Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không? Chườm gì tốt?

Chườm lạnh là biện pháp được áp dụng nhằm mục đích giảm sưng và viêm. Vậy tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá
Tìm hiểu thông tin tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không để có kế hoạch điều trị phù hợp

Tổng quan về tình trạng tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp là tình trạng đặc trưng bởi sự tích tụ các chất lỏng, có thể gây viêm xung quanh khớp hoặc bên trong khớp gối. Tình trạng này có thể dẫn đến sưng đầu gối khiến đầu gối to hơn bình thường hoặc to hơn đầu gối còn lại. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau khớp hoặc cứng khớp, đặc biệt là khi chạm vào hoặc đặt trọng lượng lên khớp.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tích tụ chất lỏng ở đầu gối. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Lạm dụng khớp, thực hiện các hoạt động lặp lại nhiều lần hoặc chấn thương tác động đến đầu gối thường xuyên
  • Rách dây chằng hoặc sụn chêm ở đầu gối
  • Gãy xương
  • Nhiễm khuẩn
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh gout
  • Có khối u hoặc u nang ở đầu gối

Các chất lỏng được hình thành từ các tế bào bạch cầu và một số hóa chất kết hợp với tế bào hồng cầu và các chất bôi trơn tự nhiên. Khi bị chấn thương đầu gối, phản ứng tự nhiên của cơ thể là tiết ra các chất lỏng để bảo vệ khớp. Tuy nhiên, nếu sản xuất quá nhiều chất lỏng sẽ dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp.

Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không?

Chườm đá hoặc chườm lạnh là một biện pháp tự nhiên thường được thực hiện với mục đích giảm sưng và chống viêm. Ngoài ra, nhiều người có thể chườm đá lên vùng da bị thương để giúp giảm đau, cải thiện các triệu chứng bong gân, căng cơ, chấn thương do sử dụng quá mức, co cơ và bầm tím.

Chườm đá được cho là có thể giảm viêm và giảm đau. Do đó, theo các chuyên gia người bị tràn dịch khớp gối có thể chườm đá để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tràn dịch khớp gối có nên chườm lạnh
Chườm đá có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp hiệu quả

Cụ thể theo các chuyên gia, chườm lạnh có thể điều trị tình trạng tràn dịch khớp gối bằng cách:

  • Gây co thắt các mạch máu xung quanh đầu gối. Điều này có thể giảm lưu lượng máu để đầu gối và ngăn ngừa viêm khớp hoặc nhiễm trùng khớp.
  • Làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp gối của cơ thể. Điều này có thể góp phần cân bằng thời gian sản xuất dịch khớp hỗ trợ khớp và ngăn ngừa các chấn thương.
  • Hạn chế các tín hiệu của não bộ đến khớp gối. Điều này có thể ngăn ngừa các cơn đau và viêm.
  • Mỗi lần chườm đá không quá 20 phút và có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó không nên chườm đá trực tiếp lên da để tránh các tổn thương và vết bỏng lạnh.

Mặc dù chườm đá có thể giảm viêm và giảm đau, tuy nhiên để chườm đá cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối an toàn và hiệu quả, người bệnh có thẻ cần lưu ý một số vấn đề liên quan. Tìm hiểu cách chườm đá đúng để hỗ trợ phục hồi đầu gối nhanh nhất có thể.

Kỹ thuật chườm đá cho tràn dịch khớp gối

Để biện pháp chườm đá điều trị tràn dịch khớp gối đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh thực hiện theo các bước sau:

kỹ thuật chườm đá tràn dịch khớp gối
Chườm đá đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất
  • Chườm lạnh nhanh chóng: Chườm lạnh có hiệu quả cao nhất trong khoảng thời gian tức thời sau khi bị thương hoặc cảm nhận được cơn đau. Hiệu này của việc chườm lạnh giảm đi đáng kể sau 48 giờ. Để giảm sưng và viêm, hãy cố gắng chườm đá ngay sau khi bị chấn thương.
  • Massage với đá: Chườm đá trực tiếp lên vết thương, di chuyển đá thường xuyên, không để đá nằm yên một chỗ. Điều này có thể tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa khó chịu khi đá tiếp xúc với da liên tục.
  • Nâng cao chân khi chườm đá: Nâng cao đầu gối khi chườm đá có thể hỗ trợ giảm sưng, điều này giúp quá trình viêm diễn ra nhanh chóng và đưa cơ thể vào quá trình phục hồi.
  • Thời gian thích hợp: Mỗi lần chườm đá trong 15 – 20 phút và không được vượt quá thời gian này. Chườm đá quá lâu có thể gây tổn thương các mô với các triệu chứng như thế cóng hoặc mất cảm giác trên da khi chườm đá quá lâu. Do đó, thực hiện massage da trong suốt thời gian chườm lạnh để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và đảm bảo không gây tổn thương các mô mềm ở da.
  • Giãn cách các lần chườm: Chườm lạnh điều trị tràn dịch khớp có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên người bệnh cần để đầu gối quay lại nhiệt độ bình thường trong ít nhất 45 phút hoặc 1 giờ trước khi chườm nóng trở lại. Chườm đá nhiều lần có thể mang lại hiệu quả giảm sưng và viêm kéo dài, hỗ trợ thời gian hồi phục sau tổn thương.
  • Chườm đá thường xuyên: Chườm đá thường xuyên hoặc mỗi khi cam thấy cần thấy cần thiết, hoặc sau mỗi 1 giờ, kéo dài trong 48 giờ có thể hỗ trợ giảm viêm, sưng và đau. Bên cạnh đó, chườm đá liên tục cũng được cho là có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của đầu gối.

Khi chườm đá cần lưu ý không để đá trực tiếp lên da mà không được bảo vệ. Do đó, bọc đá trong vải mỏng hoặc túi chườm để bảo  vệ các mô. Bên cạnh đó, khi di chuyển đá để massage, cần sử dụng găng tay hoặc khăn để tránh gây tổn thương da tay.

Các loại đá có thể chườm khi bị tràn dịch khớp

Có nhiều cách khác nhau để chườm đá hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số loại đá lạnh như:

  • Túi đá truyền thống: Sử dụng túi chườm với đá viên hoặc đá nhuyễn để chườm lên đầu gối.
  • Cốc đá để massage: Người bệnh có thể sử dụng một chiếc cốc có chứa đá hoặc để một cốc nước trong ngăn đá tủ lạnh đến khi đóng băng. Sử dụng cốc này và di chuyển tròn lên khớp gối để hỗ trợ massage.
  • Thực phẩm đông lạnh: Sử dụng một túi đậu Hà Lan hoặc ngô đông lạnh để chườm lên khu vực đầu gối. Tuy nhiên sau khi đã được sử dụng để chườm lạnh, thực phẩm rã đông không thích hợp để sử dụng nếu được đông đá trở lại.
  • Sản phẩm chườm lạnh chuyên dụng: Trên thị trường có một số sản phẩm có thể tái sử dụng để chườm lạnh các bộ phận trên cơ thể, bao gồm đầu gối. Các sản phẩm này được thiết kế phù hợp  và ôm sát đầu gối trong quá trình chườm.

Tràn dịch khớp gối chườm gì tốt?

Sau 72 giờ chườm lạnh không liên tục, người bệnh có thể cần nhắc chườm nóng, tắm nước ấm hoặc sử dụng khăn ấm chườm lên khu vực đầu gối trong 15 – 20 phút mỗi lần và vài lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.

Chườm nóng có thể cải thiện lưu lượng máu lưu thông và làm tăng lưu lượng máu đến đầu gối. Tăng nhiệt độ có thể làm dịu sự khó chịu và tăng tính linh hoạt của cơ. Bên cạnh đó, liệu pháp chườm nóng cũng có thể hỗ trợ thư giãn, làm dịu cơ và hỗ trợ chữa lành các mô bị tổn thương.

Chườm nóng trị liệu có hai loại khác nhau và nhiệt khô và nhiệt ẩm. Cả hai loại nhiệt này đều làm ấm khu vực bị tổn thương và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

  • Nhiệt khô bao gồm các nguồn nhiệt như miếng sưởi, túi sưởi khô hoặc phòng xông hơi nhiệt khô.
  • Nhiệt ẩm bao gồm các nguồn như khăn ấm hoặc nước ấm. Nhiệt ẩm có thể hiệu quả hơn nhiệt khô một chút và có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị.

Khi áp dụng chườm nóng điều trị tràn dịch khớp gối, người bệnh có thể chọn nhiệt khô và nhiệt ẩm đều được. Người bệnh có thể sử dụng các gói gel nóng hoặc chai nước nóng để chườm lên khu vực đầu gối.

tràn dịch khớp gối có nên chườm nóng
Bên cạnh chườm đá, người bệnh có thể chườm nóng để tăng hiệu quả điều trị

Chườm nóng được cho là có thể mang lại hiệu quả điều trị tràn dịch khớp gối khi kết hợp với chườm lạnh phù hợp. Tuy nhiên nếu nhận thấy sưng, đau hoặc các triệu chứng ở đầu gối trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên ngừng thực hiện liệu pháp.

Ngoài ra, có một số trường hợp người bệnh không nên áp dụng liệu pháp chườm nóng. Nếu đầu gối bị bầm tím hoặc sưng tấy, người bệnh tốt nhất nên chườm nóng để cải thiện các triệu chứng. Chườm nóng cũng không được áp dụng đối với các khu vực có vết thương hở.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân có tiền sử dụng lý có nguy cơ bỏng hoặc biến chứng do nhiệt cao không nên áp dụng biện pháp chườm nóng. Cụ thể một số điều kiện không nên chườm nóng bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm da
  • Bệnh về mạch máu
  • Huyết khối tĩnh mạch
  • Bệnh đa xơ cứng

Tràn dịch khớp gối khi nào nên đến bệnh viện?

Trong một số trường hợp các cơn tràn dịch khớp gối có thể được điều trị tại nhà, tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng có thể cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện nếu:

  • Bị sưng đầu gối hoặc đau đớn nghiêm trọng
  • Không thể duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối hoàn toàn
  • Các phương pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng không mang lại tác dụng điều trị trong 3 ngày
  • Sốt từ 38 độ C trở lên
  • Đầu gối chuyển sang màu đỏ hoặc cảm thấy ấm, nóng rát khi chạm vào
  • Không thể hoặc bị đau khi đứng dậy từ tư thế ngồi xổm

Trên thực tế không có nhiều dữ liệu y tế chứng minh việc chườm đá có thể phục hồi các tổn thương do tràn dịch khớp gối mang lại. Tuy nhiên, chườm đá có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Do do, khi chườm đá được thực hiện một cách an toàn, thì liệu pháp này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.