Ăn lạc (đậu phộng) khi bị bệnh gút được không?

Lạc (đậu phộng) chứa nhiều chất dinh dưỡng, protein, chất xơ, vitamin và các khoáng chất quan trọng. Tuy nhiên, người bệnh gút ăn lạc được không và ăn như thế nào để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh có thể tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.

bệnh gút ăn lạc được không
Lạc (đậu phộng) chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Thành phần dinh dưỡng của lạc (đậu phộng)

Lạc (đậu phộng) là một nguồn chất béo, protein và chất xơ thực vật tốt cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó đậu phộng cũng chứa nhiều kali, photpho, magie và vitamin B.

Mặc dù là thực phẩm có lượng calo cao nhưng đậu phộng rất giàu chất dinh dưỡng và ít carbohydrate. Điều này khiến đậu phộng trở thành một món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe.

Cụ thể, theo một số nghiên cứu các chất dinh dưỡng quan trọng trọng đậu phộng bao gồm:

  • Protein: Đậu phộng là một nguồn protein thực vật phong phú, cung cấp khoảng 25.8 gam cho mỗi 100 gram đậu phộng. Lượng protein có trong đậu phộng bằng một nửa nhu cầu protein hàng ngày của một người khỏe mạnh và có thể hỗ trợ cắt giảm protein động vật.
  • Chất béo lành mạnh: Hầu hết các chất béo có trong đậu phộng là axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, là một loại chất béo tốt cho sức khỏe. Các chất béo này có thể cải thiện nồng độ cholesterol trong máu, phù hợp với các chế độ ăn uống cho người có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
  • Chất xơ: Đậu chứa 8.5 gram chất xơ cho mỗi 100 gram đậu phộng, khoảng 1/4 lượng chất xơ khuyến cáo cho nam giới và 1/3 đối với nữ giới. Chất xơ tốt cho tim mạch, hạn chế béo phì, đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, đậu phộng có thể ngăn cản quá trình chuyển hóa sắt và kẽm. Đồng thời, đậu phộng cũng là loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao. Do đó khi sử dụng đậu phộng (lạc) người dùng cần chú ý khâu chế biến cũng như nguồn gốc xuất xứ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Người bệnh gút ăn lạc được không?

Theo các nghiên cứu, đậu phộng có chứa purin, hợp chất có thể chuyển hóa thành axit uric bên trong cơ thể. Sự tích tụ các tinh thể axit uric trong cơ thể dẫn đến bệnh gút (bệnh gout), gây đau đớn, sưng viêm các khớp, phổ biến là khớp gốc ngón chân cái. Vậy bệnh gút ăn lạc được không?

bệnh gút ăn đậu phộng được không
Đậu phộng chứa hàm lượng purin thấp do đó phù hợp với chế độ ăn uống của người bệnh gút

Purin là các hợp chất của nucleotide như guanine, adenine và xanthine. Đây là thành phần cơ bản của DNA, RNA và ATP ở cả thực vật và động vật. Trong cơ thể, purin bị phá vỡ và tạo thành axit uric, góp phần tạo thành các tinh thể axit uric và dẫn đến bệnh gút.

Đối với bệnh nhân gút, chế độ ăn uống ít purin đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn. Protein động vật thường là loại thực phẩm chứa nhiều purin, do đó thông thường người bệnh gút nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt động vật. Đậu phộng và các loại hạt nói chung được cho là có hàm lượng purin thấp.

Thực phẩm được xem là có hàm lượng purin cao nếu chứa khoảng 150 – 1.000 miligam purin trên 100 gam thực phẩm. Thực phẩm có lượng purin vừa phải là thực phẩm chứa 50 – 150 miligam purin trên 100 gam thực phẩm và thực phẩm có hàm lượng purin thấp là thực phẩm chứa dưới 50 miligam trên 100 gam thực phẩm.

Đậu phộng là cây họ đậu nhưng không phải hạt. Mặc dù hầu hết các loại cây họ đậu đều có hàm lượng purin vừa phải, nhưng đậu phộng được xếp vào nhóm có hàm lượng purin thấp, chứa ít hơn 50 miligam cho mỗi 100 gram.

Do đó, đậu phộng được xem là loại thực phẩm an toàn cho người bị bệnh gút. Đậu phộng và bơ đậu phộng là một nguồn protein phong phú, có thể thay thế protein động vật đối với bệnh nhân gút. Đậu phộng cũng bao gồm các axit béo, có đặc tính chống viêm, ngăn ngừa viêm khớp và các bệnh lý viêm khác trong cơ thể.

Nhờ vào tất cả các đặc tính nêu trên, đậu phộng là một loại thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và phù hợp với chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân gút. Đậu phộng cũng hỗ trợ giảm đau, viêm do gút và hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Lưu ý khi sử dụng đậu phộng cho người bệnh gút

Gút là một loại bệnh viêm khớp phức tạp, dẫn đến nhiều đau đớn và có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn. Tiêu thụ các loại thực phẩm có nồng độ purin cao có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân gút nên tuân thủ theo một chế độ ăn kiêng lành mạnh, đặc biệt là từ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chứa ít purin hoặc nồng độ purin vừa phải.

Các loại hạt, đặc biệt là đậu phộng, được cho là nguồn protein dồi dào, hàm lượng purin từ thấp đến trung bình và phù hợp cho các thực đơn dành cho bệnh nhân gút.

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không
Không sử dụng quá 100 gam đậu phộng mỗi ngày để tránh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Sử dụng đậu phộng và bơ đậu phộng thường xuyên với số lượng vừa phải có thể cung cấp lượng protein cần thiết cho người bệnh gút. Tuy nhiên, khi sử dụng đậu phộng, người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Không tiêu thụ quá 100 gram đậu phộng mỗi ngày. Mặc dù được xem là có hàm lượng purin thấp nhưng khi tiêu thụ quá nhiều trong một ngày có thể khiến tích tụ purin trong cơ thể và dẫn đến các cơn đau gút cấp tính. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo và protein trong đậu phộng tương đối cao, sử dụng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến các triệu chứng gút.
  • Không sử dụng lạc đã cũ hoặc lên nấm mốc. Điều này có thể tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và hệ thống tiêu hóa.
  • Không tiêu thụ lạc đã nảy mầm để tránh tình trạng co giật, nôn, rối loạn tiêu hóa do các chất độc tố có trong mầm đậu phộng gây ra. Ngoài ra, sử dụng lạc đã nảy mầm có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
  • Lạc có hàm lượng calo cao, do đó có thể gây tăng cân ngoài ý muốn. Béo phì khiến trọng lượng cơ thể gây áp lực lên các khớp, khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thoái hóa khớp khác. Do đó, sử dụng lạc với liều lượng phù hợp, được khuyến cáo để tránh tình trạng tăng cân ngoài ý muốn.
  • Đậu phộng có thể ức chế khả năng hấp thụ khoáng chất trong cơ thể. Sử dụng quá nhiều đậu phộng có thể ảnh hưởng đến các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi và mangan. Ngoài ra, các khoáng chất có trong đậu phộng có thể làm giảm khả năng tiêu hóa protein và theo thời gian, tình trạng này dẫn đến thiếu hụt khoáng chất, dị ứng và kích thích đường ruột. Do đó, người bệnh cần cân bằng chế độ ăn uống bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đậu phộng cũng là lượng thực phẩm chứa nhiều natri. Mặc dù natri cần thiết để cân bằng các chất lỏng trong cơ thể, giảm co thắt cơ và xung thần kinh nhưng quá nhiều natri có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm bệnh gút và các bệnh viêm khớp khác.

Ngoài ra, đậu phộng là loại thực phẩm chứa các chất gây dị ứng phổ biến và có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Một số dấu hiệu và triệu chứng dị ứng đậu phộng phổ biến có thể bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Phản ứng trên da như nổi mề đay mẩn ngứa, đỏ hoặc sưng trên bề mặt da
  • Ngứa trong miệng và cổ họng
  • Có các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa hoặc buồn nôn
  • Co thắt ở cổ họng
  • Thở khò khè hoặc khó thở

Dị ứng đậu phộng có thể dẫn đến sốc phản vệ và cần điều trị y tê ngay lập tức để tránh đe dọa đến tính mạng.

Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh gút có thể không được khuyến khích sử dụng đậu phộng trong chế độ ăn uống. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng đậu phộng để tránh các rủi ro không mong muốn.

Lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh gút

Bệnh gút có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống phù hợp và lối sống lành mạnh. Do đó, bên cạnh các loại thuốc, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý trong chế độ ăn uống để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không
Thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gút

Chế độ ăn uống và thực đơn dành cho người bệnh gout cần tránh các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các loại thực phẩm có hàm lượng fructose cao để cải thiện các triệu chứng gút, đặc biệt là gút cấp tính. Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Tất cả các loại nội tạng động vật như gan, thận, não, ruột
  • Các loại thịt như thịt gà lôi, thịt bò và thịt nai
  • Cá như các trích, cá thu, cá mòi, cá cơm, các tuyết
  • Các loại hải sản như sò điệp, cua, tôm và các loại động vật có vỏ khác
  • Đồ uống chứa đường, đặc biệt là nước ép trái cây đóng hộp và nước ngọt chứa chất tạo ngọt
  • Rượu, bia và các loại đồ uống lên men khác

Ngoài ra, người bệnh nên tránh các loại carbs tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh quy. Mặc dù các sản phẩm này không chứa nhiều purin hoặc fructose, nhưng các loại thực phẩm này ít chất dinh dưỡng và có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.

Mặc dù chế độ ăn kiêng dành cho bệnh gút loại bỏ nhiều loại thực phẩm, những có một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp phù hợp với người bệnh gút. Các loại thực phẩm chứa ít purin bao gồm:

  • Trái cây và rau, hầu hết các loại trái cây và rau củ đều tốt cho bệnh nhân gút và có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu
  • Các loại đậu, tất cả các loại đậu, bao gồm đậu phộng để tốt cho người bệnh gút
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm tất cả các loại hạt và ngũ cốc như yến mạch, lúa mạch, gạo lứt đều phù hợp với chế độ ăn uống của bệnh nhân gút
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa đều an toàn, nhưng sữa ít béo hoặc tách béo mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân gút
  • Các loại thảo mộc và gia vị
  • Trứng
  • Dầu thực vật như dầu ô liu, dầu dừa, dầu hạt lanh

Gout là bệnh lý viêm khớp gây đau đớn, sưng và viêm ở các khớp. Tuy nhiên, sử dụng thuốc phù hợp và thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện các triệu chứng. Các loại thức ăn phù hợp cho bệnh nhân gout thường chứa ít purin như đậu phộng, trứng, chuối và các loại trái cây khác. Tuy nhiên, khi thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.