.
Dấu hiệu nhận biết chàm tổ đỉa ở tay chân
Tổ đỉa là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema. Bệnh lý này chỉ gây tổn thương khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ ngón, mặt dưới ngón tay,… Một số ít trường hợp có thể xuất hiện biểu hiện ở mu bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên tổn thương do tổ đỉa không bao giờ vượt quá cổ tay và cổ chân.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tổ đỉa ở tay, chân:
- Da nổi các mụn nước sâu trong cấu trúc, thường chìm khảm dưới da và chỉ có một số mụn nổi cộm trên bề mặt
- Mụn nước cứng chắc, khó vỡ với đường kính khoảng 1 – 2mm, có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm
- Ở một số trường hợp, các mụn nước nhỏ có thể gia tăng kích thước dần theo thời gian
- Mụn nước do tổ đỉa gây ra thường không tự vỡ và có xu hướng tự tiêu sau khoảng vài tuần
- Khi mụn nước tiêu để lại vảy tiết màu vàng, sau đó bong vảy và để lộ nền da màu hồng, bóng và viền vằn vèo
- Tổn thương thực thể đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng, đôi khi gây đau và nóng rát
Trong trường hợp gãi cào và ma sát mạnh vào mụn nước, da có thể xuất hiện tổn thương thứ phát:
- Nổi các mụn mủ và quầng viêm đỏ
- Bàn tay, bàn chân sưng tấy, đau rát và phù nề
- Sưng hạch lân cận kèm sốt cao
Tương tự các thể chàm khác, bệnh tổ đỉa phát triển theo từng đợt. Tổn thương da giảm nhẹ vào mùa thu đông và bùng phát mạnh vào mùa xuân hè. Ngoài ra, mức độ của triệu chứng còn phụ thuộc vào yếu tố khởi phát và tình trạng sức khỏe tổng thể.
Các thể lâm sàng của bệnh tổ đỉa
Dựa vào biểu hiện lâm sàng, chàm tổ đỉa được chia thành 4 thể chính:
- Thể giản đơn: Là thể bệnh phổ biến và có tổn thương điển hình nhất.
- Thể nhiễm khuẩn: Thể bệnh này xuất hiện ở các trường hợp vệ sinh kém và gãi cào da thường xuyên. Ngoài tổn thương cơ bản, tổ đỉa thể nhiễm khuẩn còn gây nổi các mụn mủ với quầng viêm đỏ xung quanh.
- Thể bỏng nước: Tổ đỉa thể bỏng nước thường khởi phát do dị ứng hóa chất. Ở thể bệnh này, các mụn nước có kích thước như hạt ngô và chứa dịch trong suốt.
- Thể khô: Tổ đỉa thể khô thường xuất hiện ở các trường hợp đã khởi phát bệnh trong nhiều năm. Thể bệnh này tương đối đặc biệt với tổn thương điển hình là tình trạng da đỏ, khô, không nổi mụn nước, bề mặt da tróc vảy và nóng rát.
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở tay chân theo từng giai đoạn
Bệnh tổ đỉa có lây không? Nguy hiểm không?
Tổ đỉa là bệnh viêm da mãn tính, tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Căn nguyên của bệnh chưa được làm rõ nhưng nhận thấy có mối liên hệ với yếu tố di truyền, chức năng nội tạng và hoạt động quá mức của hệ miễn dịch. Do đó, bệnh lý này không có khả năng lây nhiễm – ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương. Tuy nhiên, tổ đỉa và các thể của bệnh chàm đều có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.
Hiện nay, chưa có biện pháp tối ưu trong điều trị chàm tổ đỉa. Các loại thuốc được sử dụng chỉ giúp giảm tổn thương da, cải thiện ngứa ngáy và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tái phát trong suốt cuộc đời và không thể chữa trị dứt điểm. Mặc dù có tính chất cố thủ nhưng bệnh lý này tương đối lành tính, chỉ gây thương tổn ngoài da và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh tổ đỉa có thể gây ra một số biến chứng như:
- Viêm nhiễm: Vùng da tay và da chân có tần suất tiếp xúc cao và hoạt động bài tiết mồ hôi mạnh. Vì vậy tổn thương da ở các vị trí này có nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn cao hơn so với vùng da khác.
- Giảm chất lượng cuộc sống: Mặc dù không tác động đến sức khỏe tổng thể nhưng triệu chứng của bệnh tổ đỉa gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, hiệu suất làm việc và học tập. Hơn nữa, bệnh còn gây ngứa ngáy, bứt rứt và khó chịu.
Chẩn đoán bệnh tổ đỉa bằng cách nào?
Tổ đỉa là một trong những thể chàm có triệu chứng điển hình và dễ nhận biết. Do đó, bác sĩ chủ yếu chẩn đoán bệnh thông qua biểu hiện lâm sàng và các triệu chứng cơ năng đi kèm.
Trong trường hợp đã phát sinh tổn thương thứ phát hoặc có triệu chứng không điển hình, bác sĩ có thể yêu cầu chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý sau:
- Nấm kẽ do Trichophyton rubrum
- Các thể chàm thông thường ở tay và chân
Các phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa
Điều trị bệnh tổ đỉa chủ yếu là sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát. Nếu điều trị kịp thời và đúng cách, biểu hiện lâm sàng có thể thuyên giảm chỉ sau 3 – 5 tuần.
1. Thuốc bôi trị tổ đỉa
Mục tiêu của điều trị tại chỗ là ngăn ngừa bội nhiễm và giảm mụn nước. Bác sĩ sẽ cân nhắc giai đoạn phát triển, mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng của từng trường hợp để chỉ định loại thuốc tương ứng.
Các loại thuốc bôi thường được sử dụng trong điều trị bệnh tổ đỉa, bao gồm:
- Dung dịch bạc nitrat 0.5%: Dung dịch bạc nitrat 0.5% có tác dụng làm dịu và sát khuẩn nhẹ. Loại thuốc này được sử dụng khi tổn thương mới phát nhằm giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Dung dịch Milian hoặc tím Methyl 1%: Trong trường hợp có bội nhiễm (da nổi mụn mủ), có thể sử dụng dung dịch tím Methyl 1% hoặc Milian để diệt khuẩn và bảo vệ da.
- Thuốc bôi corticoid: Các loại thuốc bôi chứa corticoid (Tempovate, Flucinar, Dermovate,…) được sử dụng khi mụn nước tiêu biến. Thuốc có tác dụng chống viêm, kháng dị ứng và giảm ngứa ngáy. Mặc dù đem lại cải thiện lâm sàng rõ rệt nhưng loại thuốc này có thể gây giãn mao mạch, dày sừng nang lông, teo da nên chỉ được dùng tối đa trong 14 – 20 ngày.
- Thuốc bôi kháng sinh: Nếu có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh dùng tại chỗ. Hiện nay, hoạt chất kháng sinh thường được phối hợp với corticoid để giảm tổn thương da và ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Thuốc kháng nấm: Thuốc kháng nấm được sử dụng trong trường hợp tổ đỉa có biến chứng nhiễm nấm hoặc khởi phát do nấm kẽ chân. Vi nấm ở chân có nguy cơ tái nhiễm cao nên khi sử dụng, cần tuân thủ liều lượng, tần suất và thời gian được bác sĩ chỉ định.
- Thuốc bôi chứa acid salicylic: Acid salicylic là dẫn xuất của beta-hydroxy acid, có tác dụng sát trùng nhẹ và bạt sừng. Thuốc được sử dụng nhằm giảm tình trạng da khô, bong tróc và dày sừng. Ngoài ra, acid salicylic còn được sử dụng phối hợp với corticoid để tăng tác dụng thẩm thấu của thuốc.
2. Thuốc uống điều trị tổ đỉa
Thuốc uống được sử dụng trong điều trị tổ đỉa có tác dụng chống ngứa, giảm tổn thương da và điều trị viêm nhiễm. So với thuốc bôi, thuốc uống có rủi ro và nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng khi cần thiết.
Các loại thuốc uống được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa, bao gồm:
- Thuốc kháng histamine tổng hợp: Hoạt động giải phóng histamine của hệ miễn dịch có thể khiến tổn thương da ngứa ngáy dai dẳng. Để giảm ngứa, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc kháng histamine tổng hợp như Cetirizin, Clorpheniramin, Loratadin,…
- Thuốc corticoid: Thuốc corticoid được cân nhắc sử dụng trong 5 – 10 ngày nếu tổn thương da bùng phát mạnh và không có đáp ứng với điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như tăng đường huyết, loãng xương, suy tuyến thượng thận,…
- Kháng sinh: Trong trường hợp bội nhiễm da nặng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh đường uống. Kháng sinh được dùng trong điều trị tổ đỉa bội nhiễm chủ yếu là nhóm penicillin.
- Thuốc kháng nấm: Thuốc kháng nấm (Griseofulvin) được sử dụng khi có hiện tượng nhiễm nấm. Tuy nhiên, loại thuốc này ảnh hưởng đến gan, thận và chức năng sinh lý nên cần thận trọng khi sử dụng.
3. Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu mãn tính như tổ đỉa, vảy nến và viêm da cơ địa. Biện pháp này sử dụng tia UV nhân tạo kết hợp với thuốc Psoralene nhằm làm giảm tổn thương da.
Cơ chế của liệu pháp ánh sáng là ức chế tổng hợp ADN, giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, ức chế các chất tiền viêm và thành phần trung gian, từ đó giúp giảm viêm và ngứa ngáy.
Hiện nay, liệu pháp này được chỉ định cho các trường hợp đáp ứng kém với thuốc bôi hoặc gặp phải các tác dụng phụ nặng nề do lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, liệu pháp ánh sáng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng sắc tố, nổi phỏng nước, thúc đẩy tốc độ lão hóa da,…
An Bì Thang: Giải pháp “vàng” cho người bệnh tổ đỉa
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, Đông y quan niệm tổ đỉa ở tay là thể nga trưởng phong và ở bàn chân là thấp cước khí. Nguyên nhân chính gây ra tổ đỉa là do nhiệt tà, độc tà, phong và thấp xâm nhập, kết tụ ở dưới biều bì da bàn chân/tay. Điều này khiến da không được nuôi dưỡng, từ đó bị khô và bong tróc.
Nếu phong, thấp và nhiệt kết tụ với nhau, sẽ phát sinh nhiều mụn nước trên da và gây ngứa ngáy. Nhiệt tà trong cơ thể quá mạnh cũng sẽ khiến da bị mưng mủ, viêm sưng và lở loét.
“Bởi vậy, để chữa được căn bệnh khó chịu này, Đông y thường sử dụng các bài thuốc thanh nhiệt, lợi thấp và khu phong, nhằm điều hòa khí huyết và giảm triệu chứng tổ đỉa trên da“, Bác sĩ Nhuần nhận định, “Khi các yếu tố gây bệnh được triệt tiêu thì bệnh tổ đỉa tự khắc thuyên giảm“.
An Bì Thang – một bài thuốc trị các bệnh viêm da nổi tiếng của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cũng giúp loại bỏ tổ đỉa dựa theo nguyên tắc đó.
Dưới đây là lời giải đáp cho những thắc mắc thường gặp về bài thuốc độc đáo này:
1. An Bì Thang trị tổ đỉa từ gốc?
Bài thuốc An Bì Thang là thành quả lao động miệt mài của Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cùng các cộng sự tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
Bài thuốc bao gồm 3 chế phẩm, tạo nên cơ chế “tác động kép” tương hỗ từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong.
Bao gồm:
- Thuốc uống dạng cao đóng gói/lọ tiện dụng: Công dụng giải độc cơ thể, tiêu viêm, giảm phù nề và thanh lọc cơ thể. Đồng thời, giúp tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cơ thể. Đặc biệt, bài thuốc có thể gia giảm tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa và độ tuổi người dùng. Điều này có thể giải thích vì sao bài thuốc An Bì Thang được đánh giá là an toàn cho mọi đối tượng người dùng.
- Thuốc bôi ngoài dạng cao bôi dễ sử dụng: Công dụng giảm ngứa, nóng rát, giảm đau, ngăn ngừa tăng kích thước mụn nước, làm lành thương tổn trên da.
- Thuốc ngâm rửa: Công dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm nhiễm trùng, làm sạch các vảy bị bong sau khi mụn nước tự tiêu.
Kết hợp sử dụng các thành phần này có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng rõ ràng trong từng giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (3 – 4 tuần đầu tiên): Triệu chứng ngứa, nóng rát giảm nhẹ.
- Giai đoạn 2 (ở tháng thứ 2 sau khi dùng thuốc): Các triệu chứng giảm hẳn, dần biến mất, da mịn màng và khỏe mạnh trở lại.
- Giai đoạn 3: Tổ đỉa không tái phát. Cơ thể sung mãn hơn nhờ thuốc có thể giúp bồi bổ cơ thể.
2. Tại sao An Bì Thang được nhiều người bệnh tin dùng?
So với thuốc Tây, bài thuốc An Bì Thang không thể mang lại tác dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, bài thuốc Đông y này vẫn được giới chuyên gia đánh giá cao hơn bởi các ưu điểm sau:
- Bài thuốc An Bì Thang an toàn tuyệt đối, vì có nguồn gốc 100% tự nhiên. Thuốc không gây tác dụng phụ phổ biến như thuốc Tây, không chứa hóa chất bảo quản hay hormone và thuốc kháng sinh.
- Người bệnh có thể dùng thuốc An Bì Thang trong thời gian dài để điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh và phòng tránh bệnh tái phát. Kể cả dùng kéo dài, thuốc cũng không gây “nhờn” thuốc hoặc các tác dụng không mong muốn cho sức khỏe. Ngược lại, thuốc còn giúp bồi bổ sức khỏe tổng thể – điều mà thuốc Tây không thể làm được.
- Sự kết hợp giữa thuốc đường uống và thuốc bôi/ngâm rửa bên ngoài đem lại hiệu quả điều trị tổ đỉa toàn diện.
- An Bì Thang có thể phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ trên 1 tuổi. Dùng thuốc uống trong và bôi ngoài cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sữa mẹ khi dùng để điều trị cho các mẹ “bỉm”.
- Không chỉ điều trị bệnh, bài thuốc còn giúp phục hồi các tổn thương trên da, làm liền sẹo, giúp người bệnh mau chóng lấy lại được sự thoải mái, tự tin với làn da khỏe đẹp.
3. Người bệnh đánh giá thế nào sau khi sử dụng bài thuốc An Bì Thang?
Liệu trình sử dụng An Bì Thang cho người bệnh thường kéo dài 2 – 3 tháng. Nếu tình trạng tổ đỉa nặng, bị bội nhiễm, người bệnh có thể phải kéo dài thời gian sử dụng thuốc. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra, bởi nếu thựuc hiện đúng liệu trình, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Bên cạnh đó, bài thuốc An Bì Thang có cơ chế tác động toàn diện, hiệu quả cải thiện triệu chứng có thể dễ dàng ghi nhận ở ngay những tuần sử dụng đầu tiên.
Theo kết quả của một khảo sát dựa trên 500 bệnh nhân, sau khi kiên trì sử dụng hết liệu trình thuốc:
- 100% bệnh nhân cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, mụn sau 1 – 2 tuần sử dụng thuốc
- 85% bệnh nhân chấm dứt được các triệu chứng bệnh sau liệu trình 1 – 3 tháng
- 13% bệnh nhân ở thể mãn tính thoát khỏi bệnh sau 3 – 5 tháng điều trị
- 2% bệnh nhân thuyên giảm chậm, nguyên nhân do không thực hiện đúng chế độ ăn uống, sử dụng thuốc không đúng theo phác đồ đã được bác sĩ đưa ra trước đó
Ở 2 – 3 tuần cuối của liệu trình dùng thuốc, khi các triệu chứng ngứa và mụn nước đã giảm hẳn, nhiều người có tâm lý chủ quan, không dùng tiếp thuốc. Điều này là không nên. Bởi lẽ, nếu người bệnh kiên trì đi hết liệu trình dùng thuốc, có thể giúp các tế bào da sản sinh lớp biểu bì mới, hỗ trợ làm lành da tổn thương. Không những vậy, thuốc sẽ tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của người bệnh nhằm ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại.
Bởi vậy, bài thuốc đã và đang nhận được không ít phản hồi tích cực từ người bệnh.
Không chỉ vậy, ngay cả các chuyên gia Đông y hàng đầu cũng có cái nhìn thiện cảm về bài thuốc này.
Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện nhận định: “Việc sử dụng cả 3 chế phẩm uống – bôi – rửa của An Bì Thang sẽ mang đến hiệu quả điều trị bệnh toàn diện cho người bệnh. Thay vì chỉ tác động vào triệu chứng, An Bì Thang sẽ tác động vào sâu bên trong, tiêu diệt căn nguyên gây bệnh, song song với đó là khắc phục các triệu chứng bệnh, sớm cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, An Bì Thang còn có thể điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh da liễu khác, bao gồm: Vảy nến, á sừng, chàm, viêm da cơ địa… Hiệu quả và độ an toàn của bài thuốc này đã được kiểm chứng qua thực tiễn sử dụng và nhận được nhiều tin yêu từ người bệnh, trong đó có nữ diễn viên hài Thu Huyền.
>>> Khám phá hành trình điều trị viêm da cơ địa thành công của nghệ sĩ Thu Huyền trong VIDEO này:
Chăm sóc và phòng ngừa tổ đỉa tái phát
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị tổ đỉa chỉ giúp giảm nhẹ biểu hiện lâm sàng và ngăn ngừa biến chứng. Hơn nữa lạm dụng các loại thuốc này còn gây ra nhiều tác dụng phụ và tình huống rủi ro.
Vì vậy ngoài điều trị y tế, bạn nên phối hợp với các biện pháp chăm sóc để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, thúc đẩy tốc độ phục hồi của da và hạn chế tần suất bệnh tái phát.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa chàm tổ đỉa tái phát, bao gồm:
- Giữ vệ sinh vùng da tay và da chân nhằm hạn chế viêm nhiễm và cải thiện mức độ ngứa ngáy.
- Không chà xát lên mụn nước và các vùng da viêm đỏ. Tình trạng này có thể khiến da rỉ dịch, lở loét và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Hạn chế tiếp xúc với xà phòng có độ pH cao và hóa chất. Nên mang bao tay và ủng khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa hoặc dung dịch có tính kiềm và axit.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh và điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt khoa học nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể. Trên thực tế, người có hệ miễn dịch khỏe mạnh có tần suất tái phát tổ đỉa thấp hơn so với người có chức năng đề kháng kém.
- Kiểm soát căng thẳng thần kinh bằng cách giảm thời gian làm việc, ngủ đủ giấc, nghe nhạc, đọc sạch và tập thể dục thường xuyên.
- Ma sát quá mức có thể khiến da đổ nhiều mồ hôi, tăng nguy cơ nhiễm nấm và kích thích tổ đỉa bùng phát. Vì vậy, bạn nên hạn chế mang giày bít, có chất liệu cứng và thấm hút kém.
- Chủ động bảo vệ sức khỏe và tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể tạo độc tố kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng nguyên, giải phóng các chất trung gian và làm bùng phát chàm tổ đỉa.
Bệnh tổ đỉa là tình trạng tổn thương da mãn tính khu trú ở bàn tay và bàn chân. Mặc dù có tính chất dai dẳng và dễ tái phát nhưng nếu tích cực điều trị và chăm sóc đúng cách, bạn có thể kiểm soát tổn thương da và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tốt nhất, để có phác đồ điều trị bệnh tổ đỉa tối ưu nhất, người bệnh nên đi thăm khám sớm. Độc giả có thể liên hệ với địa chỉ sau để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tổ đỉa và bài thuốc An Bì Thang:
- Bệnh nam khoa(1)
- Bệnh phụ khoa(15)
- Bệnh xã hội(33)
- Tin sức khỏe(20)