Thuốc nhét trĩ loại nào tốt? Cách đặt vào hậu môn & lưu ý

Thuốc nhét trĩ (thuốc đặt trực tràng/ hậu môn) thường được sử dụng để điều trị bệnh trĩ nội. Thuốc có tác dụng chính là cải thiện các triệu chứng khó chịu như phù nề, viêm đỏ, ngứa ngáy và nóng rát hậu môn. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn giúp giảm mức độ xuất huyết khi đi tiêu và hỗ trợ làm co búi trĩ.

Thuốc nhét trĩ
Thuốc nhét trĩ loại nào tốt?

Thuốc nhét trĩ có tác dụng gì? Khi nào sử dụng?

Thuốc nhét trĩ (thuốc đặt trực tràng/ hậu môn) là một trong những nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nội. Thông thường, trĩ ngoại xuất hiện ở bên ngoài ống hậu môn nên có thể sử dụng thuốc bôi. Tuy nhiên, búi trĩ nội xuất hiện trên đường lược và nằm sâu bên trong ống hậu môn nên việc dùng thuốc bôi gặp khá nhiều bất lợi.

Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhét trĩ để cải thiện các triệu chứng do trĩ nội gây ra như sưng nóng, phù nề, viêm đỏ, ngứa ngáy và chảy máu khi đi tiêu. Ngoài ra, một số loại thuốc đặt còn có tác dụng co mạch, hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ và ngăn ngừa viêm nhiễm hậu môn.

Tuy nhiên trên thực tế, tác dụng làm co búi trĩ của thuốc nhét hậu môn tương đối hạn chế. Nhóm thuốc này chủ yếu được sử dụng để cải thiện triệu chứng do bệnh trĩ gây ra.

Thuốc nhét trĩ có thể được dùng trong những trường hợp sau:

  • Bệnh trĩ nội độ 1 và độ 2
  • Một số trường hợp trĩ nội độ 3
  • Người bị trĩ kèm theo các bệnh hậu môn khác như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn hoặc tổn thương niêm mạc hậu môn do táo bón mãn tính

Ở giai đoạn 4, búi trĩ thường có kích thước lớn nên việc đặt thuốc có thể gây đau và khó chịu. Đối với trường hợp này, nên cân nhắc phẫu thuật cắt trĩ để cải thiện triệu chứng và dự phòng các biến chứng nặng nề.

Thuốc nhét trĩ (thuốc đặt hậu môn) loại nào tốt?

Để lựa chọn được loại thuốc nhét trĩ phù hợp với tình trạng sức khỏe và khả năng tài chính, bạn có thể tham khảo 5 loại thuốc được tổng hợp sau đây:

1. Viên đặt trĩ chữ A – Nhật Bản

Viên đặt trĩ chứ A có xuất xứ từ Nhật Bản. Ngoài dạng viên đặt, thuốc còn được bào chế ở dạng thuốc xịt và thuốc bôi trĩ.

Thành phần chính của thuốc là Allantoin 10mg có tác dụng làm dịu niêm mạc, giảm sưng nóng, phục hồi mô tổn thương và hư hại; Prednisolone acetate 0.5mg là dẫn xuất của corticoid có khả năng kháng viêm, chống dị ứng và giảm đau rát; Vitamin E 25mg giúp làm dịu ống trực tràng – hậu môn, bôi trơn ống tiêu hóa nhằm giảm ma sát giữa phân với búi trĩ và Lidocaine 30g có đặc tính gây tê, làm mát và giảm đau tại chỗ.

Với những thành phần trên, thuốc nhét trĩ chữ A có thể cải thiện tình trạng sưng nóng, ngứa rát, khó chịu, viêm sưng và giảm mức độ chảy máu sau khi đại tiện. Bên cạnh đó loại thuốc này giúp phục hồi tổn thương ở niêm mạc trực tràng và hậu môn. Thuốc nhét trĩ chữ A được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nội. Đối với trường hợp trĩ ngoại, có thể sử dụng thuốc bào chế ở dạng bôi hoặc dạng xịt.

thuốc nhét bệnh trĩ
Viên đặt trĩ chữ A – Nhật Bản chứa thành phần chính là Allantoin, vitamin E, Prednisolone, Lidocaine

Liều dùng – Tần suất:

  • Mỗi lần chỉ đặt 1 viên thuốc
  • Dùng từ 1 – 2 lần hoặc sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ

Giá bán tham khảo:

  • Viên đặt trĩ chữ A – Nhật Bản có giá bán 505.000 đồng/ hộp 20 viên

2. Thuốc nhét hậu môn trị trĩ Proctolog

Thuốc đặt Proctolog là dược phẩm của Công ty Pfizer (Tập đoàn đa quốc gia của Mỹ). Tương tự thuốc chữ A – Nhật Bản, loại thuốc này được bào chế ở dạng đặt và dạng bôi nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Thuốc chứa thành phần chính là Trimebutine có tác dụng điều hòa nhu động dạ dày – ruột nhằm cải thiện tình trạng tiêu chảy và táo bón ở bệnh nhân trĩ. Ngoài ra, loại thuốc này còn chứa Ruscogenine có khả năng tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ mạch máu nhằm hạn chế hiện tượng ứ huyết ở tĩnh mạch trực tràng – hậu môn và giảm mức độ xuất huyết khi đi tiêu.

Thuốc nhét hậu môn Proctolog được sử dụng để điều trị ngứa ngáy, đau hậu môn do bệnh trĩ hoặc do các bệnh lý hậu môn khác như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,…

Thuốc nhét trĩ
Thuốc nhét trĩ Proctolog có tác dụng giảm ngứa ngáy và đau rát hậu môn

Liều dùng – Tần suất:

  • Sử dụng 1 viên/ lần
  • Đặt từ 1 – 2 viên/ ngày hoặc có thể dùng theo hướng dẫn của bác sĩ

Giá bán tham khảo:

  • Viên đặt Proctolog có giá 55.000 đồng/ hộp 2 vỉ x 5 viên

Không nên sử dụng thuốc nếu có tiền sử dị ứng với các thành phần nêu trên và propylene glycol (thành phần đệm trong các loại thuốc bôi và viên đặt hậu môn).

3. Viên đặt trị trĩ, nứt kẽ hậu môn Healit Rectan

Healit Rectan là thuốc dạng đặt hậu môn của Công ty VH Pharma – Cộng hòa Séc. Thuốc có khả năng làm giảm các triệu chứng trĩ cấp tính như chảy máu, phù nề, viêm hoặc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng sau phẫu thuật cắt trĩ. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn hỗ trợ điều trị rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, vết loét tại trực tràng – hậu môn và áp xe hậu môn.

Thành phần chính của thuốc là Witepsol W25 có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ đào thải phân, từ đó làm giảm áp lực lên búi trĩ và vùng niêm mạc bị sưng đau. Bên cạnh đó, thuốc còn chứa Copolymer có đặc tính dưỡng ẩm, làm dịu niêm mạc, giảm sưng đau và ngứa ngáy. Các thành phần của loại thuốc này này tương đối lành tính, ít gây dị ứng và quá mẫn.

thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ
Healit Rectan là thuốc dạng đặt hậu môn của Công ty VH Pharma – Cộng hòa Séc

Liều dùng – Tần suất:

  • Dùng 1 viên/ lần/ ngày
  • Nên sử dụng vào buổi tối ngay sau khi đi vệ sinh
  • Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, loại thuốc này có thể sử dụng liên tục trong vòng 30 ngày

Giá bán tham khảo:

  • Thuốc nhét trĩ Healit Rectan có giá bán khoảng 350.000 đồng/ hộp 2 vỉ x 5 viên đặt

4. Thuốc đặt trị trĩ Avenoc

Viên đặt trĩ Avenoc được xuất xứ từ Mỹ. Thuốc được sử dụng để cải thiện tạm thời các triệu chứng do trĩ như ngứa, nóng rát, sưng và phù nề hậu môn. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng để điều trị một số bệnh lý trực tràng hậu môn khác.

Thành phần chính trong thuốc là Lanolin (chất béo màu vàng được chiết xuất từ len cừu). Thành phần này có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm và phục hồi niêm mạc trực tràng – hậu môn bị tổn thương. Ngoài ra, thuốc còn chứa Vaselin có khả năng bôi trơn ống hậu môn, giảm sưng nóng và chảy máu sau khi đại tiện.

Thuốc nhét trĩ
Thuốc đặt trị trĩ Avenoc còn được sử dụng để điều trị các bệnh lý trực tràng – hậu môn khác

Liều dùng – Tần suất:

  • Sử dụng 1 viên/ lần
  • Dùng từ 1 – 2 viên/ ngày hoặc sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ

Giá bán tham khảo:

  • Viên đặt hỗ trợ điều trị bệnh trĩ Avenoc được bán với giá 600.000 đồng/ hộp x 10 viên

5. Thuốc nhét trị trĩ Preparation H

Viên nhét trị trĩ Preparation H có xuất xứ từ Mỹ với thành phần chính là Cocoa butter/ bơ ca cao (88.44%) có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm niêm mạc, bảo vệ ống hậu môn và búi trĩ. Ngoài ra thuốc còn chứa hoạt chất co mạch Phenylephrine có khả năng co mạch máu trong búi trĩ nhằm giảm lưu lượng máu tuần hoàn, hạn chế nguy cơ búi trĩ gia tăng kích thước và cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu.

Thuốc được sử dụng để làm giảm tình trạng sưng, ngứa và đau rát ở hậu môn. Ngoài ra, viên nhét trĩ Preparation H còn hỗ trợ làm co búi trĩ và cải thiện mức độ sa búi trĩ.

Thuốc nhét trĩ
Viên nhét trị trĩ Preparation H xuất xứ từ Mỹ với thành phần chính là Cocoa butter và Phenylephrine

Liều dùng – Tần suất:

  • Sử dụng 1 viên/ lần
  • Dùng tối đa 4 lần/ ngày (buổi sáng, buổi tối và sau khi đi tiêu)

Giá bán tham khảo:

  • Thuốc nhét trĩ Preparation H của Mỹ có giá 650.000 đồng/ hộp 12 viên

Cách dùng thuốc đặt trị trĩ vào hậu môn

Thuốc đặt (thuốc nhét) là dạng bào chế khá phổ biến bên cạnh thuốc dạng viên nén và dạng bôi. Loại thuốc này thường ở dạng rắn, cứng và có hình viên đạn. Thuốc được đưa trực tiếp vào ống trực tràng hậu môn, sau đó nhờ tác động từ thân nhiệt, viên thuốc tan dần và giải phóng hoạt chất. Các hoạt chất sẽ được tĩnh mạch ở trực tràng hấp thu và chuyển hóa.

Thuốc nhét trĩ
Cần sử dụng thuốc nhét trĩ đúng cách để đảm bảo hiệu quả và phòng ngừa tác dụng phụ

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhét trị trĩ:

  • Kiểm tra hạn sử dụng và tình trạng thuốc trước khi dùng. Tuyệt đối không dùng thuốc hết hạn, bao bì có dấu hiệu rách, hư hại hoặc kết cấu thuốc bị thay đổi, biến chất.
  • Vệ sinh vùng hậu môn với nước muối ấm, sau đó dùng khăn lau khô. Đồng thời rửa sạch tay với xà phòng trước khi tiến hành đặt thuốc.
  • Để đặt thuốc, cần nằm nghiêng sang 1 bên và một chân co lên (chân ở trên)
  • Sau đó bóc vỏ thuốc và đưa phần nhọn vào trực tràng, dùng ngón tay đẩy thuốc vào sâu bên trong (chỉ đẩy vừa đủ chiều dài viên thuốc).
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 – 15 phút để cố định thuốc bên trong ống hậu môn.
  • Sau khi đặt thuốc, nên rửa sạch tay với xà phòng để tránh thuốc dính vào các vùng da nhạy cảm.

Khi đặt thuốc, nên tránh các hoạt động mạnh như chạy nhảy, mang vác nặng. Các hoạt động này có thể khiến thuốc rơi ra bên ngoài.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhét trĩ

Thuốc nhét trĩ là một trong những loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ và một số bệnh lý hậu môn khác. Dùng thuốc đúng cách có thể giảm sưng nóng, viêm đỏ, ngứa ngáy hậu môn và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra thuốc đặt trực tràng còn giúp kiểm soát tình trạng chảy máu khi đi tiêu và hỗ trợ làm co búi trĩ.

Thuốc nhét trĩ
Nên kết hợp với sử dụng thuốc uống, thay đổi lối sống, can thiệp thủ thuật,… để tăng hiệu quả điều trị

Tuy nhiên lạm dụng loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy khi sử dụng thuốc nhét trĩ, cần chú ý một số thông tin quan trọng sau:

  • Hầu hết các loại thuốc đặt trực tràng đều có bán tại các nhà thuốc tây trên toàn quốc. Tuy nhiên cần tránh tình trạng tự ý dùng thuốc khi chưa tham vấn y khoa. Tùy tiện sử dụng thuốc có thể không đem lại cải thiện như mong muốn hoặc thậm chí gây ra một số tình huống rủi ro.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc có thể dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phần lớn các loại nhét trĩ chỉ giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng. Vì vậy nên phối hợp với một số loại thuốc uống, thay đổi lối sống hoặc can thiệp thủ thuật xâm lấn để làm co búi trĩ và điều trị bệnh hoàn toàn.
  • Khi dùng thuốc đặt, nên uống nhiều nước và bổ sung rau xanh để tăng tác dụng ngừa táo bón và giảm ma sát lên búi trĩ khi đi tiêu.
  • Cần vệ sinh vùng hậu môn và tay trước khi đặt thuốc nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và kích ứng.
  • Nếu nhận thấy niêm mạc hậu môn ngứa ngáy, viêm đỏ và phù nề, nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn chuyên môn. Bác sĩ có thể đề nghị giảm liều hoặc thay thế bằng một loại thuốc.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người mắc đồng thời nhiều bệnh lý mãn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Tránh lạm dụng thuốc đặt hoặc thuốc bôi trĩ. Tình trạng này có thể gây kích ứng, viêm đỏ niêm mạc và rối loạn nhu động ruột.
  • Trong trường hợp búi trĩ có kích thước lớn và sa ra ngoài thường xuyên, nên trao đổi với bác sĩ để được đánh giá mức độ bệnh và can thiệp các biện pháp điều trị phù hợp. Sử dụng thuốc trong những trường hợp này thường không đem lại cải thiện lâm sàng rõ rệt.

Bài viết đã tổng hợp một số loại thuốc nhét trĩ phổ biến trên thị trường, đồng thời đề cập đến cách sử dụng và một số vấn đề cần lưu ý khi dùng. Tuy nhiên để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể trao đổi với dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa.