Mụn cóc phẳng hình thành và phát triển thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với papillomavirus (virus HPV). Loại virus này có khả năng lây lan giữa người với người hoặc lây lan từ vùng da bệnh đến nhiều vùng da khác trên cơ thể. Tuy ít phát sinh ra các vấn đề làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng mụn cóc có thể tái phát nhiều lần, phát triển trên diện rộng, dễ lây nhiễm và gây mất thẩm mỹ.
Mụn cóc phẳng là gì?
Mụn cóc phẳng được xác định là một dạng thường gặp của mụn cóc. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng các tế bào da bị rối loạn và phát triển bất thường do sự tác động của papillomavirus ở người (HPV virus). Kết quả nghiên cứu cho thấy có trên 60 chủng papillomavirus khác nhau.
Trong đó một số chủng HPV sẽ có xu hướng tác động và kích hoạt sự hình thành của các nốt mụn cóc trên da. Điển hình hình như HPV virus số 3, số 10, số 28 và số 49. Các chủng virus sẽ khiến những tế bào ở lớp ngoài của da nhanh chóng phát triển và hình thành mụn cóc.
Thông thường mụn cóc sẽ hình thành và phát triển trên ngón tay, trên bàn tay hoặc gần móng tay. Ngoài ra một số chủng HPV nhất định có khả năng khiến mụn cóc xuất hiện ở vùng sinh dục (được gọi là sùi mào gà).
Tuy là một bệnh truyền nhiễm ngoài da nhưng mụn cóc phẳng tương đối lành tính. Bệnh lý này xuất hiện phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên nhiều hơn so với người lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số trường hợp bị mụn cóc rơi vào độ tuổi từ 12 đến 16.
Mụn cóc phẳng xuất hiện ở cả nam giới lẫn phụ nữ, có thể hình thành ở tay và nhiều khu vực khác trên cơ thể. Tuy nhiên so với các loại mụn cóc thường gặp, mụn cóc phẳng xuất hiện với hình dáng khác biệt, thường khó nhận biết và gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện bệnh bằng mắt thường.
Dấu hiệu nhận biết mụn cóc phẳng
Tương tự như tên gọi của chúng, dấu hiệu nhận biết mụn cóc phẳng gồm:
Mụn cóc phẳng xuất hiện với trạng thái phẳng trên bề mặt da và mịn chứ không sần sùi. Ngoài ra mụn cóc không có đầu, thậm chí không nổi trên bề mặt da ở một số trường hợp.
Xuất hiện với màu nâu sẫm hoặc màu hồng, có dạng hình bầu dục hoặc hình tròn.
So với các dạng mụn cóc khác, loại mụn này thường có kích thước nhỏ, đường kính dao động trong khoảng 1 – 3mm. Tuy nhiên mụn ít mọc riêng lẻ mà thường phát triển thành những đám lớn. Tùy từng trường hợp, đám mụn có thể được hình thành từ 20 nốt đến hơn 200 nốt mụn.
Đối với mụn cóc phẳng, xung quanh vùng danh bị tổn thương và vết trầy xước là vị trí thường gặp của loại mụn này. Ngoài ra mụn cũng có thể xuất hiện ở tay, mặt và chân. Trường hợp này xảy ra phổ biến hơn ở nữ giới.
Nguyên nhân hình thành mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng hình thành và phát triển bởi tình trạng rối loạn và phát triển bất thường của các tế bào da khi có sự tác động của papillomavirus ở người (HPV virus). Có 60 chủng papillomavirus. Tuy nhiên trong đó HPV virus số 3, HPV virus số 10, HPV virus số 28 và HPV virus số 49 thường có xu hướng kích thích khiến những tế bào ở lớp ngoài của da nhanh chóng phát triển và hình thành mụn cóc.
Các chủng virus làm phát sinh mụn cóc phẳng thường lành tính, ít tác động đến sức khỏe tổng thể. Trong khi đó những chủng HPV virus còn lại có thể thuộc nhóm virus ác tính. Nhất là những chủng HPV có khả năng tác động và hình thành bệnh trên bộ phận sinh dục. Bởi chúng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
HPV virus có khả năng lây truyền từ người nhiễm sang người lành. Vì thế mụn cóc sẽ dễ hình thành và phát triển hơn khi có sự tác động của những yếu tố sau:
Hệ miễn dịch suy yếu
Vệ sinh thân thể kém
Đang bị tổn thương da hoặc có vết thương hở, có thể là những vết trầy hoặc vết cắt
Chạm hoặc sử dụng những độ vật đã tiếp xúc với khu vực bị mụn cóc trước đó
Tiếp xúc trực tiếp, da kề da với những bệnh nhân đang bị nổi mụn cóc
Đang trong quá trình điều trị ung thư bằng liệu pháp xạ trị, hóa trị hoặc sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch
Thường xuyên cạo lông chân, lông mặt
Trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người lớn. Đặc biệt là những trẻ đang trong độ tuổi từ 12 – 16.
Phương pháp điều trị mụn cóc phẳng
Ngoại trừ mụn cóc hình thành ở bộ phận sinh dục thì những trường hợp nổi mụn cóc còn lại hầu như đều vô hại. Bên cạnh đó mụn cóc có thể tự mất đi mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị.
Tuy nhiên mụn cóc phẳng xuất hiện thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát và khó chịu, dễ lây lan sang vùng da lành hoặc lây truyền cho người khác. Ngoài ra loại mụn này thường tái phát sau một khoảng thời gian nhất định. Chính vì thế để điều trị dứt điểm bệnh lý, loại bỏ hoàn toàn mụn cóc phẳng và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:
1. Loại bỏ hoàn toàn mụn cóc phẳng bằng thuốc
Thông thường để điều trị mụn cóc phẳng, bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên lựa chọn phương pháp sử dụng thuốc chứa hoạt chất chống virus và có khả năng loại bỏ hoàn toàn nốt mụn. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người bị mụn có thể được kê đơn với các loại thuốc điều trị sau:
Axit salicylic
Thông thường để điều trị mụn cóc, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc không kê đơn có thành phần là axit salicylic. Thuốc chứa hoạt chất axit salicylic được bào chế dưới nhiều dạng, bao gồm: Miếng dán, kem bôi và gel.
Việc thường xuyên sử dụng axit salicylic sẽ giúp axit dần dần tác động, hòa tan mô mụn cóc. Từ đó giúp loại bỏ hoàn toàn các nốt mụn sau vài tuần sử dụng.
Cantharidin
Cantharidin là một hoạt chất chữa bệnh được chiết xuất từ những con bọ cánh cứng. Việc bôi hóa Cantharidin lên da sẽ khiến một vết phồng rộp quanh mụn cóc nhanh chóng được hình thành. Dán kín khu vực nổi mụn cóc trước khi lột băng keo. Sau một khoảng thời gian nhất định việc lột băng keo được dán kín trước đó sẽ kéo theo mụn cóc ra khỏi da.
Một số loại thuốc khác
Đối với những trường hợp nặng, những loại thuốc điều trị nêu trên không có khả năng loại bỏ mụn cóc, thì Bleomycin sẽ được xem xét và chỉ định. Loại thuốc này thường được sử dụng bằng cách tiêm vào mụn cóc. Từ đó giúp ức chế hoạt động và tiêu diệt virus HPV.
Đối với một số trường hợp khác, Imiquimod (Aldara và Zyclara) sẽ được bác sĩ xem xét và chỉ định cho những trường hợp phù hợp. Imiquimod là một loại kem bôi kê toa, có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự tác động của virus gây mụn cóc.
Thông thường Imiquimod được sử dụng trong quá trình chữa trị mụn cóc sinh dục. Tuy nhiên việc đưa loại thuốc này vào quá trình khắc phục mụn cóc phẳng và một số loại mụn cóc khác vẫn mang đến hiệu quả nhất định.
2. Điều trị mụn cóc phẳng bằng liệu pháp áp lạnh
Để loại bỏ mụn cóc phẳng và giảm nguy cơ tái phát, bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành phun nitơ lỏng hoặc cho bạn sử dụng thuốc xịt đông lạnh không theo đơn với mục đích đóng băng mụn cóc. Sau một thời gian áp dụng liệu pháp áp lạnh (khoảng 1 – 2 tuần), xung quanh mụn cóc sẽ hình thành một vết phồng rộp, đồng thời bong tróc và nhiều mô chết rơi ra ngoài.
Thuốc xịt đông lạnh không theo đơn có thể được sử dụng tại nhà.Tuy nhiên ở phương pháp này, nhiệt độ có thể không đạt mức thấp đủ để tác động và đóng băng sâu mụn cóc. Vì thế hiệu quả từ việc áp dụng thuốc xịt đông lạnh không theo đơn không đạt hiệu quả từ liệu pháp phun nitơ lỏng.
Hơn thế việc áp dụng liệu pháp áp lạnh bằng thuốc xịt đông lạnh không theo đơn sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn. Nguyên nhân là do người bị mụn phải sử dụng thuốc xịt kéo dài trong một thời gian nhất định, lâu hơn so với việc áp dụng liệu pháp phun nitơ lỏng.
3. Chiếu tia laser loại bỏ mụn cóc phẳng
Để loại bỏ mụn cóc, người bị mụn có thể áp dụng phương pháp chiếu tia laser. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tác động vào vị trí nổi mụn bằng một chùm ánh sáng cực mạnh (hay còn gọi là laser) để phá hủy và đốt cháy mô mụn cóc.
4. Tiểu phẫu điều trị mụn cóc phẳng
Khi người bị mụn không có đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị nêu trên, phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định để loại bỏ mụn cóc phẳng. Việc áp dụng phương pháp điều trị này sẽ giúp người bệnh phá hủy phần gốc rễ của mụn cóc bằng kim điện.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể loại bỏ phần gốc rễ của nốt mụn bằng phương pháp phẫu thuật lạnh hay còn gọi là phương pháp đóng băng sâu.
Biện pháp phòng ngừa mụn cóc phẳng
Việc kiểm soát mụn cóc sẽ trở nên khó khăn hơn trong môi trường ẩm ướt. Chính vì thế, bạn cần giữ hai tay, mặt, chân và những vị trí hình thành mụn cóc khác càng khô càng tốt. Ngoài ra trước khi sử dụng các loại băng đắp kín mụn cóc ở tay, bạn cùng cần xem xét kỹ để phòng ngừa phát sinh những vấn đề không mong muốn.
Trong trường hợp đã bị mụn cóc, bạn tuyệt đối không được chà xát, cắt hoặc sử dụng đồ vật để cạo và tác động vào các khu vực mọc mụn. Nguyên nhân là do việc thực hiện những hoạt động này có thể khiến virus HPV nhanh chóng lây lan sang những vùng da lành và gây mụn.
Ngoài ra ngay sau khi chạm tay vào bất kỳ mụn cóc hình thành trên cơ thể, bạn cần sử dụng xà phòng diệt khuẩn để rửa tay kỹ.
Mặc dù những chủng virus HPV làm phát sinh mụn cóc phẳng đều lành tính như vẫn tồn tại một số chủng virus HPV ác tính khác có khả năng tác động, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ phận sinh dục và khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng cao (đặc biệt là ung thư cổ tử cung).
Để phòng ngừa lây nhiễm virus HPV, bạn nên tiến hành tiêm vắc xin phòng nhiễm virus càng sớm càng tốt. Đây là biện pháp bảo vệ cơ thể đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HPV hiệu quả nhất.
Ngoài ra để phòng ngừa lây nhiễm virus HPV, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp đơn giản sau:
Tắm rửa mỗi ngày, thường xuyên vệ sinh và giữ gìn thân thể luôn sạch sẽ, khô ráo.
Nếu có vết thương hở (bao gồm cả vết xước hoặc vết cắt nhỏ), bạn cần chăm sóc đúng cách và giữ gìn vết thương luôn sạch sẽ.
Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su và một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác.
Không sử dụng đồ dùng cá nhân với những người có nghi ngờ hoặc đang bị nhiễm virus. Đặc biệt là khăn tắm, bàn chải đánh răng, khăn lau mặt, quần áo, đồ lót.
Tuyệt đối không chạm, sờ, gào vào mụn cóc của người khác.
Mụn cóc phẳng ít gây ra những vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên loại mụn này có xu hướng tái phát nhiều lần, thường mọc thành cụm gây mất thẩm mỹ, kèm theo biểu hiện ngứa ngáy và đau rát khó chịu.
Bên cạnh đó, virus gây mụn còn có khả năng lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành và lây nhiễm sang người khác khi có tiếp xúc. Vì thế bạn nên sớm tiêm vắc xin và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đồng thời cần áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp nếu mụn cóc đã hình thành.