Cách trị mụn nhọt ở mặt hiệu quả, không lo sẹo

Nổi mụn nhọt ở mặt cần phải tiến hành điều trị đúng cách ngay từ sớm để tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm và không để lại sẹo thâm trên da. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nổi mụn nhọt trên mặt và cách điều trị sao cho hiệu quả.

Nổi mụn nhọt là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người, nhọt khiến bạn cảm thấy đau đớn rất khó chịu
Nổi mụn nhọt trên mặt khiến bạn cảm thấy rất đau đớn và khó chịu

Mụn nhọt ở mặt là gì? Có nguy hiểm không?

Mụn nhọt là biến chứng nhiễm trùng da thường gặp do vi khuẩn gây ra. Mụn nhọt ở mặt được hình thành khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm ngập vào bên trong và kích thích phản ứng viêm xảy ra, thường gặp nhất là nhóm khuẩn tụ cầu vàng. Mọc mụn nhọt gây ra cảm giác đau nhức rất khó chịu, nếu không được xử lý đúng cách sẽ để lại vết thâm và sẹo rỗ trên da trông rất mất thẩm mỹ.

Thông thường, mọc mụn nhọt là tình trạng không quá nguy hiểm, nếu bạn chăm sóc đúng cách thì chúng sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau vài tuần. Nhưng nếu mọc mụn nhọt trên mặt thì bạn cần phải đặc biệt chú ý. Vùng mặt chứa rất nhiều mạch máu cũng như các dây thần kinh quan trọng. Mụn nhọt hình thành ở khu vực này nếu không được xử lý đúng cách sẽ tạo điều kiện cho khuẩn tụ cầu tấn công gây hại vùng xoang hang, gây ra các biến chứng nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nguyên nhân hình thành mụn nhọt trên mặt

Mụn nhọt hình thành trên mặt có thể phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ để có các biện pháp phòng tránh hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp bạn có thể tham khảo:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ khiến lỗ chân lông bị bí tắc và kích thích phản ứng viêm. Nếu bạn có ý thức vệ sinh kém sẽ có nguy cơ nổi mụn nhọt trên mặt là rất cao.
  • Da mặt bị tổn thương do thói quen cạo lông mặt, hay dùng tay chà xát và cào gãi,… cũng là nguyên nhân hình thành mụn nhọt thường gặp. Khi trên da mặt có xuất hiện vết thương hở, vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong và kích thích hình thành mụn nhọt.
  • Mụn nhọt cũng có thể xuất hiện trên mặt nếu cơ thể bạn đang bị rối loạn hormone, điển hình là sự tăng cao bất thường của nồng độ testosterone hoặc các nội tiết tố androgen. Đây là nguyên nhân gây nổi mụn nhọt xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
  • Mụn nhọt cũng có thể xảy ra nếu nang lông trên mặt bị nhiễm nấm men pityrosporum với số lượng nhiều.
Thói quen cạo lông mặt ở chị em là nguyên nhân khiến da bị tổn thương, nhiễm khuẩn và hình thành nhọt
Thói quen cạo lông mặt ở chị em là nguyên nhân khiến da bị tổn thương và hình thành nhọt

Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt ở mặt

Mụn nhọt ở mặt cần được phát hiện sớm để có các biện pháp can thiệp đúng cách, tránh nguy cơ phát sinh biến chứng và để lại sẹo trên mặt. Bạn có thể nhận biết mụn nhọt trên mặt thông qua các triệu chứng đặc trưng sau đây:

  • Vùng da nổi mụn nhọt bị sưng tấy, sờ vào sẽ thấy hơi cứng và ấm nóng.
  • Kích thước ban đầu của mụn nhọt khá nhỏ, sau đó chúng nhanh chóng phát triển lớn hơn và hình thành mủ.
  • Vùng da bị sưng có triệu chứng đau nhức rất khó chịu, đồng thời hơi ngứa ở xung quanh.

Nếu mụn nhọt trên mặt phát triển với kích thước lớn thì người bệnh sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng toàn thân khác như:

  • Sốt nhẹ
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Cơ thể mệt mỏi khó chịu

Có nên nặn mụn nhọt trên mặt không?

Nhiều người có thói quen nặn mụn nhọt để loại bỏ phần mủ bên trong mụn giúp giảm cảm giác sưng đau. Nhưng nếu mụn nhọt mọc trên mặt thì có nên nặn không? Giải đáp thắc mắc này bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu bị mọc mụn nhọt trên mặt thì bạn không được tự ý nặn. Việc nặn mụn không đúng cách có thể kích thích phản ứng viêm và khiến tình trạng tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu mụn nhọt mọc tại các vị trí nguy hiểm như chóp mũi, khóe mắt, cằm,… thì tuyệt đối không được có bất kỳ tác động nào đến chúng. Đây là những vùng có chứa rất nhiều dây thần kinh quan trọng, khi nặn sẽ tác động đến chúng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, việc nặn mụn còn khiến vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong, chúng sẽ đi vào đường tĩnh mạch gây nhiễm trùng máu và đe dọa đến tĩnh mạch.

Khi bị nổi mụn nhọt trên mặt bạn tuyệt đối không được dùng tay nặn để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng
Khi bị nổi mụn nhọt trên mặt, bạn tuyệt đối không nặn để tránh nguy hiểm đến tính mạng

Cách trị mụn nhọt trên mặt hiệu quả cao

Khi bị nổi mụn nhọt trên mặt bạn tuyệt đối không được tự ý nặn lấy nhân mụn, thay vào đó bạn có thể áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà sau đây:

Trị mụn nhọt ở mặt mặt bằng dược liệu tự nhiên

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để loại bỏ mụn nhọt trên mặt là phương pháp có độ an toàn cao, được rất nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, cách này chỉ thích hợp đối với những trường hợp mụn nhọt có kích thước nhỏ và không gây ra triệu chứng bất thường nào. Dưới đây là một số cách trị mụn nhọt bằng dược liệu tự nhiên bạn có thể tham khảo:

+ Dùng tỏi tươi

  • Lấy vài tép tỏi tươi lột bỏ phần vỏ bên ngoài, đem đi giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da mặt bị nổi mụn nhọt.
  • Để yên khoảng 10 phút thì tháo ra rồi rửa sạch da với nước, không nên để tỏi quá lâu trên bề mặt vì có thể gây bỏng.
  • Ngoài cách này bạn cũng nên duy trì thói quen ăn 2 tép tỏi mỗi ngày giúp nâng cao hiệu quả mang lại.

+ Đắp bã trà

  • Lấy một túi trà cho vào nước ấm ngâm để bã trà thấm nước và nở ra, sau đó sử dụng để chườm lên vùng da bị nổi mụn nhọt.
  • Để yên khoảng 15 phút thì tháo ra và vệ sinh da lại với nước ấm, áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi mụn xẹp.

+ Dùng gel nha đam

Dùng gel nha đam tươi để cải thiện tình trạng nổi mụn nhọt trên mặt
Dùng gel nha đam tươi để cải thiện tình trạng nổi mụn nhọt trên mặt
  • Lấy 1 lá nha đam tươi rửa sạch bụi bẩn, đem gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài rồi cho vào nước muối loãng rửa sạch mũ.
  • Đắp gel nha đam lên vùng da bị nổi mụn nhọt, giữ yên khoảng 15 phút rồi tháo ra.
  • Thực hiện cách này đều đặn 2 lần/ngày, kiên trì trong vài ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.

+ Dùng rau diếp cá

  • Lấy 1 nắm rau diếp cá đem rửa sạch, cho vào nước muối loãng ngâm sát khuẩn, sau 15 phút vớt ra để ráo rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt, dùng khăn thấm khô nước rồi đắp trực tiếp cả nước và bã rau diếp cá lên mặt.
  • Dùng gạc y tế băng cố định lại, sau 15 phút thì tháo ra rồi rửa sạch lại với nước. Cuối cùng thoa thêm một lớp mỏng nước hoa hồng để làm se khít lỗ chân lông.

Trị mụn nhọt ở mặt bằng thuốc Tây

Ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện mụn nhọt tại mặt ở trên, bạn cũng có thể dùng thêm một số loại thuốc mỡ bôi ngoài da giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại như Cloroxit, Tetracyclin,… Thuốc mỡ kháng sinh bôi trực tiếp trên da là thuốc điều trị không cần đơn kê của bác sĩ, bạn chỉ cần bôi 1 lớp mỏng trực tiếp lên vết mụn khoảng 2 lần/ngày và 2 lần cách nhau ít nhất 6 tiếng.

Nếu mụn nhọt mọc trên mặt phát triển sang giai đoạn nặng với các triệu chứng như sưng hạch bạch huyết, sốt, kích thước mụn to gây đau nhiều,… thì tuyệt đối không được tự ý xử lý tại nhà. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn điều trị phù hợp. Các loại thuốc kê đơn điều trị mụn nhọt nhằm mục đích diệt khuẩn, ức chế hoạt động của tuyến mồ hôi,… Cụ thể là:

  • Thuốc sát trùng
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng sinh
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách nếu thấy cơ thể có triệu chứng bất thường
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị nếu thấy cơ thể có triệu chứng bất thường

Việc sử dụng thuốc Tây y để cải thiện mụn nhọt trên mặt có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, vì thế bạn cần phải thực hiện điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Ở một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện tiểu phẫu nhằm loại bỏ áp-xe và dịch mủ bên trong. Sau tiểu phẫu, bạn vẫn phải tiếp tục sử dụng thuốc để ngăn ngừa để lại sẹo cũng như tránh nhiễm trùng.

Một số lưu ý khi điều trị mụn nhọt trên mặt

Khi đang điều trị mụn nhọt, bạn cần phải có các biện pháp chăm sóc da đúng cách để hỗ trợ cải thiện cũng như phòng ngừa nhọt tái phát trở lại. Dưới đây là một số điều mà bạn cần phải lưu ý:

  • Có các biện pháp bảo vệ và che chắn da cẩn thận khi đi ra ngoài. Đồng thời, thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng làn da chắc khỏe từ sâu bên trong như đắp mặt nạ, thoa kem dưỡng ẩm,…
  • Chú ý vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách, nên chọn sữa rửa mặt làm sạch phù hợp với tình trạng da của bản thân. Không để mồ hôi và bụi bẩn tích tụ trên da mặt quá lâu, vào những ngày nắng nóng nên rửa mặt thường xuyên với nước sạch.
  • Tuyệt đối không cào gãi hoặc chà xát lên vùng da mặt, điều này sẽ khiến da bị tổn thương và tạo cơ hội thuận lợi cho mụn nhọt phát triển. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với những người đã từng bị mụn nhọt.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, cân bằng dưỡng chất nạp vào cơ thể. Nên tăng cường bổ sung các loại rau quả có tính mát, hạn chế các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (như đồ chiên xào, đồ ăn cay nóng và chất kích thích,…)
  • Hình thành cho bản thân lối sống khoa học giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đây là một trong những cách giúp bạn hạn chế nguy cơ bị nhọt rất tốt. Nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao, tránh để căng thẳng đầu óc, ngủ đúng giờ và đủ giấc,…
Tập yoag giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, làm giảm nguy cơ bị nổi mụn nhọt
Tập yoga giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, làm giảm nguy cơ bị nổi mụn nhọt

Trên đây là các cách trị mụn nhọt trên mặt hiệu quả và không để lại sẹo bạn có thể tham khảo. Thông thường, các nốt mụn nhọt trên mặt sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần nếu được xử lý đúng cách, bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý đến việc chăm sóc vết thương, tránh để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.