Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả với 12+ mẹo đơn giản

Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể cho hiệu quả tích cực đối với các trường hợp bị bệnh nhẹ. Người bệnh được khuyên nên điều chỉnh lối sống kết hợp với các mẹo dân gian đơn giản dưới đây để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh mà không cần đến sự can thiệp của y tế.

Bệnh trĩ là tình trạng sưng phù, kích ứng xảy ra ở các tĩnh mạch nằm xung quanh ống hậu môn hoặc trực tràng.

  • Búi trĩ được hình thành khi khu vực này thường xuyên phải chịu áp lực từ việc đi tiêu hoặc đứng ngồi nhiều trong thời gian dài.
  • Đôi khi, bệnh trĩ cũng có thể phát triển ở những trường hợp bị táo bón mãn tính, tiêu chảy lâu ngày, béo phì hoặc bị căng thẳng kéo dài.
  • Khi bị bệnh trĩ, bạn có thể gặp nhiều triệu chứng khó chịu như đau khi đi ngoài, ngứa và nóng rát ở hậu môn, có máu lẫn với phân hoặc sờ thấy búi trĩ mềm ở cửa hậu môn.
  • Tùy theo đặc điểm, vị trí xuất hiện mà y học chia bệnh trĩ thành 3 dạng chính là: Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Để điều trị bệnh trĩ có nhiều cách, trong đó các mẹo dân gian, tại nhà là lựa chọn hàng đầu trước khi nghĩ tới phẫu thuật.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà
Nhiều cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể giúp kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả nhất

Ở mức độ nhẹ, các biện pháp khắc phục tự nhiên dưới đây có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu và ngăn không cho bệnh trĩ phát triển nặng hơn.

1. Chườm đá lạnh giảm sưng đau trĩ

Ở những người mắc bệnh trĩ, các tĩnh mạch nằm trong ống hậu môn trực tràng bị sưng phù khiến búi trĩ bị sa ra ngoài và gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Nhiệt độ lạnh có thể giúp xoa dịu cơn đau, ức chế phản ứng viêm và thu nhỏ búi trĩ.

Cách thực hiện:

  • Đổ đầy đá lạnh vào trong một cái túi, quấn thêm một lớp vải mỏng xung quanh.
  • Ngồi lên trên để hơi lạnh từ đá có thể tiếp xúc với hậu môn.
  • Áp dụng trong 20 phút và lặp lại sau mỗi giờ nếu bạn vẫn còn cảm giác đau. Nếu cảm thấy lạnh quá thì nên bỏ ra một xíu rồi ngồi lại.

Lưu ý: Một số người lấy cục đá chườm trực tiếp lên trên hậu môn. Hành động này không được khuyến khích bởi vùng da ở hậu môn và lớp niêm mạc bao bọc bên ngoài búi trĩ rất nhạy cảm. Bạn có thể bị bỏng nhiệt nếu để khu vực này tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh.

2. Tắm với nước ấm

Tắm nước ấm cũng là một giải pháp hữu ích giúp bạn giảm đau tạm thời và chống sưng viêm búi trĩ. Bạn có thể tắm dưới vòi hoa sen hoặc ngâm toàn thân vào trong bồn nước ấm.

Lưu ý:

  • Khi tắm cần lưu ý tránh kỳ cọ mạnh ở khu vực hậu môn.
  • Không dùng các loại sữa tắm chứa hương thơm hay chất tẩy trắng vì nó có thể khiến búi trĩ bị kích ứng, đau rát nặng hơn.
  • Có thể thêm vài giọt tinh dầu thảo dược vào bồn tắm kết hợp mát xa toàn bộ cơ thể. Điều này giúp thư giãn thần kinh, đẩy mạnh tuần hoàn máu, chống ứ trệ khí huyết ở khu vực hậu môn. Bởi đây là nguyên nhân khiến cho các tĩnh mạch bị sưng phồng hình thành nên bệnh trĩ.

3. Dùng khoai tây

Thực phẩm này chứa 80% là nước. Ngoài ra thực phẩm này còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin C, magie, kali ,carotenoid, flavonoid phong phú.

mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà bằng khoai tây
Khoai tây có tác dụng làm se tổn thương, thu nhỏ búi trĩ

Khoai tây giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, chống viêm, làm bền chắc thành mạch, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương của các mô trong hậu môn.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, bạn chỉ cần lấy củ khoai tây bào lát mỏng, sau đó lấy đắp vào hậu môn. Các thành phần vitamin C, carotenoid và flavonoid trong khoai tây hoạt động như một chất làm se tự nhiên. Nó giúp giảm sưng, thu nhỏ búi trĩ, đồng thời giảm thiểu tác hại của gốc tự do cũng như vi khuẩn đến các tế bào ở hậu môn.

4. Mẹo chữa bệnh trĩ bằng giấm táo

Giàu axit lactic, giấm táo có thể giúp giảm viêm ngứa, xoa dịu kích ứng do bệnh trĩ. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để khắc phục bệnh theo 1 trong 2 cách dưới đây:

  • Cách 1: Dùng giấm táo nguyên chất

Gạn hai thìa giấm táo ra một cái chén sạch. Dùng 1 miếng bông gòn nhúng vào bát giấm rồi thoa vào hậu môn 2 – 3 lần liên tục. Hàng ngày áp dụng cách này vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ

  • Cách 2: Kết hợp giấm táo với mật ong

Mật ong cũng là nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn, giảm ngứa tốt. Thành phần vitamin E có trong mật ong còn giúp làm dịu cảm giác đau rát khi bị sa trĩ.

Bạn chỉ cần trộn mật ong với giấm táo theo tỷ lệ 1:1. Sau đó thoa vào hậu môn và để khoảng 30 phút sau hãy rửa sạch lại.

5. Chữa bệnh trĩ bằng nha đam

Nha đam có thành phần glycoprotein và polysacarit, giúp kháng viêm, giảm đau, xoa dịu cơn ngứa ở hậu môn khi bị trĩ, đồng thời cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch.

Đặc biệt, thành phần anthraquinone được tìm thấy trong nha đam còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột co bóp đều đặn để thức ăn được tiêu hóa và di chuyển nhanh hơn trong đường ruột, ngăn ngừa táo bón, qua đó giảm hiện tượng đau và sa trĩ khi đi ngoài.

  • Cách 1: Làm sạch hậu môn rồi lấy gel nha đam bôi vào 2 – 3 lần trong ngày
  • Cách 2: Dùng 1 – 2 bẹ nha đam gọt sạch vỏ, lấy ruột bên trong cắt thành hạt lựu đem nấu chung với đường phèn. Uống nước và ăn cả cái để chống táo bón, cải thiện bệnh trĩ từ bên trong.

Một số người có thể bị dị ứng với nha đam. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thoa một lượng nhỏ gel nha đam lên cẳng tay, chờ khoảng 24 – 48 tiếng. Nếu không có phản ứng bất thường xảy ra thì có thể tiến hành trị bệnh trĩ tại nhà bằng nha đam theo cả đường bôi và đường uống.

Các trường hợp đang sử dụng thuốc làm loãng máu, bệnh nhân bị tiểu đường, hội chứng ruột kích thích không nên ăn hoặc uống nước nha đam.

6. Dùng các loại tinh dầu

Một số loại tinh dầu khi được sử dụng theo đường bôi ngoài da có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ. Chúng bao gồm:

  • Dầu cây trà: 

Đặc tính sát trùng, chống viêm của dầu cây trà chính là vũ khí giúp bạn chống lại bệnh trĩ. Nó giúp giảm sưng ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn. Thoa dầu cây trà nguyên chất lên khu vực bị trĩ 2 – 3 lần trong ngày bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Dầu dừa:

Thoa dầu dừa vào hậu môn là cách đơn giản để làm giảm kích ứng và sưng búi trĩ, xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu.

cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả bằng dầu dừa
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng dầu dừa khá an toàn, giúp chống sưng đau trĩ và giảm ngứa tốt
  • Tinh dầu hoa cúc:

Loại tinh dầu này được biết đến với tác dụng kháng viêm. Nó cũng giúp làm thư giãn các dây thần kinh cảm giác ở hậu môn, qua đó giúp người bệnh bớt đau.

  • Dầu bạc hà:

Nghiên cứu đã chỉ ra, trong tinh dầu bạc hà có chứa tới hơn 50 hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Hãy thoa loại tinh dầu này vào hậu môn vài lần trong ngày để thu nhỏ búi trĩ và giúp các mô bị tổn thương nhanh lành.

  • Tinh dầu quế

Tinh dầu quế cũng có tác dụng tích cực trong việc chống viêm, giảm đau ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Nó hoạt động như một loại thuốc sát trùng ngoài da, giúp giảm ngứa, thúc đẩy quá trình hồi phục của tổn thương ợ ống hậu môn trực tràng.

Nếu không có sẵn các loại tinh dầu trên, bạn có thể thay thế bằng dầu ô liu, dầu đinh hương, dầu thì là hay tinh dầu hoa oải hương cũng có tác dụng tương tự.

Bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái – Hãy điều trị càng sớm càng tốt

7. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng muối Epsom

Muối epsom còn được gọi là muối vô cơ Magie sulphat. Loại muối này được tìm thấy tại một con suối nước đắng ở Anh. Điểm đặc biệt của nó là muối có vị đắng thay vì mặn như các loại muối thông thường khác.

Muối Epsom được tạo thành từ 2 thành phần chính là Magie và Sulphat:

  • Magie có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa xơ cứng động mạch
  • Sulphat lại có tác dụng giảm đau, đào thải độc tố.

Sử dụng loại muối này đúng cách còn giúp kích thích sản sinh serotonin – một chất có tác dụng làm thư giãn thần kinh, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Ngày nay, muối Epsom được bày bán phổ biến tại các cửa hàng trực tuyến nên bạn có thể tìm mua về sử dụng để chữa bệnh trĩ.

  • Cách 1: Thêm một ít muối Epsom vào trong bồn nước ấm và ngâm toàn thân vào trong đó 20 phút. Áp dụng 1 – 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi cầu sẽ giúp bạn bớt đau đớn.
  • Cách 2: Trộn muối Epsom với glycerin theo tỷ lệ 1:1. Thao hỗn hợp này bên ngoài hậu môn rồi đặt bên ngoài một miếng gạc y tế băng cố định lại, giữ trong khoảng 20 phút mới gỡ ra. Lặp lại sau 4 – 6 tiếng cho đến khi cơn đau dịu đi.

8. Khắc phục bệnh trĩ bằng lá lốt

Lá lốt giàu chất xơ, vitamin C, sắt và flavonoid. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm sưng đau trĩ, ngăn ngừa táo bón và nhiễm trùng hậu môn. Ngoài việc bổ sung thực phẩm này vào trong bữa ăn thường xuyên, bạn có thể chữa bệnh trĩ bằng lá lốt theo những cách sau:

  • Cách 1: Dùng lá lốt và ngải cứu mỗi thứ 1 nắm đem nấu với 2 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Gạn nước ra để nguội lấy ngâm và rửa hậu môn trong 15 phút.
  • Cách 2: Đun sôi kỹ 1 nắm lá lốt với 2 lít nước. Trước khi tắt bếp cho vào 2 thìa muối biển và quậy đều để muối tan hoàn toàn. Chờ cho nước bớt nóng, gạn ra bô rồi ngồi lên trên xông hậu môn cho đến khi không còn bốc hơi. Cuối cùng dùng lại nước này rửa hậu môn cho sạch và bớt ngứa.

9. Dùng rau diếp cá

Rau diếp cá là thảo dược có nhiều tác dụng trị bệnh, đặc biệt là các bệnh lý ở đường tiêu hóa như táo bón, ăn không tiêu, viêm đại tràng và cả bệnh trĩ.

Nghiên cứu cho thấy, rau diếp cá chứa nhiều Quercetin có tác dụng làm bền thành mạch, ngăn ngừa tình trạng sa trĩ. Ngoài ra, hoạt chất Decanonyl acetaldehyde được tìm thấy trong rau diếp cá còn thể hiện rõ đặc tính kháng sinh, giúp giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn.

Khi được sử dụng theo đường miệng, rau diếp cá cũng bổ sung hàm lượng chất xơ hòa tan phong phú giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giúp cho hoạt động đại tiện diễn ra thường xuyên, dễ dàng, từ đó hạn chế tối đa những tác động tiêu cực lên hậu môn và bệnh trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
Rau diếp cá giúp ngăn ngừa táo bón, làm bền chắc thành mạch, qua đó hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
  • Cách 1: Xay rau diếp cá tươi lấy nước uống hoặc sắc dược liệu khô uống mỗi ngày 1 – 2 ly
  • Cách 2: Lấy rau diếp cá tươi giã nát với vài hạt muối ăn rồi đắp trực tiếp vào hậu môn trong 20 – 30 phút.
  • Cách 3: Nấu nước rau diếp cá xông rửa hậu môn

10. Sử dụng thuốc Tây y không kê đơn chữa bệnh trĩ

Một số loại thuốc uống, kem bôi hay thuốc mỡ không kê đơn có thể được sử dụng tại nhà giúp giảm sưng đau trĩ, chống ngứa và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Khi các giải pháp tự nhiên ở trên không đủ mạnh để kiểm soát được các dấu hiệu khó chịu.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc bôi
Sử dụng một số loại kem bôi không kê đơn có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ

Các thuốc chữa bệnh trĩ thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid ( NSAID ): Acetaminophen hay Ibuprofen…
  • Kem Hydrocortison: Thoa kem chứa hydrocortison ngoài hậu môn có thể giúp giảm đau, xoa dịu cơn ngứa tạm thời.
  • Chất làm mềm phân: Sử dụng chất làm mềm phân, chẳng hạn như psyllium có thể giúp ích cho người bị trĩ do táo bón kéo dài.

Những loại thuốc trên đều có bán sẵn tại các cửa hàng thuốc tây. Mặc dù không cần kê đơn song bạn cũng nên thận trọng tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi mua về uống để hạn chế những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

11. Sử dụng Đông y chữa bệnh trĩ hiệu quả tận gốc

Bên cạnh những loại thuốc Tây y không kê đơn, người bệnh cũng có thể chữa bệnh trĩ tại nhà bằng bài thuốc Đông y dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ chuyên gia, BS. Cách chữa này đem đến hiệu quả tối ưu hơn rất nhiều so với việc áp dụng mẹo dân gian, lành tính hơn so với Tây y. Đồng thời vẫn đảm bảo thuận tiện theo nhu cầu sử dụng của người bệnh. 

Bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang chữa bệnh trĩ được tin chọn hàng đầu hiện nay
Bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang chữa bệnh trĩ được tin chọn hàng đầu hiện nay

Tận dụng tối đa nguồn dược liệu sạch cùng kho tàng bài thuốc quý được lưu trữ, đội ngũ thầy thuốc hàng đầu về YHCT tại Thuốc dân tộc đã bào chế thành công Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Đây là giải pháp đặc trị bệnh trĩ hiện đang được đông đảo người bệnh tin dùng.

Bài thuốc có những ưu điểm đặc biệt, cơ chế tác động có một không hai để đem đến hiệu quả tối đa chỉ trong vòng 1 – 3 tháng.

  • Xử lý tận gốc búi trĩ, phục hồi thể trạng, hoạt huyết, thăng khí nhờ tích hợp 3 công dụng của 3 chế phẩm, sử dụng thuốc uống – ngâm – bôi trong cùng 1 lần điều trị. Nhờ đó vừa ngăn chặn triệu chứng, vừa loại bỏ căn nguyên.
  • Điều trị bảo tồn bằng dược tính kháng sinh, tiêu viêm, giảm đau tự nhiên của thảo dược, không phẫu thuật phá vỡ cấu trúc hậu môn. Phương pháp giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và biến chứng về sau.
  • Có bài thuốc ngâm + bôi hiệu nghiệm, có thể sử dụng cho bà bầu, mẹ sau sinh bị trĩ. 

Co teo búi trĩ hoàn toàn bằng liệu trình Thăng trĩ Dưỡng huyết thang phù hợp nhất – Kết nối ngay để được tư vấn

Bên cạnh đó, bài thuốc có thành phần thảo dược nên an toàn, phù hợp dùng cho mọi đối tượng khác nhau. Chỉ cần người bệnh tuân thủ chỉ dẫn từ chuyên gia là có kết quả trị liệu hiệu quả.

Bài thuốc cũng đã được kiểm nghiệm gắt gao về chất lượng và vượt qua những kiểm nghiệm, khảo sát lâm sàng trước khi được đưa vào thực tế. Suốt 10 năm ứng dụng, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đã giúp chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ nhiều cấp độ. 

Báo chí đưa tin về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Báo chí đưa tin về hiệu quả bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Hơn 86% bệnh nhân tìm đến Thuốc dân tộc, được điều trị thành công bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đều công nhận rằng đây là giải pháp đáng tin cậy, hiệu quả cao. Đồng thời dễ sử dụng do đã được các chuyên gia ứng dụng công nghệ hiện đại để bào chế sắc sẵn thuận tiện hơn.

Theo đánh giá từ giới chuyên môn, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là một “bước tiến mới” trong điều trị bệnh trĩ, hiệu quả toàn diện mà người bệnh không nên bỏ qua.

VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng – Giới thiệu bài thuốc đặc trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc

Người bệnh đang gặp phải các vấn đề về bệnh trĩ có thể tìm đến Trung tâm Thuốc dân tộc để được các chuyên gia thăm khám và hướng dẫn liệu trình phù hợp nhất. Trung tâm hiện đang là đơn vị khám chữa bệnh trĩ uy tín nhất hiện nay:

  • Đội ngũ chuyên gia hàng đầu giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình. 
  • Địa chỉ tin cậy của giới nghệ sĩ nổi tiếng như NS Bình Xuyên. Riêng NS Bình Xuyên đã có hành trình trải nghiệm chữa khỏi bệnh trĩ nội độ 3 chỉ sau 3 tháng dùng thuốc tại Trung tâm.
Nghệ sĩ Bình Xuyên hài lòng về kết quả điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Nghệ sĩ Bình Xuyên hài lòng về kết quả điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Ngoài ra, lộ trình điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm được xác định rất  rõ ràng, luôn có các chuyên gia, BS đồng hành trong suốt liệu trình dùng thuốc, sẵn sàng tư vấn 24/7. Người bệnh hoàn toàn có thể an tâm lựa chọn.

Điều trị ngay, khỏi bệnh sớm với đội ngũ chuyên gia đầu ngành

Bên cạnh việc lựa chọn đúng bài thuốc, đúng liệu trình, người bệnh cần kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng, tập luyện và các giải pháp bổ trợ khác theo hướng dẫn từ chuyên gia để có kết quả trị liệu tốt nhất. Đồng thời tăng cường khả năng phòng bệnh về sau.

12. Áp dụng các bài tập hỗ trợ

Việc vận động hợp lý, lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp có thể giúp nâng cao sức bền cho các cơ co thắt ở hậu môn, cải thiện khả năng lưu thông máu, giảm thiếu tối đa tình trạng sung huyết và thu nhỏ kích thước búi trĩ.

Thêm vào đó, tập thể dục thể thao còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ổn định hoạt động của nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón – nguyên nhân gây trĩ ở hầu hết các ca bệnh.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả bằng bài tập
Yoga là một trong những bài tập được thực hiện tại nhà để chữa bệnh trĩ

Bên cạnh các bộ môn thể thao như đi bộ, bơi lội, yoga, bạn nên thường xuyên thực hành các bài tập chữa bệnh trĩ dưới đây để khắc phục bệnh tại nhà:

– Bài tập số 1:

  • Giữ người ở bất cứ tứ thế nào bạn cảm thấy thoải mái, có thể đứng, ngồi hay nằm đều được
  • Thả lỏng toàn bộ cơ thể và hướng sự chú ý về phía bụng dưới
  • Dùng mũi hít một hơi thật sâu và từ từ, hai bên đùi và mông khép chặt lại cùng lúc với nhau kết hợp co nhíu hậu môn lại giống như bạn đang nhịn đại tiện.
  • Giữ nguyên tư thế trên trong 3 – 5 giây rồi thở ra, đồng thời buông lỏng hậu môn
  • Mỗi ngày tập luyện động tác này 20 – 30 phút giúp làm tăng khả năng chịu đựng của các cơ co thắt ở hậu môn.

– Bài tập số 2:

  • Trước tiên, bạn ngồi ở tư thế bắt chéo chân. Hai tay chống vào hông
  • Nhíu hậu môn lại và đứng lên một cách từ từ trong khoảng 5 giây
  • Thả lỏng cơ thể và lặp lại động tác trên 20 lần liên tục.

– Bài tập số 3: 

  • Giữ người ở tư thế đứng thẳng, 2 tay chống vào hông, chân phải bắt chéo qua chân trái
  • Nhíu hậu môn lại và từ từ nhón gót chân lên, giữ trong 5 giây
  • Trở về tư thế ban đầu, thả lỏng người
  • Thực hiện lại động tác ở trên ít nhất là 10 lần.

– Bài tập số 4:

  • Nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà, chân tay duỗi thẳng
  • Nhắm hờ hai mắt lại và tập trung tinh thần hướng về vùng đan điền.
  • Hít vào một hơi thật sâu và co hậu môn lại. Trong lúc đó, hai hàm răng cắn chặt lại kết hợp cong các ngón chân lên và hướng về phía trên.
  • Duy trì tư thế trên trong 7 giây, sau đó thở ra và thả lỏng cơ thể
  • Nghỉ khoảng 60 giây rồi tiếp tục lặp lại động tác trên
  • Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 30 phút để thực hiện bài tập này.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà thông qua con đường luyện tập đòi hỏi phải trải qua một thời gian nhất định mới thấy được hiệu quả. Bạn nên cố gắng kiên trì thực hiện hàng ngày kết hợp với các phương pháp khác. Chú ý không nên tập luyện quá sức và tránh các bài tập có cường độ cao làm gia tăng áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng như nâng tạ,chạy nhanh, khiêu vũ, gập bụng.

13. Thay đổi lối sống

Thay đổi một số thói quen nhất định trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp bạn kiểm soát không để bệnh trĩ phát triển nặng hơn, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Dưới đây là một số việc bạn nên làm nếu muốn nhanh chóng đẩy lùi được căn bệnh này:

  • Uống nhiều nước:

Bạn nên tự nhắc nhở bản thân uống nước đều đặn nhiều lần trong suốt cả ngày, ít nhất là 2 lít. Chất lỏng được bổ sung đầy đủ sẽ giữ cho phân mềm và có thể dễ dàng di chuyển qua hậu môn mà không gây đau hay kích thích búi trĩ sưng nặng hơn.

  • Duy trì bữa ăn giàu chất xơ

Đối với hệ tiêu hóa, chất xơ đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như giữ nước cho đường ruột, làm mềm phân, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, đồng thời khuyến khích hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột phát triển. Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp bạn đi tiêu đều đặn hơn, giảm nguy cơ bị táo bón, đau và chảy máu khi đi ngoài.

  • Lựa chọn trang phục phù hợp

Bằng cách mặc quần rộn rãi, quần lót vừa vặn, thoáng khí sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng đổ mồ hôi và những kích thích ở khu vực hậu môn. Điều này có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu mà bệnh trĩ mang lại.

  • Tạo thói quen tốt khi đi đại tiện

Để đẩy lùi được bệnh trĩ, bạn cũng cần xem xét điều chỉnh lại thói quen đi đại tiện của bản thân cho khoa học.

Không cố gắng rặn mạnh khi đi tiêu vì có thể khiến tĩnh mạch bị sa giãn nghiêm trọng hơn. Đồng thời nên duy trì thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một thời điểm nhất định

Bên cạnh đó, cần chú ý một số vấn đề sau:

+ Không nhịn đi đại tiện, cố gắng tìm một nơi để giải quyết nhanh chóng mỗi khi cơ thể phát tín hiệu mót đi cầu.

+ Tránh lau chùi hậu môn bằng các loại khăn giấy thô cứng, có màu sắc hoặc hương liệu. Thay vào đó bạn nên dùng khăn giấy ẩm loại chuyên dụng cho trẻ em không có chứa cồn để không bị đau và kích ứng hậu môn khi lau. Sau khi lau chùi bằng khăn giấy xong nên rửa lại với nước ấm để loại bỏ sạch phân còn tồn đọng lại trong các khe của búi trĩ.

  • Tránh các hoạt động gây áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng như: Ngồi xổm, đứng hoặc ngồi nhiều giờ liền, bưng bê vật nặng quá sức,…

Bị bệnh trĩ khi nào nên đi khám bác sĩ?

Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà đều khá lành tính, an toàn nhưng chúng không đảm bảo cho hiệu quả tốt đối với mọi trường hợp. Kết quả điều trị phụ thuộc rất lớn vào mức độ trĩ cũng như cơ địa của từng cá nhân.

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như thiếu máu, thuyên tắc trĩ, nhiễm trùng hậu môn… Vì vậy, nếu sau khoảng 2 tuần áp dụng mẹo tự nhiên để khắc phục bệnh tại nhà mà không thấy hiệu quả hoặc các triệu chứng bệnh ngày càng trở nặng thì bạn nên tới bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị hoặc đề nghị bạn làm phẫu thuật cắt trĩ trong trường hợp không đáp ứng được với điều trị nội khoa, búi trĩ sưng to và sa hẳn ra ngoài hoặc bệnh trĩ ngay biến chứng.