Bé bị viêm họng ho nhiều phải làm sao?

Bé bị viêm họng ho nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang xuất hiện biến chứng xấu. Vì vậy, phụ huynh nên có phương pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Muốn tìm được cách chữa an toàn và phù hợp, cha mẹ có thể theo dõi bài viết sau đây.

Nguyên nhân bé bị viêm họng ho nhiều

Ho là một phản xạ của cơ thể để loại bỏ dịch đờm và vi trùng. Tuy nhiên nếu trẻ bị ho quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể bắt nguồn từ các yếu tố sau:

  • Viêm họng do liên cầu khuẩn

Bên cạnh virus, vi khuẩn thì liên cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm họng. Khi mắc bệnh, bé có thể sốt hoặc sưng đỏ hạch bạch huyết, amidan.

Liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng
Liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng
  • Viêm amidan

Viêm amidan là bệnh viêm đường hô hấp phổ biến, có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ chảy nước bọt nhiều hơn bình thường, nhiệt độ cơ thể tăng cao, âm thanh phát ra khó chịu và dần trở nên biếng ăn.

  • Cảm lạnh

Đa phần các trường hợp bị viêm họng gây ho là do cảm lạnh. Theo thống kê, trẻ sinh trong 12 tháng đầu có thể bị cảm từ 7 – 8 lần. Lý do là vì lúc này hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên tác nhân có hại dễ dàng xâm nhập.

  • Bệnh tay chân miệng

Bệnh lý này xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Triệu chứng cụ thể bao gồm đau họng, đau miệng, sốt, ho. Thậm chí bé có thể nổi mụn nước và viêm loét bên trong miệng. Tình trạng này gây cản trở đến quá trình nhai nuốt của trẻ.

Nếu thấy trẻ ho quá nhiều, cha mẹ nên đưa đến bệnh viện thăm khám kịp thời. Tại đây, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử dị ứng, môi trường sinh sống và các triệu chứng liên quan.

Nếu trẻ ho nhiều ngày không dứt, cha mẹ cần sớm đưa bé đi thăm khám tại bệnh viện
Nếu trẻ ho nhiều ngày không dứt, cha mẹ cần sớm đưa bé đi thăm khám tại bệnh viện

Tùy vào mức độ bệnh lý mà trẻ sẽ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Bao gồm: thử nghiệm lao, chụp X quang phổi, chụp xoang, kiểm tra chức năng hô hấp, xét nghiệm huyết thanh tìm vi trùng, nội soi phế quản trong trường hợp nghi ngờ dị vật.

Bé bị viêm họng ho nhiều và cách điều trị

Có thể thấy, viêm họng có thể phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân. Vì vậy phụ huynh nên tham khảo ý kiến của y, bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó cha mẹ cũng có thể bảo vệ trẻ bằng các phương pháp phòng tránh tại nhà.

Chữa viêm họng ở trẻ em bằng thuốc Tây

Tác dụng của tây y là đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của viêm họng, đặc biệt là tình trạng ho nhiều dai dẳng. Để chữa bệnh cho bé, đa số phụ huynh sẽ tìm đến những loại thuốc tây sau:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen,… có tác dụng giảm đau họng, đau đầu, nhức mỏi, hạ thân nhiệt.
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp bệnh hình thành do nhiễm trùng. Các loại thuốc thường dùng gồm Cephalothin,, Gentamicin, Amikacin,…
  • Thuốc corticoid: Sử dụng dưới dạng khí dung và xịt trực tiếp lên niêm mạc cổ họng. Thuốc có tác dụng giảm viêm, tiêu sưng và cải thiện các triệu chứng khó chịu.
  • Các loại thuốc khác: Nhóm này được sử dụng dựa trên từng trường hợp cụ thể. Có thể kể đến như: thuốc kháng histamine H1, thuốc trị ho, thuốc thông mũi, thuốc long đờm,…
Khi sử dụng thuốc tây trị viêm họng cho trẻ, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của y, bác sĩ
Khi sử dụng thuốc tây trị viêm họng cho trẻ, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của y, bác sĩ

Trị viêm họng cho trẻ bằng mẹo dân gian

Thay vào đó, phụ huynh hãy áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà như:

  • Mật ong và quất

Mật ong chứa nhiều chất kháng sinh mạnh giúp tăng cường sức đề kháng. Trong khi đó quất có tính ấm, chứa nhiều vitamin C, giúp long đờm và trị ho. Khi kết hợp hai nguyên liệu với nhau, chứng ho nhiều do viêm họng sẽ sớm bị đẩy lùi.

Cách chữa này được thực hiện như sau: Chuẩn bị 10 quả quất chín, cắt làm đôi và bỏ hết hạt. Sau đó cho quất vào bát, pha thêm một chút mật ong để đem chưng cách thủy trong 20 phút. Đợi hỗn hợp nguội thì cho bé uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi ngày dùng 2 – 3 thìa cà phê.

  • Lá hẹ hấp đường phèn

Trong đông y lá hẹ được coi là một vị thuốc quý. Lý do là vì thảo dược có thể diệt khuẩn và kháng viêm mạnh hơn thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó lá hẹ còn giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch để ngăn ngừa hại khuẩn.

Mẹo chữa bệnh bằng lá hẹ đã được nhiều gia đình áp dụng và đem đến hiệu quả cao. Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi. Ngoài ra cách thực hiện cũng tương đối đơn giản.

Lá hẹ chứa rất nhiều hoạt chất có lợi hỗ trợ quá trình điều trị viêm họng ở trẻ
Lá hẹ chứa rất nhiều hoạt chất có lợi hỗ trợ quá trình điều trị viêm họng ở trẻ

Đầu tiên phụ huynh cắt hẹ thành từng khúc nhỏ và giã nhuyễn đường phèn. Cho các nguyên liệu vào nồi hấp cách thủy trong 20 – 30 phút. Tiếp đến chắt hỗn hợp ra bát, đợi đến khi nguội thì cho trẻ uống 2 – 3 lần/ ngày.

  • Áp dụng lá diếp cá

Tác dụng của lá diếp cá là thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn. Ngoài ra chất decanoyl-acetaldehyd có trong thảo dược còn giúp hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng hiệu quả. Hai cách chữa bệnh bằng diếp cá như sau:

Cách 1: Đấu tiên bạn rửa sạch 15 – 20 lá diếp cá và xay thật nhuyễn. Tiếp theo sử dụng rây lọc để loại bỏ bã và giữ lại nước cốt. Cha mẹ nên cho bé uống nước diếp cá 1 – 2 lần/ ngày. Tuy nhiên cách chữa này không phù hợp với trẻ có dấu hiệu lạnh bụng hoặc đi tiểu phân lỏng.

Cách 2: Xay thật nhuyễn rau diếp cá để chắt lấy nước cốt. Trộn nước cháo loãng với nước cốt diếp cá, cho thêm một ít đường và đun trên bếp. Phụ huynh chắt nước cho bé và sử dụng 3 lần/ ngày, kiên trì điều trị trong 1 tháng để đẩy lùi cơn ho.

Mẹo chăm sóc tại nhà khi bị viêm họng

Cha mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Với trẻ sơ sinh, mẹ không nên cai sữa quá sớm. Bởi lẽ, sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch và ngăn chặn sự tấn công của hại khuẩn.

Bên cạnh các phương pháp điều trị, cha mẹ nên xây dựng một thực đơn dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng cho trẻ
Bên cạnh các phương pháp điều trị, cha mẹ nên xây dựng một thực đơn dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng cho trẻ

Một thực đơn khoa học phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Đồng thời hạn chế nạp vào cơ thể thức ăn có hại khiến dị nguyên phát triển mạnh. Cụ thể, phụ huynh hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nước ấm. Hạn chế sử dụng đồ lạnh hoặc ăn các món cay nóng, chiên xào ảnh hưởng đến cổ họng.

Tạo thói quen để trẻ đánh răng và súc miệng bằng nước muối mỗi ngày. Đồng thời cho trẻ học tập và vui chơi ở khu vực thoáng đãng, sạch sẽ, giữ nhiệt độ phòng ổn định. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và vật dụng cá nhân của bé.

Cha mẹ không nên đưa con đến chỗ đông người. Hãy đảm bảo giữ khoảng cách giữa trẻ và những đối tượng có dấu hiệu bị cảm lạnh. Hạn chế để bé tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm hoặc có các yếu tố dị nguyên. Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần theo dõi các triệu chứng của bệnh để kịp thời báo cho các bác sĩ chuyên khoa.

Chữa bé bi viêm họng họ nhiều bằng Đông y

Đông y quan niệm, viêm họng thuộc chứng hầu tý. Bệnh hình thành do phong hàn bên ngoài xâm nhập, phong nhiệt tại họng đốt cháy tân dịch và sinh đờm. Lúc này chức năng của tạng phủ mất điều hòa, chính khí không thể đẩy lùi tà khí dẫn đến viêm nhiễm.

Từ đó Đông y sẽ phối hợp các vị thuốc thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên để trị bệnh. Nguyên tắc của YHCT là cân bằng âm dương, loại bỏ dị nguyên và tăng cường sức đề kháng. Khi các chức năng được phục hồi, chính khí vững mạnh, bệnh sẽ tự khắc bị loại bỏ.

Đông y sẽ tập trung đẩy lùi dị nguyên và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại
Đông y sẽ tập trung đẩy lùi dị nguyên và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại

Ưu điểm của Đông y là sử dụng dược liệu của người Việt, dược tính mạnh, cho hiệu quả tận gốc. Do đó thuốc nam không gây tác dụng phụ như tây y và đem đến tác dụng toàn diện hơn mẹo dân gian. Phương pháp Đông y phù hợp với mọi đối tượng và an toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Bé bị viêm họng ho nhiều có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy cha mẹ không nên chữa bệnh qua loa và thờ ơ với bệnh lý của con. Nếu thấy bé có các dấu hiệu bất thường, phụ huyên hãy đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.