Bà bầu bị trĩ có đẻ thường được không hay sinh mổ?

Mang thai là một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển. Bệnh thường phát triển vào giai đoạn đầu của thai kỳ và tiến triển nặng vào những tháng cuối cùng khi thai nhi đã phát triển lớn. Vậy bà bầu bị trĩ có đẻ thường được không hay sinh mổ? Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.

Bà bầu bị trĩ nên sinh thường hay sinh mổ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và nguy cơ phát sinh biến chứng
Bà bầu bị trĩ đẻ thường hay đẻ mổ còn dựa vào tình trạng bệnh và nguy cơ phát sinh biến chứng

Bị trĩ khi mang thai và những thông tin cần biết

Trĩ là bệnh lý về hậu môn – trực tràng xảy ra khá phổ biến, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng triệu chứng của bệnh sẽ khiến bạn gặp rất nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh trĩ hình thành khi đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức, tích tụ máu gây căng phồng và hình thành nên các búi trĩ.

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị bệnh trĩ rất cao. Thống kê y học vào năm 2017 cho thấy, có đến 50% phụ nữ bị mắc bệnh trĩ trong quá trình mang thai. Trĩ là hệ quả tất yếu do sự phát triển tự nhiên của thai nhi trong tử cung, chúng chèn ép quá mức lên tĩnh mạch và tạo điều kiện cho búi trĩ phát triển. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai bạn có thể tham khảo:

  • Khi nang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tăng sinh progesterone làm giãn nở cơ ruột và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thức ăn. Lúc này, bà bầu sẽ phải đối mặt với triệu chứng táo bón kéo dài và dần biến chứng thành bệnh trĩ.
  • Thai nhi phát triển trong bụng mẹ sẽ gia tăng áp lực lên ổ bụng khiến quá trình lưu thông máu tại tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến cho máu tại hậu môn khó lưu thông, tích tụ tại gây sưng phồng và hình thành nên búi trĩ.
  • Mang thai lần hai khi cơ vòng hậu môn chưa kịp phục hồi lại bình thường sau khi trải qua lần sinh nở trước.
Sự phát triển của thai nhi bên trong tử cung gây chèn ép lên tĩnh mạch là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở thai phụ
Sự phát triển của thai nhi gây chèn ép lên tĩnh mạch là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở thai phụ

Bệnh trĩ thường tiến triển nặng khi thai phụ bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Lúc này thai nhi phát triển rất nhanh chóng, tử cung dần mở rộng để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Điều này sẽ vô tình tạo ra một áp lực lớn lên tĩnh mạch và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Bà bầu bị trĩ có đẻ thường được không hay sinh mổ?

Bệnh trĩ phát triển ở hậu môn – trực tràng, đây là cơ quan nằm liền kề với bộ phận sinh dục của nữ giới. Bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định, bệnh trĩ sẽ không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như sinh con tự nhiên của nữ giới. Tuy nhiên, mắc bệnh trĩ khi mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như tâm lý của mẹ bầu trong suốt thời gian thai kỳ.

Hiện nay, không có bất cứ chỉ định y tế nào bắt buộc bà bầu bị trĩ phải tiến hành sinh mổ. Việc nên lựa chọn sinh thường hay sinh mổ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như tình trạng bệnh, mức độ phát sinh biến chứng của búi trĩ, sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu,…

  • Những trường hợp bị trĩ nhẹ với cấp độ 1 và 2 nếu có sức khỏe ổn định thì hoàn toàn có thể tiến hành sinh thường. Tuy nhiên, trong quá trình sinh nở búi trĩ có thể lòi ra bên ngoài nhiều hơn, dễ bị nhiễm trùng, gây tổn thương đến cơ quan xung quanh và dẫn đến đau nhức kéo dài sau sinh.
  • Nếu bệnh trĩ đã tiến triển sang mức độ nặng hơn, sa ra bên ngoài kèm theo chảy máu thì tốt nhất mẹ bầu nên sinh mổ để đảm bảo an toàn. Nếu tiến hành sinh thường lúc này sẽ dễ khiến bệnh trĩ phát sinh biến chứng. Đồng thời, sinh thường khi bị trĩ nặng cũng sẽ khiến mẹ mất nhiều máu và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Những trường hợp trĩ nặng ở cấp độ 3 và 4 thì nên tiến hành đẻ mổ để tránh gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé
Trường hợp trĩ nặng nên tiến hành đẻ mổ để tránh gây nguy hiểm cho tính mạng cả mẹ và bé

Vì vậy, để biết được chính xác nên sinh thường hay sinh mổ khi bị trĩ trong giai đoạn thai kỳ thì bạn nên đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra mức độ bệnh trạng. Dựa vào kết quả thu được bác sĩ sẽ đánh giá về mức độ phát sinh biến chứng của búi trĩ khi sinh thường, từ đó mới tư vấn cho mẹ bầu nên chọn đẻ thường hay đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho tính mạng của cả mẹ và bé.

Bị trĩ khi mang thai cần phải làm gì?

Bệnh trĩ gây ra các triệu chứng rất khó chịu như ngứa ngáy, đau rát hậu môn, khó khăn khi đi đại tiện, chảy máu nhiều gây mất máu,… Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp giúp giảm bớt triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Ngoài việc tiến hành điều trị chuyên khoa, mẹ bầu cũng có thể đẩy lùi triệu chứng của bệnh giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn bằng cách điều chỉnh lại đời sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày của bản thân. Cụ thể là:

  • Khi đi vệ sinh không được rặn mạnh hoặc ngồi quá lâu làm gia tăng áp lực lên thành hậu môn. Hãy tập cho bản thân thói quen đi đại tiện vào cố định một giờ mỗi ngày, tốt nhất là từ 5 – 7 giờ sáng.
  • Nên duy trì thói quen tập luyện thể dục vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Khi nghỉ ngơi nên nằm nghiêng về bên trái để tránh gây ứ đọng máu tại vùng chậu và hậu môn. Cần tránh nằm sấp, nằm ngửa và ngồi quá lâu một chỗ.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng để tránh gây áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn
Mẹ bầu nên nằm nghiêng để tránh gây áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn
  • Bạn có thể ngâm hậu môn bằng nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi ngày giúp tăng tuần hoàn máu và giảm cảm giác đau đớn do búi trĩ gây ra. Sau khi đi đại tiểu tiện cần chú ý vệ sinh thật sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ. Nên dùng giấy vệ sinh mềm hoặc khăn ướt không chứa mùi, không màu và chất hóa học.
  • Hãy tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào trong chế độ ăn uống hàng ngày để tránh táo bón như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt,… Nói không với đồ ăn thô cứng khó tiêu hóa, đồ ăn cay nóng nhiều gia vị, đồ chiên ngập dầu, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế nguy cơ táo bón và giúp quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng hơn. Nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ngày, có thể uống nước trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng bệnh tại nhà như thoa nước cốt diếp cá, ngâm rửa hậu môn bằng cây lá bỏng,… Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Tây về điều trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi bên trong bụng mẹ.

Bà bầu bị trĩ nên sinh thường hay sinh mổ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, để biết được chính xác thì bạn nên thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn. Hy vọng, với những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết để trải qua quá trình vượt cạn thành công. Trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ bầu cũng nên chú ý đến lời dặn của bác sĩ để tầm soát bệnh và ngăn chặn nguy cơ phát sinh biến chứng.