Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

Thoái hóa khớp háng có thể cứng khớp ở hông, háng, chân hoặc lưng và gây ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động của người bệnh. Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng theo thời gian và có thể làm tăng nguy cơ thay khớp và một số rủi ro khác.

thoái hóa khớp háng ở người trẻ
Thoái hóa khớp háng có thể gây đau và ảnh hưởng đến các hoạt động của người bệnh

Thoái hóa khớp háng là bệnh gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng hao mòn khớp dẫn đến các cơn đau, sưng và viêm. Thoái hóa có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể bao gồm khớp đầu gối, khớp vai và khớp háng.

Khớp háng là bộ phận dễ bị thoái hóa khớp, sau bàn tay và đầu gối. Thoái hóa khớp háng liên quan đến nhiều thay đổi ở háng và dẫn đến đau. Các tổn thương phổ biến có thể bao gồm:

  • Sụn bị mòn hoặc hư hỏng dẫn đến ma sát và gây đau ở khớp háng.
  • Gai xương là những tăng trưởng nhỏ để bù đắp vào phần sụn bị tổn thương. Điều này dẫn đến ma sát nhiều hơn và cũng có thể gây đau.
  • Tổn thương bên dưới sụn, có thể dẫn đến viêm và gây đau khớp háng.
  • Viêm bao hoạt dịch là tình trạng lớp lót bao quanh khớp háng bị viêm và có thể trở nên dày hơn và dẫn đến các cơn đau.

Ngoài ra, thoái hóa khớp háng có thể liên quan đến sự thay đổi cơ học ở khớp hông. Điều này khiến gân, dây chằng và các cơ chịu quá nhiều ma sát dẫn đến tổn thương, đau đớn.

Thoái hóa khớp phát triển chậm và cơn đau nó gây ra xấu đi theo thời gian. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp háng

Triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp háng là đau âm ỉ ở hông, tuy nhiên triệu chứng thường không giống nhau ở các đối tượng bệnh. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

1. Đau ở hông, háng, lưng và đùi

Thoái hóa khớp háng thường gây ra những cơn đau nhức ở phía trước háng và đi sâu vào đùi trong. Tình trạng này có thể dẫn đến đau ở bên hông, mông và đùi sau.

bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị
Đau ở hông, lưng và đùi là dấu hiệu thoái hóa khớp háng phổ biến

Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi:

  • Thay đổi tư thế ngồi
  • Thực hiện các hoạt động mang trọng lượng cơ thể như đứng, đi bộ hoặc chạy bộ
  • Thực hiện một số động tác đơn giản như uốn cong khi đi giày hoặc lên xuống xe
  • Thực hiện các hoạt động mạnh mẽ như chơi các môn thể thao hoặc làm vườn

Thoái hóa nhẹ có thể dẫn đến các cơn đau ngẫu nhiên. Tuy nhiên, các triệu chứng thường trở nên xấu đi theo thời gian và xuất hiện thường xuyên hơn. Cơn đau có thể gây cản trở các hoạt động hàng ngày, tăng độ căng cứng vào vào ban đêm và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Các triệu chứng khác

Bên cạnh những cơn đau, người bị thoái hóa khớp háng có thể gặp một số triệu chứng như:

– Cứng khớp:

Tổn thương sụn khớp có thể làm giảm đệm ma sát, điều này có thể gây cứng khớp háng. Cứng khớp thường phổ biến vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi trong một thời gian dài. Đôi khi cứng khớp có thể làm mất hoặc ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động của người bệnh.

– Giảm phạm vi chuyển động:

Thông thường cấu trúc nối ở khớp háng giúp các khớp di chuyển và hoạt động rộng. Thoái hóa khớp có thể dẫn đến việc khó khăn khi duỗi chân về phía trước hoặc hướng mũi chân vào bên trong. Bên cạnh đó, việc xoay hông hoặc xoay người ra phía sau cũng có thể bị ảnh hưởng hoặc không thể thực hiện được.

Chế độ An cho người thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp háng có thể làm giảm hoặc mất khả năng chuyển động khớp

– Mất chức năng:

Thoái hóa khớp háng có thể dẫn đến đau đớn nghiêm trọng, khiến người bệnh phải di chuyển chậm hoặc thay đổi tư thế khi đi bộ, đi với dáng đi kỳ lạ. Bên cạnh đó, các hoạt động hàng ngày như đi tất hoặc đi giày có thể gây khó khăn.

Các triệu chứng thoái hóa khớp nhẹ đến trung bình thường có xu hướng được cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, không hoạt động trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp nghiêm trọng. Điều này thậm chí có thể gây khó khăn khi rời giường vào buổi sáng hoặc không thể đứng lên khi đã ngồi xuống.

Các triệu chứng thoái hóa khớp háng có thể phát triển dần dần qua nhiều tháng hoặc nhiều năm. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy nóng rát hoặc vùng da quanh khớp chuyển sang màu đỏ. Điều này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng và cần điều trị y tế ngay lập tức.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng

Các bác sĩ không biết nguyên nhân chính xác có thể dẫn đến viêm khớp háng. Tuy nhiên, theo ước tính có khoảng 25% các trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng suốt đời mà không rõ nguyên nhân.

Hầu hết các trường hợp, tình trạng thoái hóa khớp háng có thể liên quan đến các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như sau:

1. Dị tật bẩm sinh

Một số người có thể di truyền hoặc phát triển các liên kết bất thường ở cấu trúc khớp háng. Tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh lý bao gồm viêm khớp hoặc thoái hóa khớp.

Ngoài ra, dị tật ở khớp háng có thể dẫn đến một số rối loạn tăng sản xương hông, trật khớp háng bẩm sinh và các rủi ro liên quan khác.

nguyên nhân thoái hóa khớp háng
Các bất thường bẩm sinh ở khớp háng có thể dẫn đến thoái hóa khớp

2. Chấn thương

Chấn thương ở hông và háng như gãy xương, viêm bao hoạt dịch hoặc các chấn thương khác đề có thể dẫn đến các triệu chứng thoái hóa khớp hông. Các triệu chứng có thể không xuất hiện ngay lập tức nhưng sẽ làm tăng nguy cơ trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau đó.

3. Tư thế hoạt động không phù hợp

Vận động và duy trì các hoạt động liên tục là cách tốt nhất để ngăn ngừa các loại viêm khớp và thoái hóa khớp, bao gồm thoái hóa khớp hông. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy các vận động viên chơi các môn thể thao như bóng đá, có thể tăng nguy cơ viêm khớp và thoái hóa khớp háng.

Tương tự những người lao động tay chân như nông dân, người làm vườn, công nhân công trình cũng có nguy cơ cao hơn những người khác.

Ngủ dậy bị đau khớp háng
Một số nghề nghiệp như nông dân có thể tăng áp lực ở khớp háng và gây thoái hóa khớp

4. Di truyền

Theo các chuyên gia ước tính, có khoảng 60% các trường hợp thoái khớp có khả năng di truyền. Mặc dù không rõ nguyên nhân nhưng thoái hóa khớp háng thường có liên quan đến gen của người mẹ cao hơn gen ở người cha.

Ngoài ra, nữ giới được cho là có nguy cơ thoái hóa khớp háng cao hơn nam giới khoảng 10%. Tỷ lệ này sẽ tăng lên nếu người bệnh có mẹ thoái hóa khớp háng.

5. Các nguyên nhân khác

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng bao gồm:

  • Lão hóa: Các sụn, khớp và xương lão hóa theo, hao mòn theo thời gian. Điều này khiến khớp kém linh hoạt, tăng nguy cơ viêm và đau. Theo thống kê, hầu hết những người bị viêm khớp và thoái hóa khớp đều trên 60 tuổi.
  • Béo phì: Béo phì và thừa cân có thể tăng áp lực lên các khớp và tăng 11% nguy cơ thoái hóa khớp háng.
  • Sinh non: Trẻ sinh non hoặc cân nặng thấp khi sinh có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng trong tương lai. Các chuyên gia cho rằng cân nặng thấp khi sinh có thể dẫn đến các bất thường nhỏ ở hông, dẫn đến áp lực dư thừa và hao mòn khớp theo thời gian, cuối cùng dẫn đến thoái hóa.

Biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp háng

Việc chẩn đoán thoái hóa khớp háng có thể gặp một số khó khăn nhất định. Các cơn đau ở háng có thể lan tỏa ra đùi, mông và các khu vực lân cận khác, bao gồm xương chậu. Ngoài ra, thoái hóa khớp háng cũng thường bị chẩn đoán nhầm thành viêm khớp háng, viêm gân, chấn thương cơ hoặc loãng xương.

Để chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh mô tả các triệu chứng, lối sống, phong cách làm việc và nghề nghiệp. Sau đó, bác sĩ có thể kiểm tra chuyển động hông và các dấu hiệu thực thể như viêm, sưng hoặc đỏ da.

Khám khớp háng
Bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu và chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm y tế để đảm bảo tính chính xác của chẩn đoán. Các xét nghiệm cụ thể bao gồm:

  • X-quang: Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ nhận thấy dấu hiệu viêm hoặc tổn thương cấu trúc ở khớp háng.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Xét nghiệm này có thể cung cấp hình ảnh các mô mềm ở hông. MRI thường được chỉ định khi X-quang không thể đưa ra kết luận chính xác.
  • Siêu âm: Có thể đánh giá các cấu trúc mô mềm bao quanh khớp háng và kiểm tra sự thay đổi ở các cấu trúc nhằm mục đích xác định nguyên nhân gây đau.

Biện pháp điều trị thoái hóa khớp háng

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng thoái hóa khớp. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp có thể cải thiện các triệu chứng, giảm đau và có khả năng làm chậm các biến chứng. Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

1. Biện pháp cải thiện tại nhà

Các phương pháp cải thiện tại nhà được chỉ định cho các trường hợp nhẹ và không có nguy cơ biến chứng. Một số lời khuyên thường bao gồm:

Bị thoái hóa khớp háng và cách điều trị
Duy trì vận động và luyện tập thể dục để ngăn ngừa các bệnh về xương khớp
  • Vận động thường xuyên: Các hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên có thể giảm đau và tăng chức năng của các khớp xương. Ngoài ra, điều này cũng hỗ trợ xây dựng một lối sống lành mạnh và giảm nguy cơ các bệnh lý mãn tính khác như bệnh tiêu hoặc tiểu đường.
  • Thay đổi các tư thế hoạt động: Người có tính chất công việc nặng nhọc thường được khuyên cắt giảm khối lượng công việc hoặc thay đổi công việc, nếu có thể. Nếu không thể, người bệnh cần tìm hiểu các tư thế nâng và hạ khoa học để không gây ảnh hưởng đến các khớp.
  • Giảm cân: Giảm cân có thể làm giảm áp lực lên khớp háng, hỗ trợ giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Tuy nhiên, duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh bởi vì giảm cân quá mức có thể gây viêm toàn thân và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Như đệm giày để giảm áp lực lên hông hoặc sử dụng gậy để tăng sự ổn định.

2. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau và phục hồi chức năng khớp háng. Trao đổi với nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn và xây dựng chế độ luyện tập phù hợp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhà vật lý trị liệu có thể đề nghị các bài tập như:

  • Xây dựng chương trình luyện tập thể dục tăng cường, kéo căng các cơ quan háng và hông.
  • Hỗ trợ cải thiện dáng đi và cân bằng cơ thể.
  • Đề nghị các thiết bị hỗ trợ chẳng hạn như nẹp xương hoặc gậy.
  • Mục tiêu của vật lý trị liệu là cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và giảm áp lực lên khớp háng.

3. Sử dụng thuốc điều trị

Các loại thuốc được chỉ định điều trị thoái hóa khớp háng thường bao gồm thuốc giảm đau và thuốc điều trị viêm khớp. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

Thoái hóa khớp háng Xquang
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Bao gồm thuốc chống viêm không Steroid như Ibuprofen hoặc Naproxen có thể hỗ trợ giảm đau và viêm khớp. Acetaminophen thường không được chỉ định để giảm đau cho trường hợp thoái hóa khớp háng.
  • Thuốc giảm đau kê đơn: Nếu các sản phẩm không kê đơn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc theo toa để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày.

Thuốc giảm đau tại chỗ thường không được chỉ định điều trị đau ở háng, bởi vì khớp háng nằm sâu bên trong các mô mềm ở đùi. Thuốc bôi thường chỉ phù hợp để điều trị các bệnh lý thoái hóa ở khớp tay hoặc khớp vai.

4. Tiêm ngoài màng cứng

Tiêm ngoài màng cứng điều trị thoái hóa khớp háng được chỉ định khi các cơn đau trở nên nghiêm trọng và không đáp ứng với thuốc điều trị. Tiêm thuốc có thể hỗ trợ giảm đau nhưng kết quả thường là tạm thời, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.

Thoái hóa khớp háng bệnh học
Tiêm ngoài màng cứng có thể mang lại hiệu quả giảm đau kéo dài trong vài tuần

Các loại thuốc phổ biến thường được tiêm bao gồm:

  • Steroid: Là loại thuốc tiêm phổ biến nhất có thể hỗ trợ giảm viêm, đau và cứng khớp. Tuy nhiên, tiêm nhiều Steroid có thể gây tổn thương sụn và các mô xung quanh, do đó không nên lạm dùng thuốc tiêm Steroid.
  • Axit Hyaluronic: Hoạt chất này có thể hỗ trợ quá trình bôi trơn ở khớp háng, hạn chế ma sát và ngăn ngừa các tổn thương liên quan.
  • Liệu pháp tế bào gốc: Các hoạt chất này có thể kích hoạt quá trình chữa lành tự nhiên ở các mô bị tổn thương. Tuy nhiên, liệu pháp có thể không mang lại hiệu quả ở một số người.

Để đảm bảo tính chính xác và an toàn khi tiêm thuốc, bác sĩ thường thực hiện tiêm dưới sự hỗ trợ của hình ảnh y tế như siêu âm hoặc soi huỳnh quang. Mặc dù có độ an toàn cao nhưng đôi khi người bệnh có thể gặp một số rủi ro như nhiễm trùng hoặc đau nghiêm trọng sau khi tiêm thuốc.

5. Ablation tần số vô tuyến (RFA)

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng không phẫu thuật được gọi là Ablation tần số vô tuyến (RFA). Liệu pháp này có thể phá hủy các dây thần kinh ở háng và loại bỏ các cơn đau ở khớp háng.

Để thực hiện liệu pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một dòng điện xung tần được tạo ra bởi sóng vô tuyến âm và truyền đến các dây thần kinh bị ảnh hưởng ở háng. Điều này nhằm mục đích phá hủy các dây thần kinh cảm giác và ngăn ngừa các cơn đau. Bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp này thông qua hình ảnh y tế, chẳng hạn như siêu âm, để tránh gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát và kỹ năng vận động.

Tuy nhiên, Ablation tần số vô tuyến thường không phổ biến. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện liệu pháp.

6. Phẫu thuật thoái hóa khớp háng

Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc khi các triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.Các biện pháp phẫu thuật phổ biến thường bao gồm:

Thoái hóa khớp háng nên an gì
Trong các trường hợp cần thiết bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng

– Thay khớp háng:

Đây là kỹ thuật phổ biến và hiệu quả nhất để điều trị thoái hóa khớp háng. Có khoảng 10% người bệnh cần thay khớp háng để cải thiện các triệu chứng.

Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ khớp bị tổn thương và thay thế bằng khớp nhân tạo. Đây là một cuộc phẫu thuật lớn và hầu hết bệnh nhân cần 6 tuần đến 3 tháng để có thể đi lại bình thường.

– Tái tạo bề mặt hông:

Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tái tạo lại đầu xương đùi bằng cách phủ một lớp kim loại trơn. Mục đích là để giảm ma sát, tăng cường chuyển động và ngăn ngừa các cơn đau. Phẫu thuật này thường phổ biến ở nam giới dưới 55 tuổi.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng liệu pháp này không an toàn. Một số ion từ kim loại có thể lẫn vào máu có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định và tăng nguy cơ phẫu thuật thay thế khớp háng nhân tạo.

– Nội soi cắt bỏ xương:

Phẫu thuật này được đề nghị trong trường hợp thoái hóa khớp phát hiện sớm và để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, phẫu thuật không được khuyến cáo khi điều trị thoái hóa khớp háng trung bình đến nghiêm trọng.

7. Điều trị thoái hóa khớp háng bằng Đông y – Sử dụng bài thuốc gia truyền 150 năm Đặc Trị Xương Khớp Đỗ Minh

Đông y là phương pháp chữa thoái hóa khớp hiệu quả, an toàn, không xâm lấn và không cần phẫu thuật. Y học cổ truyền cho rằng thoái hóa khớp háng thuộc chứng Tý, sinh ra do bên trong cơ thể bị suy nhược, can thận suy yếu, khi gặp phong hàn tà thấp xâm nhập sẽ gây ra đau nhức và chèn ép tại chỗ.

Phác đồ trị bệnh xương khớp Đỗ minh Đường

Cơ chế điều trị của Đông y:

  • Trừ bệnh từ căn nguyên
  • Đẩy lùi phong hàn tà thấp ra khỏi cơ thể
  • Phục hồi phủ tạng
  • Tăng cường sức khỏe

Để có được hiệu quả như mong muốn, Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, kết hợp châm cứu, bấm huyệt, vừa đẩy lùi bệnh tận gốc vừa ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Dựa trên nguyên tắc điều trị của y học cổ truyền, lương y của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã xây dựng phác đồ chữa thoái hóa khớp hiệu quả gồm: Uống trong – Châm ngoài – Ăn uống, tập luyện. Trong đó, bài thuốc nam gia truyền đặc trị bệnh xương khớp, thoái hóa khớp được coi là nòng cốt, chiếm đến 75% hiệu quả điều trị.

Bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

Bài thuốc nam gia truyền có tuổi đời 150 năm, được kết hợp từ 4 chế phẩm:

  • Thuốc đặc trị
  • Thuốc bổ gan giải độc
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng.

Công dụng điều trị:

  • Tiêu viêm sưng, khu phong, trừ thấp, tán hàn, giảm đau nhức khớp háng
  • Thông kinh lạc, hoạt huyết hóa ứ, lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương
  • Mạnh gân cốt, bồi bổ phủ tạng, nâng cao chức năng gan, thận và tỳ vị
  • Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả của Đỗ Minh Đường

Thành phần thuốc:

100% loại thảo dược tự nhiên, không chất bảo quản, không lẫn tân dược. Một số vị thuốc quý tốt trong điều trị xương khớp như: Phòng phong, tơ hồng xanh, dây đau xương, vương cốt đằng, hạnh phúc, cà gai… Các dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ y tế.

Hiệu quả bài thuốc đã được chứng minh:

  • Từ 10 – 20 ngày: Giảm đau nhức, kháng viêm, triệu chứng thuyên giảm đến 40%
  • Từ 20 – 30 ngày: Kinh mạch khai thông, khí huyết hết ứ trệ, hết đau nhức khớp háng, triệu chứng thuyên giảm 70%
  • Kết thúc liệu trình: Phục hồi chức năng gan, thận. Vận động khớp háng linh hoạt hơn, sức khỏe ổn định.

Tùy theo cơ địa, tình trạng thoái hóa của mỗi người mà các lương y gia giảm thuốc và đưa ra liệu trình phù hợp. Nếu bệnh nhân có yêu cầu, nhà thuốc sẽ giúp bào chế sẵn thành dạng cao, tiện lợi sử dụng.

Kết hợp sử dụng song song cùng bài thuốc uống, Đỗ Minh Đường áp dụng cho bệnh nhân phương pháp châm cứu, bấm huyệt và ăn uống, tập luyện khoa học. Mỗi liệu trình châm cứu tại nhà thuốc từ 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn tùy theo mức độ bệnh.

Hơn 5000 bệnh nhân xương khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống đã khỏi bệnh nhờ điều trị theo liệu trình, phác đồ của Đỗ Minh Đường. Trong đó phải kể đến nghệ sĩ Xuân Hinh – diễn viên hài nổi tiếng. Chỉ sau 2 tháng điều trị tại nhà thuốc, bệnh thoái hóa xương khớp của nghệ sĩ gần như khỏi hẳn.

[XEM NGAY: Nghệ sĩ Xuân Hinh chia sẻ hành trình chữa khỏi bệnh thoái hóa xương khớp tại Đỗ Minh Đường]

Đỗ Minh Đường là nhà thuốc gia truyền uy tín, chất lượng được nhiều người biết đến. Nhà thuốc từng lên sóng VTV2, VTC2, kênh Hà Nội 1 để tư vấn sức khỏe cho mọi người. Đây cũng là địa chỉ chữa bệnh quen thuộc của một số nghệ sĩ nổi tiếng như diễn viên Lê Bá Anh, diễn viên Nguyệt Hằng, diễn viên Hoa Thúy.

Mọi thông tin chi tiết về nhà thuốc và bài thuốc, bạn đọc liên hệ đến số điện thoại 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội), 028 3899 1677 – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh) hoặc truy cập website: https://dominhduong.com

[ĐÓN XEM: Thoát khỏi nguy cơ bại liệt nhờ thuốc nam Đỗ Minh Đường, chú Phạm Văn Đăng lấy lại niềm tin cuộc sống]

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp háng

Rất nhiều biện pháp có thể hỗ trợ phòng ngừa thoái hóa khớp tại nhà bao gồm:

Thoái hóa khớp háng
Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp
  • Duy trì trọng lượng khoa học: Thừa cân, béo phì có thể tăng áp lực lên các khớp và tăng nguy cơ thoái hóa cũng như viêm khớp.
  • Duy trì vận động: Thường xuyên tập thể dục và tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ 30 phút mỗi lần và ít nhất 5 ngày mỗi tuần có thể tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Thực hiện các nguyên tắc bảo vệ khớp: Không thực hiện các động tác lặp lại nhiều lần hoặc kéo dài áp lực. Điều này có thể gây tổn thương cơ, xương, khớp và các cấu trúc liên quan.
  • Tránh chấn thương: Chấn thương khớp được cho là một nguyên nhân gây viêm xương khớp và thoái hóa khớp. Chấn thương có thể gây tổn thương mãn tính, lâu dài và gây thoái hóa sau nhiều năm.
  • Thực hiện điều trị theo phác đồ: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc điều trị và phòng ngừa các thể ngăn ngừa các tình trạng trở nên nghiêm trọng. Tái khám theo lịch hẹn để theo dõi các triệu chứng và rủi ro liên quan.

Thoái hóa khớp là một bệnh lý không có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh bằng nhiều cách khác nhau. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp.