Đau thượng vị kèm ợ hơi, buồn nôn là bị gì?

Bị đau thượng vị kèm ợ hơi, buồn nôn là triệu chứng thường gặp có liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa hoặc các vấn đề sức khỏe khác trong cơ thể. Cần chú ý can thiệp điều trị sớm để tránh vấn đề diễn tiến nghiêm trọng. Lúc này việc điều trị không chỉ khó khăn mà còn có nguy cơ cao phát sinh các biến chứng.

đau thượng vị buồn nôn
Đau thượng vị kèm theo ợ hơi, buồn nôn thường là triệu chứng của các bệnh lý

Đau thượng vị kèm ợ hơi, buồn nôn là bị gì? Có phải bệnh lý?

Đau thượng vị kèm ợ hơi, buồn nôn là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân có thể là do duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt kém điều độ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó còn có thể là triệu chứng của các bệnh lý bên trong cơ thể. Có khả năng liên quan cao nhất là các bệnh về đường tiêu hóa.

Theo phân tích từ các chuyên gia, tình trạng đau thượng vị kèm theo ợ hơi, buồn nôn có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe sau đây:

1. Ngộ độc thực phẩm gây đau thượng vị buồn nôn, ợ hơi

Ngộ độc thực phẩm là thuật ngữ đề cập đến tình trạng người bệnh bị trúng độc do ăn phải thực phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại, nhiễm khuẩn hay thức ăn bị ôi thiu… Đau thượng vị được nhận định là một trong những triệu chứng lâm sàng của tình trạng này.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau quặn thắt ở vị trí vùng bụng phía trên rốn ngay dưới xương ức. Kèm theo những cơn đau, người bệnh sẽ có xu hướng ợ hơi và nôn hết toàn bộ thức ăn ra ngoài. Đôi khi lại nôn ra toàn chất lỏng. Và khi thức ăn được nôn ra ngoài hết thì cơn đau sẽ thường dịu xuống. Lúc này người bệnh có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Bên cạnh dấu hiệu đau thượng vị buồn nôn, ợ hơi thì người bị ngộ độc thực phẩm còn có triệu chứng đi ngoài nhiều lần. Thường là đại tiện phân lỏng có thể kèm theo máu nếu bị ngộ độc nặng. Trường hợp bị nặng mà không can thiệp y tế kịp thời có thể còn dẫn đến tử vong.

2. Đau thượng vị kèm ợ hơi, buồn nôn do viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng đau tức thượng vị kèm theo tình trạng ợ hơi, buồn nôn. Bệnh lý này có xu hướng phát sinh khi niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và dẫn tới sưng viêm. Trong trường hợp nặng, các ổ loét sẽ xuất hiện ngay tại vị trí niêm mạc bị tổn thương.

đau thượng vị ợ hơi
Đau thượng vị kèm ợ hơi, buồn nôn có thể là do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Cơn đau thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng có thể kích hoạt ngay cả khi đói hay khi no. Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau tức thường kích hoạt mạnh mẽ hơn vào ban đêm. Bên cạnh triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, buồn nôn thì người bệnh còn có thể bị nóng rát khắp vùng bụng, suy nhược, mệt mỏi, chán ăn…

3. Đau thượng vị kèm ợ hơi, buồn nôn do ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là thuật ngữ đề cập đến sự xuất hiện của các khối u ác tính ngay bên trong niêm mạc dạ dày. Ở giai đoạn sớm, các khối u gần như không gây ra những triệu chứng bất thường. Tuy nhiên lâu dần, khối u có thể tăng kích thước, gây ra áp lực lớn cho dạ dày.

Áp lực từ khối u ác tính có thể gây đau thượng vị. Đôi khi cơn đau còn trở nên dữ dội và lan ra cả vùng ngực, sau lưng hay bụng dưới. Đi kèm với đó là các triệu chứng chán ăn, buồn nôn, nôn ói, đau thắt ngực, khó thở. Người bệnh có thể trở nên gầy yếu, mệt mỏi và bị sụt cân bất thường.

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm có khả năng gây tử vong cao nếu không sớm can thiệp và điều trị. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường bạn nên sớm thăm khám để sàng lọc ung thư, tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

4. Trào ngược dạ dày thực quản

Tình trạng đau thượng vị kèm theo ợ hơi, buồn nôn cũng có thể là hệ quả khó tránh khỏi khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này thường xảy da do van dạ dày bị hở hay do các thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh.

Các triệu chứng của bệnh thường sẽ kích hoạt ở mức độ nặng nề hơn khi dạ dày tiết quá nhiều dịch vị. Đôi khi người bệnh còn bị đau lan ra cả vùng ngực và vùng lưng. Khác với viêm loét dạ dáy tá tràng, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản đặc trưng với các triệu chứng như đầy bụng, ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu, đau rát họng, hôi miệng, khàn tiếng.

đau thượng vị buồn nôn là bệnh gì
Trào ngược dạ dày thực quản là hội chứng thường gặp gây đau thượng vị kèm theo buồn nôn, ợ hơi

5. Viêm thực quản gây đau thượng vị buồn nôn

Đây cũng là một trong những bệnh lý tương đối phổ biến. Viêm thực quản xảy ra khi lớp lót niêm mạc tại cơ quan này bị các phản ứng viêm tấn công. Bệnh lý này thường rất dễ bị nhầm lẫn với hội chứng trào ngược dạ dày thực quản bởi có nhiều triệu chứng tương đồng.

Viêm thực quản cũng được cho là nguyên nhân của tình trạng đau thượng vị kèm theo buồn nôn, khó chịu. Cùng với đó là một số triệu chứng khác như gây khó khăn khi nuốt, cơn đau tức lan tỏa ra cả vùng ngực.

Bệnh lý này nếu không sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ rất dễ diễn tiến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh biến chứng. Điển hình như tăng nguy cơ hình thành vết loét hay các khối u ác tính ngay tại thực quản.

6. Xuất huyết tiêu hóa trên

Xuất huyết tiêu hóa trên đề cập tới tình trạng chảy máu xảy ra tại thực quản và dạ dày. Đây thường là biến chứng của các bệnh đường tiêu hóa như loét thực quản, loét dạ dày tá tràng hay ung thư dạ dày. Các yếu tố kích thích liên quan thường là stress, lạm dụng bia rượu, sử dụng thuốc chống viêm liều cao hay dư chấn tình thần nghiêm trọng.

đau thượng vị buồn nôn là bệnh gì
Đau thượng vị buồn nôn là triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa trên

Thông thường, khi bị xuất huyết tiêu hóa trên, người bệnh sẽ bị đau thượng vị dữ dội. Cơn đau có xu hướng lan tỏa ra cả toàn bộ vùng ngực và phía sau lưng. Bên cạnh đó, tình trạng này còn gây buồn nôn, nôn ói ra máu hay dịch màu nâu cà phê, chóng mặt, mệt mỏi, hạ huyết áp. Đây là một tình trạng cấp tính nguy hiểm có thể dẫn đến mất máu nhiều, suy hô hấp và tử vong.

7. Hội chứng Zollinger-Ellison gây đau thượng vị buồn nôn

Zollinger-Ellison là một trong những hội chứng thường gặp, đề cập đến sự xuất hiện của các khối u tiết gastrin ở tuyến tụy và tá tràng. Trường hợp nồng độ gastrin được sản sinh một cách qúa mức sẽ khiến cho dạ dày tăng tiết acid dịch vị. Chính điều này là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược dạ dày thực quản.

Các triệu chứng của hội chứng Zollinger-Ellison thường khó nhận biết do biểu hiện không rõ ràng và đặc trưng. Một trong số đó là tình trạng đau tức ở vùng thượng vị. Ngoài ra, các dấu hiệu khác có thể đi kèm như chán ăn, cảm giác buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy…

8. Vấn đề về túi mật

Túi mặt gặp phải tổn thương cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau tức ở vùng thượng vị đi kèm một số biểu hiện khác. Trong đó, bệnh viêm đường dẫn mật hiện đang được cho là bệnh lý thường gặp nhất liên quan đến túi mật.

Viêm đường dẫn mật là thuật ngữ đề cập đến tình trạng đường dẫn mật bị nhiễm trùng. Một số triệu chứng đặc trưng bao gồm đau ở vùng hạ sườn lan xuống thượng vị, buồn nôn, khó tiêu, thân nhiệt tăng, nước tiểu vàng…

9. Viêm tụy cấp cũng có thể gây đau thượng vị buồn nôn

Tuyến tụy là cơ quan nằm ngay cạnh dạ dày và ruột non, ngay tại vùng thượng vị. Bệnh viêm tụy cấp đặc trưng bởi tình trạng tuyến tụy bị nhiễm trùng một cách đột ngột. Nguyên nhân thường là do rối loạn miễn dịch, sỏi mật, lạm dụng rượu trong thời gian dài, phản ứng viêm kích hoạt…

đau thượng vị đầy hơi
Mặc dù ít gặp hơn như đau thượng vị buồn nôn, đầy hơi còn có thể là triệu chứng viêm tụy cấp

Cơn đay do bệnh viêm tụy cấp gây ra thường phát sinh ngay tại khu vực thượng vị. Tình trạng đau nhức có thể lan tỏa ra cả phía đằng sau lưng. Đi kèm với đó là các triệu chứng như buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi, tim đập nhanh, sốt nhẹ…

10. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý nêu trên, tình trạng đau thượng vị kèm ợ hơi và buồn nôn cũng có thể do một số nguyên nhân khác. Bao gồm:

  • Mang thai: Phụ nữ mang thai, càng về những tháng cuối thai kỳ thì thường sẽ phải đối mặt với những cơn đau thượng vị dữ dội. Cơn đau còn có xu hướng lan ra cả sau lưng, kèm với đó là tình trạng đầy bụng, ợ hơi, đôi khi còn buồn nôn. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển lớn, đè nén lên các cơ quan tiêu hóa.
  • Ăn quá no: Ăn quá no cũng có thể là nguyên nhân gây đau thượng vị kèm buồn nôn và ợ hơi. Bởi tình trạng này có thể làm tăng áp lực đè nén lên vùng dưới thực quản và dạ dày. Từ đó làm kích thích phát sinh cơn đau ở thượng vị. Ăn quá no còn khiến cho dạ dày tiêu hóa thức ăn không kịp, dễ gây đầy bụng, ợ hơi và đôi khi còn gây buồn nôn.
  • Vận động ngay sau khi ăn: Thói quen không tốt này có thể gây trào ngược acid dạ dày và làm phát sinh cơn đau thượng vị. Với những người vận động mạnh, còn rất dễ gây buồn nôn hay nôn ói.

Cách xử lý khi bị đau thượng vị kèm ợ hơi, buồn nôn

Bị đau thượng vị kèm theo ợ hơi, buồn nôn có phần nghiêm trọng hơn chứng đau thượng vị thông thường. Chính vì vậy mà người bệnh cần hết sức chú ý, xử lý đúng cách để tránh gặp phải các tình huống rủi ro.

1. Giảm đau tạm thời bằng các giải pháp tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp tại nhà để khắc phục tạm thời cơn đau thượng vị cùng với các triệu chứng đi kèm. Dưới đây là các giải pháp có thể áp dụng:

  • Uống nước muối ấm: Nước muối ấm có công dụng làm dịu các hoạt động co thắt bất thường ở thực quản và dạ dày. Từ đó làm giảm mức độ đau thượng vị và một số triệu chứng kèm theo như đầy bụng, ợ hơi hay buồn nôn.
  • Chườm ấm: Khi bị đau thượng vị bạn cũng có thể thực hiện cách sử dụng túi chườm ấm để đặt trực tiếp lên vùng thượng vị. Cách này sẽ có tác dụng làm thư giãn các cơ ở dạ dày và thực quản. Thực tế cho thấy, chườm ấm trong khoảng 15 – 20 phút sẽ có thể cải thiện cơn đau 1 cách đáng kể.
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc được nhiều nghiên cứu ghi nhận là có khả năng làm giãn cơ ở thực quản, giúp trung hòa acid dạ dày và hạn chế tình trạng trào ngược. Vì vậy, nhâm nhi 1 tách trà hoa cúc ấm có thể giúp làm giảm hiện tượng đau thượng vị kèm buồn nôn, ợ hơi và khó chịu.
xử lý khi bị đau thượng vị buồn nôn
Uống trà hoa cúc có thể xoa dịu cơn đau thượng vị và làm giảm tình trạng buồn nôn, ợ hơi đi kèm

Ngoài ra, trong trường hợp đau thượng vị kèm ợ hơi, buồn nôn do một số bệnh lý mãn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng hay viêm thực quản thì triệu chứng thường có xu hướng tái phát nhiều lần. Để làm giảm mức độ và tần suất xuất hiện của các triệu chứng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như:

  • Tích cực và nghiêm túc trong việc điều trị các bệnh lý nguyên nhân.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, uống cà phê, hút thuốc lá hay tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng…
  • Uống 2 – 2,5 lít nước/ ngày. Đồng thời chú ý ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để cải thiện nhu động ruột và trung hòa acid dạ dày.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục mỗi ngày để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể với cơn đau. Đồng thời cải thiện hoạt động tiêu hóa, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh thức khuya, căng thẳng hay làm việc quá sức. Chỉ nên làm việc khoảng 8 giờ/ ngày. Đi ngủ trước 23 giờ và thực hiện các giải pháp giúp giải tỏa căng thẳng như thiền, đọc sách, nghe nhạc, yoga…
  • Tránh ăn quá no hay để bụng quá đói, ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Với bữa tối nên ăn trước 19 giờ.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc chống viêm và chú ý thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe để được cân nhắc kê toa loại thuốc phù hợp.

2. Thăm khám và điều trị y tế

Khi bị đau thượng vị kèm theo ợ hơi và buồn nôn thường xuyên mà các giải pháp tại nhà không đáp ứng thì người bệnh nên chủ động thăm khám. Điều trị y tế với tình trạng này cần cân nhắc tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể.

chữa đau thượng vị buồn nôn
Khi bị đau thượng bị kèm buồn nôn, ợ hơi, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ

Dưới đây là một số giải pháp cho các nguyên nhân về bệnh lý tiêu hóa thường gặp:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược dạ dày thực quản: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị hay ức chế quá trình bài tiết acid dạ dày. Ví dụ như thuốc ức chế bơm proton, thuốc nhóm antacid, thuốc chẹn H2… Còn riêng trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp thì bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh phối hợp trong khoảng 10 – 15 ngày.
  • Viêm thực quản: Có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau như trào ngược, do thuốc và dị ứng hay nhiễm trùng. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định toa thuốc phù hợp.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Ưu tiên điều trị cho vấn đề này là truyền dịch để cân bằng điện giải và huyết áp. Tiếp đến bác sĩ sẽ chỉ định nội soi cầm máu để xác định rõ nguồn gốc của xuất huyết. Từ đó mới có thể đưa ra giải pháp điều trị thích hợp.
  • Ung thư dạ dày: Bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật trong trường hợp người bệnh có khả năng thực hiện. Tuy nhiên, nếu người bệnh không có đủ sức khỏe hay khối u diễn tiến phức tạp thì điều trị chủ yếu sẽ là hóa trị và xạ trị.

Đau thượng vị kèm theo ợ hơi, buồn nôn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý. Để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Cần nghiêm túc điều trị và chăm sóc theo đúng phác đồ từ bác sĩ để có quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.