Cắt trĩ có đau không, làm gì cho nhanh hết đau?

Phẫu thuật cắt trĩ được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên cắt trĩ có đau không và làm thế nào để cải thiện các cơn đau? Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới để có cách khắc phục phù hợp.

cắt trĩ có đau không
Cắt trĩ có đau không phụ thuộc vào phương pháp và kỹ thuật thực hiện

Cắt trĩ có đau không?

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng và viêm. Bệnh có thể xuất hiện bên trong trực tràng, gọi là bệnh trĩ nội hoặc bên ngoài hậu môn, gọi là bệnh trĩ ngoại.

Hầu hết các trường hợp các triệu chứng bệnh trĩ có thể được cải thiện trong vòng 2 tuần mà không cần điều trị. Chế độ ăn uống nhiều chất xơ và uống đầy đủ lượng nước cần thiết có thể tăng cường nhu động ruột, kiểm soát các triệu chứng bệnh trĩ.

Đôi khi người bệnh có thể cần sử dụng các chất làm mềm phân để giảm căng thẳng trong quá trình đại tiện, điều này góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt trĩ để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng.

Vậy cắt trĩ có đau không? Theo hầu hết các bệnh nhân đã từng cắt trĩ cho biết, cắt trĩ có thể dẫn đến cảm giác đau đớn âm ỉ ở vùng hậu môn. Tuy nhiên, mức độ ở các cơn đau thường phụ thuộc vào phương pháp cắt cũng như kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần tìm hiểu các phương pháp cắt trĩ cũng như nơi thực hiện phù hợp.

Ngoài ra, phẫu thuật cắt trĩ là một thủ thuật phổ biến và được coi là an toàn. Tuy nhiên, tương tự như bất cứ phẫu thuật nào khác, phẫu thuật cắt trĩ có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định. Cụ thể các biến chứng và rủi ro sau khi cắt trĩ thường bao gồm:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Phản ứng dị ứng với thuốc gây mê hoặc gây tê
  • Gặp một số khó khăn khi đi đại tiện hoặc tiểu do sưng hậu môn hoặc co thắt các cơ bắp

Các phương pháp cắt trĩ ít đau

Có nhiều phương pháp cắt trĩ và lựa chọn phương pháp phù hợp là điều quan trọng để hạn chế các cơn đau hoặc khó chịu sau phẫu thuật. Một số loại phẫu thuật có thể được thực hiện tại phòng khám mà không cần gây mê thường ít đau và khó chịu. Các phương pháp phổ biến như:

1. Tiêm xơ búi trĩ

Đây là thủ thuật cắt trĩ bằng cách tiêm một hóa chất vào búi trĩ. Hóa chất này có thể khiến búi trĩ co lại và ngăn ngừa lưu lượng máu đến búi trĩ. Hầu hết các trường hợp tiêm xơ búi trĩ thường không đau hoặc đau nhẹ.

Các phương pháp cắt trĩ ít đau
Tiêm xơ búi trĩ là cách tiêm hóa chất vào búi trĩ để khiến búi trĩ có lại và tự biến mất

Điều trị trĩ bằng cách tiêm xơ búi trĩ được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ và người bệnh không cần phải gây mê hoặc gây tê. Phương pháp này thường có ít rủi ro và biến chứng. Ngoài ra phương pháp này được cho là phù hợp với người bệnh đang sử dụng thuốc làm loãng máu, vì người bệnh không cần thực hiện mở da.

Tuy nhiên, tiêm xơ búi trĩ thường có tỷ lệ thành công cao đối với các búi trĩ nội nhỏ. Do đó, các búi trĩ lớn hoặc trĩ hỗn hợp, không phù hợp sử dụng phương pháp này.

2. Quang đông hồng ngoại búi trĩ

Quang đông hồng ngoại búi trĩ là phương pháp sử dụng ánh sáng hồng ngoại, nhiệt độ cao hoặc cực lạnh để làm co búi trĩ. Đây là một thủ thuật được thực hiện ngoại trú và thường được thực hiện thông qua phương pháp nội soi.

Nội soi quang đông hồng ngoại thường bao gồm việc chèn một ống mảnh, dài, nhỏ vào trực tràng để quan sát và loại bỏ búi trĩ. Thông thường phương pháp này được chỉ định điều trị trĩ nội độ 2 hoặc độ 3.

Hầu hết người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ hoặc chuột rút nhẹ trong quá trình quang động hóa búi trĩ.

3. Thắt động mạch trĩ

Thắt động mạch trĩ hay còn gọi là khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm. Đây là phương pháp khâu treo niêm mạc búi trĩ dựa trên nguyên lý xác định mạch trĩ thông qua siêu âm.

khâu triệt mạch trĩ
Khâu triệt mạch trĩ là phương pháp khâu động mạch trĩ thông qua sự hướng dẫn của siêu âm

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ tiến hành xác định vị trí các mạch máu dẫn đến búi trĩ thông qua siêu âm sau đó tiến hành thắt hoặc khâu mạch máu tại búi trĩ. Điều này khiến máu lưu thông đến búi trĩ bị ngắt và búi trĩ có thể tự rời ra ngay sau đó.

Theo các chuyên gia phẫu thuật trĩ, phương pháp này hiệu quả hơn cách thắt trĩ bằng cao su nhưng tốn kém hơn. Thắt động mạch trĩ là phương pháp loại bỏ búi trĩ ít xâm lấn, ít đau và biến chứng, người bệnh có thể ra về ngay trong ngày

4. Cắt trĩ bằng PPH

Phương pháp cắt trĩ bằng PPH thường phù hợp với người bệnh sa búi trĩ hoặc trĩ ngoại nghiêm trọng.

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sử dụng máy kẹp PPH để loại bỏ nguồn máu cung cấp cho búi trĩ. Sau đó bác sĩ sẽ tạo hình hậu môn lại như ban đầu. Phương pháp PPH cần được thực hiện tại bệnh viện và người bệnh cần được gây mê toàn thân hoặc gây mê cục bộ.

Hầu hết các bệnh nhân cho biết cắt trĩ bằng phương pháp PPH thường ít đau đớn, thời gian hồi phục nhanh và hạn chế được các rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên phương pháp này có chi phí thực hiện tương đối cao.

5. Cắt trĩ HCPT

Đây là phương pháp cắt trĩ bằng sóng ngắn tần số cao. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ xác định và thắt vị trí búi trĩ bằng bước sóng ngắn có tần số cao. Sau đó tiến hành cắt bùi trí bằng dao điện.

Thời gian cắt trĩ bằng phương pháp HCPT thường mất khoảng 20 – 30 phút. Bên cạnh đó, phương pháp được cho là mang lại hiệu quả cao, ít đau đớn, thời gian phục hồi nhanh chóng và nguy cơ biến chứng tương đối thấp. Tuy nhiên, chi phí cắt trĩ HCPT tương đối cao và người thực hiện cần có kỹ thuật tốt.

cắt trĩ bằng phương pháp HCPT
Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT thường ít đau và hiệu quả tương đối cao

Phương pháp cắt trĩ khác

Các loại phẫu thuật cắt trĩ khác gây nhiều đau đớn thường bao gồm:

– Thắt búi trĩ bằng vòng cao su:

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là thủ thuật được sử dụng để điều trị bệnh trĩ nội. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sử dụng một dây cao su để thắt chặt quanh gốc búi trĩ để cắt đứt nguồn máy cung cấp cho búi trĩ.

Thủ thuật này thường cần thực hiện hai hoặc nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 tháng. Thông thường thủ thuật này dẫn đến đau đớn, áp lực hoặc khó chịu ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, người bệnh cần nhiều thời gian để phục hồi sau thủ thuật.

Bên cạnh đó, người sử dụng thuốc làm loãng máu không được khuyến khích sử dụng phương pháp này để tránh các nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.

– Phẫu thuật cắt trĩ truyền thống:

Phẫu thuật cắt trĩ được chỉ định cho bệnh trĩ ngoại nghiêm trọng và bệnh trĩ nội tăng sinh. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng các thủ thuật điều trị khác.

Phẫu thuật cắt trĩ thương được diễn ra trong bệnh viện. Người  bệnh có thể được gây mê hoặc gây tê để hạn chế các cơn đau trong quá trình phẫu thuật. Cụ thể trước khi thực hiện cắt trĩ, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Gây mê toàn thân, người bệnh hoàn toàn rơi vào giấc ngủ sâu trong suốt quá trình phẫu thuật
  • Gây tê khu vực, thường bao gồm sử dụng thuốc làm tê vùng cơ thể từ thắt lưng trở xuống
  • Gây tê cục bộ, là phương pháp chỉ gây tê hậu môn và trực tràng

Sau khi thuốc tê hoặc thuốc gây mê có hiệu lực, bác sĩ tiến hành loại bỏ búi trĩ. Sau phẫu thuật, người bệnh được đưa về phòng hồi sức để quan sát, theo dõi tình trạng để tránh các rủi ro sau phẫu thuật. Đau đớn và nhiễm trùng là hai rủi ro phổ biến nhất của phẫu thuật cắt trĩ.

Biện pháp chăm sóc sau khi cắt trĩ

Cắt trĩ có đau không phụ thuộc vào phương pháp cắt trĩ và quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, để hạn chế các biến chứng sau khi cắt trĩ, người bệnh có thể lưu ý một số vấn để như:

chăm sóc sau khi cắt trĩ
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sau khi cắt trĩ
  • Giữ cho khu vực hậu môn sạch sẽ và khô ráo. Sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh có thể ngồi trong bồn nước hoặc bồn tắm để làm sạch và làm dịu hậu môn.
  • Tránh lau quá nhiều hoặc quá mạnh. Thay vì sử dụng giấy vệ sinh gây kích ứng, người bệnh có thể sử dụng khăn lau trẻ em để làm sạch hậu môn.
  • Chảy máu, chất dịch hoặc chất nhầy có thể xuất hiện một vài ngày sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Ngoài ra, một số người có thể bị rò rỉ một ít phân hoặc đi ngoài ra máu. Sử dụng gạc mềm hoặc sử dụng tã cho người lớn hoặc băng vệ sinh để hạn chế tình trạng này. Bên cạnh đó, làm sạch hậu môn thường xuyên để tránh kích ứng và gây nhiễm trùng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi trong một vài ngày sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Người bệnh có thể đi bộ ngay sau khi phẫu thuật và trong thời gian phục hồi. Tuy nhiên, tránh nâng, kéo và hoạt động sử dụng lực quá sức.
  • Tránh các căng thẳng, áp lực khi đi đại tiện hoặc đi tiểu. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ để giúp phần mềm và tránh kích ứng khi đi đại tiện.

Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một số một số thay đổi trong lối sống như:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày
  • Giảm cân và giữ cân nặng ổn định để tránh gây áp lực lên hậu môn và thân dưới
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, vận động tăng cường sức khỏe và cải thiện nhu động ruột

Hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể quay lại làm việc hoặc hoạt động bình thường sau 7 – 10 ngày. Hồi phục hoàn toàn có thể mất từ 2 – 4 tuần. Các biến chứng sau khi cắt trĩ thường rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện nếu bị sốt, đi tiểu đau, không thể đi tiểu hoặc bị chóng mặt, đau đầu.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ, tuy nhiên để hạn chế nguy cơ, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:

phòng ngừa bệnh trĩ
Thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ
  • Đi đại tiện ngay khi có nhu động ruột, điều này có thể hỗ trợ quá trình đi tiêu bình thường và tránh các rối loạn không mong muốn. Trì hoãn nhu cầu đại tiện có thể khiến phân khô cứng bên trong ruột và khó khăn hơn khi đi ra khỏi hậu môn. Nếu phân không thể đi qua hậu môn, người bệnh có thể bị táo bón và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Không sử dụng điện thoại, sách hoặc báo khi đi đại tiện. Điều này có thể khiến người bệnh cần nhiều thời gian hơn để đi đại tiện, gây căng thẳng cho ruột và kiến các mạch máu ở hậu môn căng thẳng. Các yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc khiến các triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ có thể giảm nguy cơ táo bón, hạn chế căng thẳng khi đi đại tiện và ngăn ngừa bệnh trĩ.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết để hỗ trợ làm mềm phân và tránh các triệu chứng bệnh trĩ. Uống nước khi cơ thể có nhu cầu, thông thường một người khỏe mạnh có thể cần 8 – 10 ly nước mỗi ngày.
  • Tập thể dục và vận động cơ thể thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện hoặc ngăn ngừa nhiều vấn đề về ruột và tiêu hóa, bao gồm cả bệnh trĩ. Luyện tập phù hợp có thể giúp phân và các chất thải di chuyển qua đường ruột, đến hậu môn nhanh chóng hơn. Các bài tập phù hợp bao gồm đi bộ, chạy những quãng đường ngắn, đi xe đạp, yoga đều có thể tăng cường sức khỏe thể chất và ngăn ngừa bệnh trĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân trĩ cần tránh động tác Squats hoặc năng tạ nặng. Điều này có thể gây áp lực lên ổ bụng và khiến các triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng.

Tất cả các loại phẫu thuật cắt trĩ đều là thủ thuật phổ biến và an toàn, ít biến chứng. Tuy nhiên, người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ phù hợp để hạn chế các cơn đau và rủi ro. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các phương pháp phù hợp nhất.