Bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa cần cảnh giác!

Bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh da liễu, dị ứng hoặc bệnh lý cần được chăm sóc y tế. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các thông tin liên quan để có biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp.

Vết tròn đỏ ở háng không ngứa
Bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ thường là dấu hiệu dị ứng với một số chất hoặc thực phẩm nhất định. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể gây bong vảy, đổi màu da, gây khô và đau đớn, thậm chí là lở loét.

Trong trường hợp, nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa, người bệnh có thể mắc một số bệnh lý như:

1. Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng là một dạng viêm da tiếp xúc, trong đó da bị tổn thương do ma sát, các yếu tố môi trường như lạnh, tiếp xúc quá nhiều với nước hoặc các hóa chất như axit, kiềm, chất tẩy rửa và dung môi.

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Viêm da tiếp xúc ở háng là một dạng rối loạn không phổ biến, nhưng tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của cả nam và nữ. Một số người có thể dị ứng với nước hoa, sản phẩm chăm sóc vùng kín hoặc một số loại bao cao su. Tình trạng này khiến người bệnh nổi mẩn đỏ ở háng và thường không gây ngứa.

Vệ sinh háng và khu vực sinh dục cẩn thận khi nghi ngờ viêm da tiếp xúc kích ứng ở háng. Ngoài ra, xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng để ngăn ngừa tình trạng này tái phát.

2. Dị ứng thuốc

Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống động kinh có thể dẫn đến các phản ứng nổi mẩn đỏ không ngứa trên da. Loại mẩn đỏ này thường không gây ngứa và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm ở háng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị phát ban toàn thân.

Nổi chấm đỏ trên da háng và không ngứa
Nổi mẩn đỏ do dị ứng thuốc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, bao gồm cả háng

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa thường xuất hiện trong vòng vài ngày sau khi sử dụng một số loại thuốc nhất định. Ban đầu phát ban thường có xu hướng khu trú ở một số vùng nhất định và hình thành nhiều đốm mẩn đỏ. Tuy nhiên, tình trạng nổi mẩn đỏ có thể chóng lan rộng ra các khu vực lớn trên cơ thể.

Nếu nhận thấy bất cứ dạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa sau khi sử dụng một loại thuốc, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ kê đơn. Tình trạng này thường cải thiện trong vài ngày, tuy nhiên đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, gây suy hô hấp và người bệnh cần được điều trị y tế.

3. Phát ban do nhiệt độ cao

Phát ban do nhiệt độ cao là tình trạng phổ biến và không nghiêm trọng. Tình trạng này dẫn đến những nốt mẩn đỏ nhỏ, chứa đầy chất lỏng, màu đỏ nhạt và thường không gây ngứa trên bề mặt da. Các nốt mẩn đỏ này thường chứa mồ hôi bên trong và có thể vỡ ra khi bị ma sát.

Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ở người trưởng thành, tình trạng này thường xuất hiện sau các hoạt động thể chất quá mức. Các nốt mẩn đỏ thường hình thành dưới dạng các mảng sưng da lớn và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm háng. Đôi khi, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt do thiếu mồ hôi và mất nước trong cơ thể.

Để cải thiện tình trạng này, người  bệnh nên mặc quần áo rộng rãi và hạn chế phơi nắng. Ngoài ra, không sử dụng các loại dưỡng da hoặc sản phẩm chăm sóc da quá dày, điều này có thể gây kích ứng da và làm tắc nghẽn các lỗ chân lông. Bên cạnh đó, không dùng các sản phẩm xà phòng chứa hương thơm hoặc các loại hóa chất làm khô da khác.

Ngoài ra, nếu nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa kèm theo tình trạng ớn lạnh, buồn nôn hoặc sốt, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

4. Bệnh hăm da

Bệnh hăm da là tình trạng viêm da do ma sát, thường phổ biến ở các khu vực nóng ẩm trên cơ thể. Các khu vực phổ biến thường bao gồm háng, bên dưới ngực, các nếp gấp da bụng, nách ở ở giữa các ngón chân.

Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son không ngứa
Bệnh hăm da thường xuất hiện ở khu vực ẩm ướt và ấm áp như háng

Khi xuất hiện ở háng, bệnh hăm da có thể gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến hình thành các vết loét, vết nứt da và gây chảy máu. Trong một trường hợp, bệnh hăm da có thể gây ngứa.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần giữa khu vực tổn thương khô ráo và sạch sẽ. Ngoài ra, mắc quần áo rộng rãi, thoáng mát có thể giảm ma sát, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa.

5. U mềm lây

U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da phát triển do virus Molluscum contagiosum gây ra. Người bệnh u mềm lây thường dẫn đến tình trạng nổi các nốt mẩn đỏ, không ngứa, không đau trên bề mặt da. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, bao gồm cả háng.

Mặc dù phổ biến nhất ở trẻ em nhưng u mềm lây cũng có thể phát triển ở những người trưởng thành, đặc biệt là người có hệ thống miễn dịch yếu. Ở người lớn có hệ thống miễn dịch bình thường, u mềm lây gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa được xem là một bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Thông thường, u mềm lây không nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vòng 6 – 12 tháng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

6. Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục là một trong những loại bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Hầu như như tất cả những người có hoạt động tình dục đều có dấu hiệu xuất hiện mụn cóc sinh dục tại một số thời điểm nhất định trong đời.

nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Mụn cóc sinh dục có thể gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa

Tình trạng này có thể gây nổi mề đay hoặc mẩn đỏ giống như những vết sưng nhỏ. Trong một số trường hợp, mụn có có thể có kích thước rất nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Mụn cóc sinh dục ảnh hưởng đến các mô ẩm của vùng sinh dục và có thể gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa. Ngoài ra, các triệu chứng có thể xuất hiện ở hậu môn, ống hậu môn, đầu dương vật hoặc thành âm đạo.

Mụn cóc sinh dục là một vấn đề phổ biến. Một số loại mụn cóc có thể không gây khó chịu và nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, gây đau rát hoặc khi người bệnh lo lắng về vấn đề lây nhiễm, hãy đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

7. Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn T. pallidum gây ra và có thể lây qua đường tình dục. Các triệu chứng của bệnh giang mai nguyên phát bao gồm nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa, không đau, cứng và tròn. Mẩn đỏ có thể xuất hiện trong 10 ngày hoặc 3 tháng kể từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Tình trạng phát ban giang mai có thể xuất hiện ở toàn bộ cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị đau họng, sốt, sưng các hạch bạch huyết, đau cơ, mệt mỏi và giảm cân không rõ lý do.

Bệnh giang mai có thể được điều trị bằng kháng sinh trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến tàn tật, rối loạn thần kinh và thậm chí tử vong.

Các triệu chứng khác khi nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa

Bên cạnh việc nổi mẩn đỏ không ngứa, một số trường hợp bệnh có thể dẫn đến một số triệu chứng liên quan như:

  • Da đổi màu từ hồng sang đỏ hoặc vàng tái
  • Tiết dịch ở bộ phận sinh dục
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau ở vùng xương chậu
  • Viêm họng
  • Sốt
  • Sưng các hạch bạch huyết

Trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt là tình trạng không rõ nguyên nhân phát ban, người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để được chẩn đoán thích hợp.

Bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau ở vùng xương chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục

Phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa

Thực hiện các biện pháp vệ sinh tốt là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa. Bên cạnh đó, duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và cải thiện các dấu hiệu bệnh.

Ngoài ra, người bệnh có thể ngăn ngừa các tình trạng lây lan qua đường tình dục bằng một số biện pháp như:

  • Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, chẳng hạn như bao cao su hoặc màng chắn miệng khi quan hệ.
  • Không sử dụng chung khăn tắm và quần áo với người khác, kể cả bạn tình.
  • Xác định và tránh các chất hoặc loại thực phẩm có thể gây kích thích.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan.

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa có thể liên quan đến nhiều tình trạng và có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoặc điều trị phù hợp.


Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát

Đọc ngay

VTV2 đưa tin công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Diễn viên Khánh Linh bật mí cách khỏi hẳn mề đay từ bài thuốc thảo dược