Đi ngoài ra máu tươi: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân và các bệnh lý liên quan đế có biện pháp điều trị phù hợp.

đại tiện ra máu tươi là bệnh gì
Đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu xuất huyết ở bên trong đường tiêu hóa. Máu có thể được phát hiện thông qua kiểm tra lượng máu trong phân, tuy nhiên đôi khi máu có thể xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc phân sau khi đi đại tiện. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, máu có thể nhỏ thành giọt và chảy ra ngoài trong lúc đang đi vệ sinh.

Tình trạng đi đại tiện ra máu tươi có thể liên quan đến một số nguyên nhân và vấn đề sức khỏe như:

1. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là một triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa gây xuất hiện máu trong phân hoặc dịch nôn. Trong một số trường hợp người bệnh có thể không nhận thấy máu, thay vào đó là phân có màu đen hoặc hắc ín.

Trong một số trường hợp xuất huyết tiêu hóa, đặc biệt là đường tiêu hóa trên có thể gây chảy máu nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần được đánh giá mức độ nghiêm trọng và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nếu người bệnh có các dấu hiệu chảy máu cấp tính như đại tiện ra máu tươi hoặc chảy máu thành giọt khi đi đại tiện, hãy gọi cho cấp cứu ngay lập tức.

Xuất huyết dạ dày không phải là bệnh. Đây là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

đại tiện ra máu
Xuất huyết dạ dày có thể gây chảy máu nghiêm trọng và dẫn đến tử vong

2. Polyp ống tiêu hóa

Polyp ống tiêu hóa là tình trạng tăng sinh một lớp niêm mạc ở ống tiêu hóa và đẩy lồi vào bên trong đường tiêu hóa. Bản chất của polyp là chất biểu mô hoặc lớp dưới biểu mô, do đó polyp đôi khi được gọi là u dưới niêm mạc.

Thông thường polyp ống tiêu hóa được phát hiện khi người bệnh nội soi đường ruột. Tuy nhiên, đôi khi polyp có thể dẫn đến một số triệu chứng như đi đại tiện ra máu hoặc tiêu ra phân đen, tắc ruột, táo bón.

Polyp tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa, gây mất máu ở 14% bệnh nhân và một số rủi ro khác. Ngoài ra, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến ung thư đại trực tràng và tử vong.

3. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến liên quan đến việc sưng, viêm các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn. Tùy thuộc vào vị trí, bệnh trĩ có thể gây đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu và đại tiện ra máu tươi.

Bệnh trĩ ảnh hưởng chủ yếu đến người trưởng thành trong độ tuổi từ 45 – 65 tuổi và phổ biến ở người có vấn đề về nhu động ruột như táo bón, tiêu chảy mãn tính, căng thẳng khi đi đại tiện hoặc phụ nữ mang thai.

Trong các trường hợp nhẹ và trung bình, bệnh trĩ có thể không cần điều trị. Người bệnh có thể bổ sung chất xơ, sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc các chất làm mềm phân để cải thiện tình trạng. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

đại tiện ra máu cục
Bệnh trĩ gây sưng viêm hậu môn và đi ngoài ra máu

4. Bệnh lý về túi thừa

Các bệnh lý về túi thừa như viêm túi thừa có thể gây đau đớn và tình trạng đi ngoài ra máu tươi.

Túi thừa là những túi nhỏ ở thành đại tràng. Trong một số trường hợp, túi thừa có thể bị viêm, chảy máu hoặc nhiễm trùng. Chế độ ăn ít chất xơ là nguyên nhân phổ biến có thể liên quan đến tình trạng viêm túi thừa. Tuy nhiên, hiện tại các nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được xác định.

Viêm túi thừa thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị ngoại trú bằng kháng sinh. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể được yêu cầu nhập viện hoặc phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh.

5. Dị tật mạch máu ở ruột

Trong một số trường hợp tình trạng đại tiện ra máu tươi có thể liên quan đến các vấn đề hoặc bệnh lý ở mạch máu. Người bệnh có thể bị dị tật mạch máu nhỏ ở ruột và dẫn đến xuất huyết tiêu hóa hoặc thiếu máu. Tình trạng này có thể gây tổn thương đến manh tràng, đại tràng và một số cơ quan khác.

Dị tật mạch máu ở ruột có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu người bệnh có dấu hiệu xuất huyết cấp tính, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị phù hợp.

6. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng loét ở niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày ăn mòn các chất nhầy bảo vệ đường tiêu hóa. Trong một số trường hợp người bệnh có thể không nhận thấy các triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, đau hoặc rát ở dạ dày.

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài ra máu hoặc chảy máu cục bộ và gây thiếu máu. Trong một số trường hợp người bệnh có thể cần đến bệnh viện để cầm máu hoặc truyền máu để tránh các rủi ro không mong muốn.

đi ngoài ra máu nhưng không đau là bệnh gì
Viêm loét dạ dày có thể gây xuất huyết tiêu hóa và dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu

7. Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là tình trạng kích ứng, viêm và loét bên trong niêm mạch ruột già (hay còn được gọi là đại tràng). Hiện tại không có cách điều trị cụ thể và người bệnh cần thực hiện các biện pháp cải thiện các triệu chứng suốt đời. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, thực hiện các biện pháp điều trị đúng đắn có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh.

Viêm loét đại tràng xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công hệ thống vi khuẩn có lợi và các lớp lót đại tràng. Hiện tại các bác sĩ không biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này những gen di truyền có thể là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ viêm loét đại tràng.

Triệu chứng chính của bệnh viêm loét đại tràng là gây tiêu chảy hoặc đi ngoài ra máu tươi. Một số người bệnh có thể bị chảy mủ hoặc máu nhỏ thành giọt khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu nhận biết khác bao gồm đau bụng, cảm thấy mệt mỏi, sốt, mất nước, đau khớp, đau mắt hoặc có dấu hiệu thiếu máu.

Người bệnh có các dấu hiệu viêm loét đại tràng cần đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

8. Giãn tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng bất thường khiến các tĩnh mạch ở thực quản mở rộng trong ống thực quản. Tình trạng này thường phổ biến ở người bệnh gan nghiêm trọng.

Cụ thể, tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản phát triển khi lượng máu bình thường đến gan bị chặn bởi một cục máu đông hoặc mô sẹo trong gan. Điều này khiến máu chảy vào các mạch máu nhỏ hơn (vốn không thể chứa một khối lượng máu lớn) và gây rò rỉ máu hoặc thậm chí là vỡ mạch máu và đe dọa đến tính mạng.

đi ngoài ra máu và buồn nôn
Giãn tĩnh mạch thực quản có thể dẫn đến triệu chứng đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu

Giãn tĩnh mạch thực quản thường không dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như:

  • Nôn ra một lượng máu lớn
  • Phân đen, có màu hắc ín hoặc xuất hiện máu tươi
  • Ngất xỉu, mất ý thức trong trường hợp nghiêm trọng
  • Đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng giãn tĩnh mạch thực quản hoặc có dấu hiệu xuất huyết nội.

9. Ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng và ung thư ruột kết có thể phát triển từ các tế bào polyp nhỏ và thường được phát hiện thông qua sàng lọc ung thư thường xuyên hoặc nội soi.

Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm thay đổi thói quen đại tiện hoặc đi ngoài ra máu tươi. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể không có bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết cụ thể nào.

Việc phát hiện và điều trị sớm có thể mang lại hiệu quả tương đối tốt. Điều trị có thể bao gồm hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật.

Các triệu chứng liên quan đến tình trạng đi ngoài ra máu tươi

Hầu hết các trường hợp người bệnh có thể không xuất hiện các triệu chứng liên quan. Điều này có thể khiến người bệnh không nhận thấy mức độ nguy hiểm và tầm quan trọng của các bệnh lý.

nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi
Người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu liên quan như đau dạ dày hoặc cảm thấy mệt mỏi thường xuyên

Do đó, đến bệnh viện ngay nếu đi ngoài ra máu tươi kèm theo các triệu chứng sau:

  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Khó thở
  • Tiêu chảy hoặc tiêu chảy ra máu
  • Nhịp tim không đều hoặc tim đập nhanh
  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức
  • Giảm cân mà không rõ lý do

Chẩn đoán tình trạng đi ngoài ra máu tươi

Đến bệnh viện để được chẩn đoán và đánh giá tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Để chẩn đoán, bác sĩ có thể trao đổi với người bệnh về các triệu chứng và vấn đề sức khỏe liên quan.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Nội soi thông qua mũi: Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định tình trạng chảy máu ở đường tiêu hóa dưới hoặc trên thông qua một ống tiêu hóa được đưa qua dạ dày.
  • Nội soi thực quản: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi xuống thực quản, dạ dày và tá tràng để xác định nguồn chảy máu. Ngoài ra, nội soi cũng có thể thu thập mẫu mô ở đường tiêu hóa để kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Nội soi đại tràng: Thủ thuật này đưa một ống tiêu hóa thông qua hậu môn để kiểm tra trực tràng và đại tràng. Tương tự như nội soi thực quản, nội soi đại tràng có thể được sử dụng để thu thập các mẫu mô và sinh thiết trong phòng thí nghiệm.
  • Nội soi viên nang: Đây là thủ tục nội soi đại tràng thông qua một viên nang có camera trong viên nang. Người bệnh sẽ nuốt viên nang này để kiểm tra các vấn đề cũng như bệnh lý ở đường tiêu hóa.
  • Chụp động mạch: Ở thủ thuật này, bác sĩ có thể tiêm thuốc phản quang đặc biệt vào tĩnh mạch và tiến hành chụp X – quang hoặc chụp cắt lớp vi tính. Liệu pháp này có thể phát hiện vị trí xuất huyết gây đại tiện ra máu tươi.

Điều trị tình trạng đi ngoài ra máu tươi

Việc điều trị tình trạng đi ngoài ra máu tươi phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu.

Các triệu chứng và bệnh lý liên quan như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu hoặc khó thở cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Những dấu hiệu này thường liên quan đến tình trạng mất máu hoặc thiếu tế bào hồng cầu gây cản trở lưu thông máu đến các mô và cơ quan. Việc điều trị tình trạng đi ngoài ra máu tươi thường bao gồm:

Đi ngoài ra máu tươi
Điều trị tình trạng đi ngoài ra máu tươi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

– Cầm máu:

Thông thường tình trạng chảy máu cấp tính có thể được xử lý bằng các kỹ thuật cầm máu. Bác sĩ có thể sử dụng ống nội soi để tiêm hóa chất vào vị trí xuất huyết để cầm máu. Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể điều trị chảy máu bằng dòng điện, laser hoặc áp dụng một dải kẹp để đóng các mạch máu bị tổn thương.

Nếu nội soi không thể kiểm soát tình trạng xuất huyết, bác sĩ có thể sử dụng thiết bị chụp động mạch để tiêm thuốc vào động mạch và ngăn ngừa tình trạng chảy máu.

– Điều trị các nguyên nhân và bệnh lý liên quan:

Ngoài việc cầm máu ngay lập tức, nếu cần thiết bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra chuyên sâu và điều trị các bệnh lý liên quan để đảm bảo tình trạng này không tái phát.

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản bao gồm sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc ức chế axit dạ dày hoặc thuốc chống viêm. Ngoài ra, phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ polyp hoặc điều trị các tổn thương đại tràng do ung thư, viêm túi thừa hoặc các bệnh viêm ruột.

Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón hoặc bệnh trĩ.

Đi ngoài ra máu có thể liên quan đến nhiều bệnh lý cũng như vấn đề sức khỏe khác nhau. Một số nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.