Viêm mũi dị ứng có lây không, di truyền không?

Với những triệu chứng điển hình bao gồm sổ mũi, hắt hơi, ngứa hoặc chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng thường bị nhầm lẫn là căn bệnh có thể lây lan như cảm lạnh. Vậy viêm mũi dị ứng có lây không, có di truyền không?

Viêm mũi dị ứng có lây không?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm phát triển bên trong niêm mạc mũi khi tiếp xúc với các dị nguyên trong không khí. Các triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng có thể dễ nhận biết như:

  • Sổ mũi
  • Hắt hơi
  • Ngứa, đỏ
  • Chảy nước mắt

Theo các chuyên gia về tai mũi họng, vì có những triệu chứng điển hình giống như cảm lạnh hoặc cảm cúm, nên nhiều người cho rằng viêm mũi dị ứng có thể lây từ người sang người. Tuy nhiên, đây là một hiểu lầm tai hại thường gặp.

Viêm mũi dị ứng có lây không là thắc mắc chung của nhiều người
Viêm mũi dị ứng có lây không là thắc mắc chung của nhiều người

Trên thực tế, viêm mũi dị ứng KHÔNG TRUYỀN NHIỄM, đồng nghĩa với việc nó không thể lây từ người sang người. Điều này là do viêm mũi dị ứng được khởi phát bởi phản ứng của cơ thể con người với chất gây dị ứng, thay vì một sinh vật truyền nhiễm, như vi khuẩn hoặc virus (nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm thường gặp).

Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng nhanh chóng thành viêm xoang nếu người bệnh không điều trị nhanh chóng. Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Viêm mũi dị ứng gây tắc nghẽn mũi trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn cư trú thường trực tại mũi họng phát triển với số lượng lớn và gây nhiễm trùng tại các xoang.

Bệnh để lâu dài không điều trị còn dẫn đến các biến chứng như viêm thanh khí phế quản, viêm mũi xoang mạn tính polyp mũi… Ở những người có cơ địa dị ứng cũng thường dễ mắc các bệnh như viêm kết mạc dị ứng, hen phế quản và viêm mũi dị ứng có thể làm trầm trọng các bệnh này”.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng theo quan điểm YHCT
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng theo quan điểm YHCT

Nhiều người bệnh cho rằng viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi vì bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa. Tuy nhiên, bản chất bệnh là do hệ miễn dịch yếu, hoạt động nhầm lẫn nên cơ thể mới giải phóng ồ ạt histamin khi bắt gặp dị nguyên môi trường xâm nhập. Bác sĩ Lê Phương cho biết viêm mũi dị ứng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh cải thiện được hệ miễn dịch yếu kém, tăng cường chức năng niêm mạc mũi xoang.

Trong số các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay thì chỉ có đông y vừa giải quyết được các triệu chứng bệnh vừa giúp nâng cao sức đề kháng, phòng chống hiệu quả các dị nguyên gây hại. Trong đó có bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang là đem lại hiệu quả điều trị vượt trội nhất.

Đây là bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng theo nguyên lý điều trị BỔ CHÍNH KHU TÀ để vừa loại bỏ căn nguyên gây bệnh, giải quyết triệu chứng vừa tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa tái phát sau điều trị. Theo nguyên lý này, bài thuốc được kết hợp từ nhiều loại thảo dược quy kinh Thận, Can, Tỳ và có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong tán hàn, tiêu viêm trục ứ giúp đẩy lùi ngoại tà, loại bỏ nội tà tự sinh.

Ưu điểm Tiêu xoang linh dược thang
Ưu điểm Tiêu xoang linh dược thang

Để phù hợp dùng cho cả những người có cơ địa yếu thì thành phần của bài thuốc được kết hợp theo phép “Công bổ kiêm thi” – kết hợp bồi bổ và tấn công đồng thời. Việc sử dụng 100% cây thuốc nam như trần bì, bạch chỉ, xuyên khung, hoắc hương, bạc hà, phòng phong, hoàng cầm, khương hoạt, cát căn, khổ sâm, bồ công anh…không chỉ tương thích với cơ địa người Việt, đảm bảo an toàn mà còn mang lại hiệu quả cao.

Viêm mũi dị ứng có di truyền không?

Trong một nghiên cứu được công bố năm 2012, tiến sỹ người Phần Lan Erkka Valovirta cho hay, nếu trong gia đình bạn có người bị viêm mũi dị ứng thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này. Nói cách khác, viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết tới yếu tố di truyền.

Đặc biệt, các nhà khoa học còn phát hiện ra xu hướng di truyền phát triển viêm mũi dị ứng với các tình trạng dị ứng khác, chẳng hạn như hen suyễn và Eczema. Có tới 40% bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng cũng bị hen suyễn và có đến 80% những người được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn gặp phải các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng có thể di truyền qua các thế hệ trong gia đình
Viêm mũi dị ứng có thể di truyền qua các thế hệ trong gia đình

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được đăng tải trên Tập san Y khoa BMJ (Anh) đã chỉ ra một số yếu tố môi trường có thể làm tăng khả năng trẻ bị viêm mũi dị ứng, bao gồm:

  • Hít khói thuốc lá khi còn nhỏ
  • Có mẹ hút thuốc lá trong khi mang thai
  • Tiếp xúc với nấm mốc tại nhà

Mặt khác, theo các nghiên cứu bổ sung được công bố trên Tạp chí AAEM (Ba Lan), việc tiếp xúc với đa dạng vi sinh vật và môi trường ngay từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như sống ở nông thôn, có thể làm giảm nguy cơ phát triển các tình trạng dị ứng.

Những cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng tốt nhất bạn nên biết

Chiến lược tốt nhất để phòng ngừa viêm mũi dị ứng là tránh xa các tác nhân gây ra tình trạng này. Được biết, viêm mũi dị ứng được phân biệt thành ba loại. Đối với mỗi dạng viêm mũi dị ứng, bệnh nhân cũng có cách “ứng phó” riêng.

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Được kích hoạt do tiếp xúc với các chất gây dị ứng ngoài trời, chẳng hạn như phấn hoa.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Xảy ra quanh năm và thường bị kích hoạt bởi các chất gây dị ứng có trong bụi, lông động vật và nấm mốc.
  • Viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp: Mô tả phản ứng với các chất gây dị ứng gặp phải trong một môi trường làm việc cụ thể, chẳng hạn như bột trong tiệm làm bánh.

Đối với viêm mũi dị ứng theo mùa, bạn nên:

  • Hạn chế các hoạt động ngoài trời, đặc biệt ở những khu vực có nhiều phấn hoa, như công viên, vườn hoa, chợ hoa…
  • Nếu bạn phải làm việc ngoài trời và ở lâu trong môi trường chứa chất gây dị ứng, hãy đeo khẩu trang N95.
  • Nên tắm, gội đầu và thay quần áo sạch sau đó.
  • Hạn chế mở cửa sổ và cửa ra vào trong mùa bạn bị dị ứng.
  • Nếu cảm thấy nóng, nên sử dụng điều hòa nhiệt độ thay vì dùng quạt nhằm tạo nhiệt độ mát mẻ và giúp lưu thông và lọc không khí trong nhà.
Khẩu trang N95 có khả năng lọc bụi mịn, vi khuẩn, phấn hoa...
Khẩu trang N95 có khả năng lọc bụi mịn, vi khuẩn, phấn hoa…

Đối với viêm mũi dị ứng quanh năm, bạn nên:

  • Vệ sinh nhà cửa, chăn màn, thảm trải sàn, rèm cửa… định kỳ để hạn chế bụi bẩn, mạt bụi, nấm mốc.
  • Loại bỏ thảm trong phòng ngủ.
  • Hạn chế tiếp xúc với thú cưng hay vật nuôi, đặc biệt là chó hoặc mèo.
  • Nên tắm rửa sạch sẽ cho thú cưng và hạn chế cho chúng vào phòng ngủ.
  • Sử dụng máy hút ẩm, duy trì độ ẩm trong nhà từ 45 – 50% để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, loại bỏ mầm bệnh và mạt bụi.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là phần tai – mũi – họng.

Đối với viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp, cách đơn giản nhất là bạn nên thay đổi công việc hoặc môi trường làm việc.

Bên cạnh đó, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể cũng là một giải pháp toàn diện giúp phòng ngừa viêm mũi dị ứng. Để làm được điều này, bạn nên có một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng với nhiều rau củ quả, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn và từ bỏ thuốc lá.

Trên đây là một vài chia sẻ về vấn đề viêm mũi dị ứng có lây không, có di truyền thông. Tuy không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và sự tự tin của bản thân. Ngoài ra, nếu điều trị viêm mũi dị ứng không đúng cách có thể gây ra các biến chứng sức khỏe, bao gồm viêm tai, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản… Vì thế, ngay khi nhận thấy dấu hiệu viêm mũi dị ứng, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị đúng cách.

TÌM HIỂU NGAY

Bác sĩ Lê Phương và phương pháp điều trị DỨT ĐIỂM viêm mũi dị ứng bằng thảo dược

Chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang có thực sự KHỎI, HIỆU QUẢ TỐT?