Viêm da tiếp xúc – Khó chịu! Nguyên nhân và cách chữa

Viêm da tiếp xúc là một triệu chứng dị ứng/ kích ứng trên bề mặt da đến từ các yếu tố môi trường. Người bệnh có thể phát ban, nổi mụn nước và ngứa ngáy tùy mức độ. Đối với bệnh lý này, phương pháp phòng trị cần kết hợp song song bằng cách tránh xa tác nhân kích thích dùng dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hình ảnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là biểu hiện viêm da cơ bản do dị ứng hoặc kích ứng với dị nguyên

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc dị ứng là căn bệnh da liễu phổ biến. Thông thường tình trạng da sẽ xảy ra các kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Ban đầu người bệnh sẽ nhận thấy cơn ngứa ngáy và khó chịu, và chính từ việc gãi ngứa mà hình thành trầy xước, viêm nhiễm sâu để lại sẹo. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ của làn da. Viêm da tiếp xúc là triệu chứng cấp tính và có thể được điều trị nhanh chóng bằng thuốc bôi. Nếu được chăm sóc tốt, vùng da bị tổn thương da sẽ hồi phục trong vòng 1 – 4 tuần.

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng có khuynh hướng tái phát thường xuyên khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Triệu chứng tiến triển nghiêm trọng hay cơ bản phụ thuộc vào cơ địa người bệnh. Tuy nhiên hầu hết các phản ứng ban đầu đều khiến người bệnh mẩn đỏ, ngứa, viêm nhiễm. Biểu hiện của bệnh có quan hệ gần gũi với bệnh viêm da cơ địa – một trong những căn bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay.

Theo tính chất bệnh ký,  các bác sĩ chia bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng thành 3 loại, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Triệu chứng viêm ngứa, đỏ da ban đầu xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân lạ. Khi cơ thể có tiền sử dị ứng với chất này, các histamin – một kháng sinh tự nhiên trong cơ thể được giải phóng và tập trung tại vùng da tiếp xúc dị nguyên, từ đó gây ngứa và hàng loạt các dấu hiệu khác.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng được cho là triệu chứng phổ biến nhất. các kích ứng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn ngủi. Khi làn da tiếp xúc với các hóa chất hoặc dị nguyên nào đó gây kích thích dị ứng ngoài da.
  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Tình trạng nhạy cảm với ánh sáng thể hiện qua da khá hiếm gặp. Người bệnh thường xảy ra phản ứng trên da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Biểu hiện viêm da tiếp xúc

dấu hiệu viêm da tiếp xúc
Tình trạng viêm da tiếp xúc ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu thông thường

Những triệu chứng viêm da tiếp xúc so với viêm da thông thường không có nhiều khác biệt. Ở một số trường hợp, tùy thuộc từng cơ địa mà người bệnh sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Cụ thể nhận biết thông qua:

  • Tại vùng da đầu: Triệu chứng nổi mẩn đỏ ngoài da, vùng da bị khô và bong tróc vảy,  phần da bong thành lớp mạt bụi li ti. Đa số những trường hợp bị viêm da tiếp xúc ở đầu đều có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Điều này làm người bệnh dễ bị nhầm lẫn với gàu trên da đầu.
  • Viêm da ở mặt: Phổ biến nhất do dị ứng với mỹ phẩm và các chất tẩy rửa. Một số biểu hiện bệnh đặc trưng khi người bệnh viêm da tiếp xúc ở mặt như nổi mụn, mủ, mẩn đỏ, thường xuyên ngứa ngáy. Những người có làn da dầu có thể xuất hiện nhiều bã nhờn hơn gây ra các mụn viêm nghiêm trọng trên da.
  • Viêm da vùng mắt: Thông thường người bệnh có triệu chứng phù nề mí mắt. Trong đó một số bệnh nhân còn có biểu hiện viêm kết mạc, nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến thị giác.
  • Viêm da vùng môi: Biểu hiện thường gặp là tình trạng da môi và vùng quanh môi khô, bong tróc và ngứa ngáy, kèm theo đó là tình trạng da mẩn đỏ, tróc môi, bong vảy. Tình trạng nghiêm trọng có thể khiến vùng môi nứt nẻ gây tiết dịch, có thể chảy máu và nhiễm trùng.
  • Xung quanh dái tai: Tình trạng viêm da dái tai gây ngứa và bong tróc vảy. Kèm theo đó là tình trạng mụn nước kèm theo tiết dịch vàng và bội nhiễm.
  • Khu vực tay, chân: Là những vị trí thường bị ảnh hưởng bởi dị nguyên nhất. Người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như ngứa, đỏ và khô da, bề mặt da bong tróc, thậm chí có mụn nước li ti, tiết dịch. Ở giai đoạn bội nhiễm, vùng da bị viêm có thể bị chàm hóa và để lại sẹo mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc

nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da dị ứng tiếp xúc thường là do ảnh hưởng từ hóa chất trong các chất lau dọn

Có nhiều nguyên nhân hình thành bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc hoặc viêm da kích ứng. Trong đó, chủ yếu bắt nguồn từ các chất có trong:

  • Hóa chất, chủ yếu là dung dịch tẩy rửa và làm sạch (sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt, nước rửa chén,…)
  • Mỹ phẩm, kem dưỡng da (các sản phẩm chăm sóc da, đồ dùng trang điểm)
  • Dị ứng với bụi mạt, không khí ô nhiễm, phấn hoa, hoặc kim loại nặng từ không khí
  • Dị ứng do phấn từ côn trùng hoặc côn trùng đốt (phổ biến nhất là bướm đục thân lúa và kiến ba khoang)
  • Giày dép hoặc tất có chất liệu bông sợi.
  • Dị ứng với một số kim loại như bạc, niken, inox,…
  • Chất liệu vải bông của quần áo, gối hoặc đệm, chăn ga giường.
  • Nhựa/ mủ từ thực vật, hoa quả.
  • Kích ứng với một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm,…

Một số nguyên nhân dị ứng/kích ứng khác không được liệt kê đầy đủ. Ở mỗi cá thể đề có cơ địa nhạy cảm với một hoặc nhiều dị nguyên khác nhau. Bạn cần xác định rõ đâu là nguyên nhân chính gây viêm da tiếp xúc dị ứng để có cách phòng tránh và hạn chế tiếp cận sau này để phòng ngừa tái phát.

Viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không
Viêm da tiếp xúc khi không điều trị sớm có thể dẫn đến viêm nhiễm lan rộng

Nhiều người cho rằng viêm da tiếp xúc nói riêng và các bệnh lý da liễu nói chung đều không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thực tế, điều này tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc da của người bệnh trong thời gian điều trị. Nếu như triệu chứng được ngăn chặn kịp thời ngay từ giai đoạn hình thành sẽ chỉ gây tổn thương ở ngoài da. Lúc này những tổn thương ở bề mặt sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe hay đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Tuy nhiên sức khỏe của bạn cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu không được điều trị tốt. Viêm da cơ bản sẽ phát triển thành bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Đây là mức độ tổn thương nặng hơn tại vùng da bị kích ứng, khi vi khuẩn, virus tấn công và gây nhiễm trùng sâu. Đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người già, người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn miễn dịch,… đều nằm trong nhóm cần chăm sóc đặc biệt khi có triệu chứng viêm nhiễm ngoài da.

Thông thường tiến triển xấu hơn của bệnh xuất hiện sau các phản ứng gãi, cào, hình thành vùng viêm.  Lúc này các biến chứng có thể phát sinh như:

  • Viêm da thần kinh: Còn gọi là triệu chứng sẩn ngứa khu trú Darier hoặc bệnh liken giản đơn mãn tính. Viêm da thần kinh là kết quả của tổn thương hình thành từ việc cào, gãi lên vùng da bị viêm da tiếp xúc. Tình trạng ma sát kéo dài khiến vùng da bị dày sừng, liken hóa, cơn ngứa tiến triển càng dữ dội và thẩm mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng da: Khi bị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng, vùng da của người bệnh có khuynh hướng mỏng manh và dễ kích ứng hơn. Do đó, việc vệ sinh kém sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Tình trạng nhiễm trùng có thể được cải thiện tốt bằng thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng. Nhưng nếu không được xử lý đúng cách, vi khuẩn sẽ xâm nhập đến các vùng mô mềm, dây chằng, xương, khớp và đi vào tuần máu.
  • Để lại sẹo vĩnh viễn: Tương tự như các bệnh lý về da liễu khác, vùng da bị kích ứng có nguy cơ hình thành sẹo thâm khi tiến triển đến giai đoạn liken hóa. Do đó người bệnh nên hạn chế thói quen cào gãi và chà xát lên da, để tránh những tổn thương sâu không thể phục hồi.

Bên cạnh những tổn hại về thể chất, bệnh viêm da tiếp xúc sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, từ đó kết quả học tập và chất lượng công việc bị giảm sút. Nhất là với những trường hợp để lại sẹo, người bệnh trở nên e ngại trong giao tiếp và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Để ngăn chặn những vấn đề này, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên tiến hành chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Chữa viêm da tiếp xúc như thế nào?

Chẩn đoán viêm da tiếp xúc kích ứng

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Thông quan biểu hiện khởi phát đột ngột, tổn thương da điển hình kèm theo sự xuất hiện của bọng nước/ mụn nước. Người bệnh có cảm giác ngứa, bỏng rát và đau nhẹ ở vùng da được xác định nằm trong nhóm viêm da.

Nếu bệnh nhân vẫn chưa hình thành những tổn thương điển hình, bệnh nhân cần làm xét nghiệm phân biệt viêm da với bệnh zona thần kinh. Do những triệu chứng của hai dạng bệnh này tương đối giống nhau nên việc phân biệt bằng mắt thường không có tính xác thực tuyệt đối. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, tổn thương do zona thường tập trung khu trú hoặc rải rác dọc theo các dây thần kinh. Cơn đau ở bệnh zona cũng nặng nề và kéo dài hơn so với viêm da tiếp xúc.

Bằng cách xét nghiệm máu, kết hợp với bệnh phẩm được lấy từ vùng da bị tổn thương để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Kết hợp với thủ thuật chuyên khoa, bệnh nhân cũng cần phối hợp cung cấp cho bác sĩ về tiền sử dị ứng, và bạn án về các bệnh đã và đang mắc phải để có phương án điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng

điều trị bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể được cải thiện nhờ các loại kem bôi có thành phần kháng sinh

Với những trường hợp kích ứng nhẹ, bệnh có thể tự cải thiện sau 2 – 4 tuần nếu người bệnh không có tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Trong thời gian này, bệnh nhân cần chăm sóc da cẩn thận và điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn cơn viêm kéo dài hơn.

Theo nhận định của Đông Y, tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc được hình thành ở những người có can thận suy yếu, do miễn dịch suy giảm mà phát sinh triệu chứng. Vì thế để điều trị hiệu quả, ban đầu người bệnh phải giải quyết căn nguyên, kết hợp liệu pháp phòng và trị cùng lúc mới có thể mang lại kết quả bền vững.

Khi bị viêm da tiếp xúc, một số biện pháp sau có thể làm giảm các triệu chứng và giúp kiểm soát triệu chứng đối với người bệnh bị viêm da tiếp xúc mạn tính. Tùy thuộc mức độ viêm da mà người bệnh sẽ được kê đơn thuốc phù hợp, ban đầu chủ yếu là thuốc bôi, nếu nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn mới cần dùng kháng sinh dạng uống. Những loại thuốc bôi trị viêm da dị ứng tiếp xúc và viêm da kích ứng bao gồm:

  • Ở giai đoạn bệnh tương đối nhẹ, người bệnh có thể tắm bằng bột yến mạch hoặc dưỡng da nhẹ nhàng bằng cách bôi kem calamine dưỡng ẩm và cải thiện triệu chứng viêm từ từ.
  • Ở giai đoạn viêm da tiếp xúc mức độ nhẹ đến trung bình, nhóm thuốc corticosteroid bôi ngoài da được áp dụng. Tuy nhiên, kem có gốc steroid có nhiều loại và bạn chỉ nên sử dụng loại nhẹ nhất không cần kê đơn là kem hydrocortisone 1%. Những loại có dược tính cao hơn có thể gây kích ứng cho da nên cần chỉ định cụ thể..
  • Với người bệnh viêm da tiếp xúc nặng, có biểu hiện viêm nhiễm ban đầu có thể sử dụng corticoid dạng uống trong thời gian ngắn để kiểm soát triệu chứng. Kết hợp dùng thuốc bôi dưỡng ẩm ngoài da để hạn chế tình trạng da bị khô và bong tróc.
  • Khi điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng thì người bệnh không nên tự ý dùng thuốc bôi ngoài da kháng histamin. Bác sĩ có thể chỉ định bạn uống một đợt thuốc kháng histamin nếu cơn ngứa tiến triển nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Dung dịch Jarish được dùng cho những triệu chứng viêm da sưng đỏ, chưa tiến triển nghiêm trọng. Dung dịch có chứa nước cất, Glycerum và Acidum boricum, giúp làm dịu những thương tổn da, làm sạch và khử trùng nhẹ. Liều thuốc còn giúp làm giảm hiện tượng sưng đỏ và viêm do viêm da tiếp xúc gây ra.

Phương pháp xử lý khi bị viêm da tiếp xúc kích ứng tại nhà

giảm ngứa khi bị viêm da tiếp xúc
Chườm lạnh để giảm ngứa và ngừa sưng viêm khi bị viêm da tiếp xúc

Bạn không nhất thiết phải đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu viêm da tiếp xúc. Ban đầu, hãy chủ động kiểm soát kích ứng bằng cách giảm nhanh cơn ngứa cũng như ngăn chặn tình trạng ngứa lan rộng. Người bệnh cần xác định đâu là nguyên nhân gây viêm da, và tránh xa dị nguyên triệt để. Nếu những xử lý không đáp ứng điều trị thì bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa Da liễu để thăm khám. 

Có những cách xử lý đơn giản khi bị viêm da để khắc phục bệnh tại nhà  như:

  • Dùng thuốc mỡ bôi lên vùng da dị ứng.
  • Bạn không nên tắm nước nóng, tốt hơn hãy ngâm rửa vùng da bị viêm trong nước muối hoặc đắp bột yến mạch để vệ sinh sạch khuẩn.
  • Giảm ngứa bằng cách chườm đá, bạn nên đặt 1- 2 viên đá lớn trong khăn hoặc túi chườm. Thực hiện mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 30 phút để kiểm soát cơn ngứa.
  • Bạn cũng nên rửa sạch vùng da bị bệnh bằng các loại nước cốt có tính axit tự nhiên như nước cốt chanh hoặc giấm táo đun sôi để nguội.
  • Trong thời gian bị kích ứng da, bạn cần tránh tuyệt đối ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thức ăn đóng hộp, đậu phộng, đậu nành,…
  • Bạn không nên cào gãi hay chà xát lên da. Đồng thời giữ cơ thể thông thoáng, mặc quần áo thấm hút mồ hôi  để tránh làm vỡ mụn nước và gây nhiễm trùng trên da.
  • Khi bị viêm da tiếp xúc kích ứng, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do ảnh hưởng từ tia cực tím có thể khiến tổn thương da trở nên nghiêm trọng và gây thâm sẹo nặng nề. 
  • Người bệnh nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây để tăng cường đào thải các độc tố và bổ sung thực phẩm lành mạnh, rau củ và trái cây để giảm khô ráp da.

Cũng cần lưu ý, khi điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà, bạn cũng nên tham khảo phương hướng điều trị khoa học. Tránh dùng thuốc tự chế, hoặc tự ý mua thuốc bôi. Do cơ địa mỗi người sẽ phù hợp với loại thuốc điều trị tương ứng nên một số loại thuốc có dược tính mạnh sẽ gây ra tác dụng không mong muốn.

Cách phòng bệnh viêm da tiếp xúc

phòng bệnh viêm da tiếp xúc
Bổ sung trái cây và uống đủ nước để tăng cường miễn dịch phòng viêm da

Những bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc nếu tuân thủ điều trị đều có thể cải thiện triệu chứng trong thời gian 2 – 3 tuần. Tuy nhiên do căn bệnh phát sinh từ cơ địa dị ứng nên triệu chứng dễ tái phát lại khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên, Do đó để phòng ngừa, tránh hình thành thâm sẹo và bội nhiễm thì sau khi điều trị, bạn lưu ý những điều sau:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà ở, có thể phun xịt côn trùng theo định kỳ sẽ giúp loại trừ tối đa những nguy cơ kích ứng da. Đặc biệt là kiến ba khoang, nấm mốc, côn trùng…
  • Sau điều trị bạn vẫn phải tiếp tục dưỡng ẩm và chăm sóc da, uống nhiều nước để duy trì làn da khỏe khoắn và ẩm mượt. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt và các tác nhân gây hại.
  • Tránh xa những chất có tiền sử dị ứng, tăng cường miễn dịch bằng cách ăn uống đủ chất và vận động điều độ.
  • Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách,  thay đổi các sản phẩm chăm sóc da ngay nếu nhận thấy các biểu hiện dị ứng sau khi dùng sản phẩm.
  • Nếu bạn phải làm việc thường xuyên trong môi trường có nhiều động vật và mủ thực vật, nên rửa sạch bằng nước và xà phòng sau khi làm việc để làm giảm nguy cơ kích ứng da.
  • Trường hợp phải tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, nước lau nhà, nước rửa chén, xi măng, dung môi công nghiệp,… bạn nên dùng bao tay để phòng vệ ngăn dị ứng.
  • Duy trì tinh thần thoải mái, hạn chế tình trạng căng thẳng và stress, không uống bia rượu và dùng chất kích thích vì chúng sẽ làm hệ miễn dịch của bạn yếu kém hơn.

Bệnh viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu diễn ra khá phổ biến và có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Mặc dù việc điều trị đơn giản và ít khi xảy ra biến chứng nhưng người bệnh cũng không nên lơ là trước căn bệnh này. Nếu nhận thấy những dấu hiệu dị ứng/kích ứng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám làm rõ nguyên nhân và can thiệp điều trị trong thời gian sớm nhất.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Bệnh viêm da tiếp xúc và cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp.