10+ cách chữa bệnh chàm tại nhà đơn giản, hiệu quả

Áp dụng các cách chữa bệnh chàm da tại nhà để cải thiện triệu chứng của bệnh là phương pháp rất đơn giản và mang lại hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó, việc dùng các loại dược liệu thiên nhiên dễ kiếm để điều trị bệnh thường rất an toàn đối với sức khỏe, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí nên được nhiều người ưu tiên áp dụng. Dưới đây là 10 cách chữa bệnh chàm tại nhà rất đơn giản và hiệu quả được chúng tôi tổng hợp được, bạn có thể tham khảo.

Chàm da gây ra triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc khiến người bệnh cảm thây rất khó chịu
Chàm da gây ra triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu

Chàm là một dạng viêm da thường gặp, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra cách điều trị tận gốc căn bệnh này, các phương pháp chữa trị hiện nay đều có mục đích chính là sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh trong thời gian dài có thể tích tụ độc tố bên trong cơ thể và gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vì vậy, việc áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng của bệnh luôn được nhiều người tìm đến.

Tắm nước muối biển chết

Biển Chết nằm ở giữa Israel và Jordan. Đây là vùng biển này có hàm lượng muối khá cao, chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe và dễ dàng hấp thụ qua làn da như i-ốt, canxi, lưu huỳnh, natri, kẽm, kali,… Tận dụng muối Biển Chết để điều trị các bệnh lý về da liễu là phương pháp được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực.

Đối với những người bị bệnh chàm, khi sử dụng muối biển tắm sẽ có tác dụng làm sạch da, làm dịu phản ứng viêm giúp đẩy lùi cơn ngứa ngáy rất hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần khoáng chất trong muối còn có khả năng dưỡng ẩm và tăng cường sức đề kháng cho da. Từ đó tình trạng bong tróc sẽ được giảm thiểu, đồng thời tăng khả năng chống chọi lại với các tác nhân tấn công gây hại ở bên ngoài môi trường.

Cách thực hiện:

  • Xả nước tắm vào bồn, nên pha nước có nhiệt độ đủ ấm để tránh bị cảm lạnh, cũng không nên pha nước quá nóng khiến da bị mất đi độ ẩm tự nhiên gây bong tróc.
  • Lấy 2 – 3 thìa muối biển chết vào khuấy đều cho tan hết, vệ sinh sạch sẽ cơ thể bằng nước trước rồi ngâm mình vào trong nước muối.
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng để da có thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất có bên trong nước muối hơn. Nên hạn chế chà xát mạnh lên vùng da bị bệnh, thay vào đó hãy vỗ nhẹ và lau khô bằng khăn mềm.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày một lần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh chàm khô dần chuyển biến tích cực.

Chữa bệnh chàm da tại nhà bằng nghệ vàng

Trong nghệ vàng có chứa hàm lượng curcumin rất dồi dào, đây là thành phần chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ nên rất phù hợp sử dụng để cải thiện các bệnh lý ngoài da. Sử dụng nghệ vàng chữa bệnh chàm là mẹo dân gian rất đơn giản và mang lại hiệu quả tốt. Nghệ vàng sẽ có tác dụng giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng của bệnh, làm giảm các mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da để cảm thấy dễ chịu hơn. Cách sử dụng nghệ vàng để chữa bệnh chàm rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị củ nghệ tươi, tự điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với diện tích vùng da bị tổn thương.
  • Củ nghệ tươi đem đi rửa sạch đất cát bám bên ngoài, dùng dao gọt bỏ phần vỏ rồi cho vào cối giã nát.
  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ để vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, dùng khăn sạch thấm khô nước.
  • Vắt lấy phần nước cốt nghệ thu được thoa đều lên vùng da cần điều trị, nên áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Kiên trì thực hiện phương pháp điều trị bệnh chàm bằng nghệ cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt thì ngừng lại.
Dùng nghệ vàng để cải thiện các triệu chứng do bệnh chàm da gây ra
Dùng nghệ vàng để cải thiện các triệu chứng do bệnh chàm da gây ra

Khoai tây giúp cấp ẩm và làm sạch da

Khoai tây là thực phẩm rất quen thuộc, chúng được sử dụng khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, nguyên liệu này còn được sử dụng trong các mẹo dân gian để điều trị một số bệnh lý ngoài da như chàm, chàm khô, viêm da cơ địa,…

Y học hiện đại đã chỉ ra, thành phần dưỡng chất bên trong khoai tây có khả năng kháng khuẩn mạnh, khi đắp lên vùng da bị bệnh sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn và làm sạch da. Đồng thời, nguyên liệu này còn có tác dụng dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết cho da, giúp làm dịu các vết hồng ban, giảm ngứa và bong tróc trên da một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 củ khoai tây đem đi rửa sạch rồi gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, nên chú ý lựa chọn những củ còn tươi và không bị sâu bệnh.
  • Đem khoai tây đi hấp chín, dùng thìa nghiền nhuyễn rồi sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng da bị chàm sau khi đã được vệ sinh sạch.
  • Dùng gạc y tế băng cố định lại để tránh làm rơi vãi khoai tây, để yên như vậy trong khoảng 30 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước ấm.
  • Áp dụng phương pháp điều trị bệnh chàm này khoảng 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn để nhanh chóng mang lại hiệu quả.

Chuối xanh giúp cải thiện bệnh chàm da tại nhà

Chuối xanh cũng là nguyên liệu có khả năng điều trị bệnh chàm tại nhà rất tốt mà người bệnh có thể tận dụng. Trong cả phần thịt và vỏ của chuối xanh đều chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng điều trị bệnh như tanin, polyphenol, carotenoid,… Những hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm và sát khuẩn rất tốt. Khi chúng tiếp xúc với vùng da bị chàm sẽ có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh, đồng thời kiểm soát vùng da bị tổn thương không để lan rộng.

Ngoài ra, trong nhựa chuối xanh còn chứa rất nhiều khoáng chất có khả năng tăng cường sức đề kháng cho da, thúc đẩy làm lành tổn thương do bệnh gây ra như vitamin B6, vitamin C, kali,… Cách sử dụng chuối xanh rất an toàn về dễ thực hiện bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 quả chuối tiêu xanh, tùy thuộc vào diện tích vùng da bị chàm ít hay nhiều, nên chọn những quả còn tươi chứa nhiều nhựa để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Chuối tiêu xanh đã chuẩn bị đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Dùng dao thái chuối xanh thành từng lát mỏng, sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh chàm.
  • Dùng gạc y tế băng cố định lại rồi để qua đêm, đến sáng hôm sau thì tháo ra và không cần rửa lại. Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Lưu ý: Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm trước khi tiến hành điều trị bằng phương pháp này để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Tốt hơn hết bạn hãy sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ để làm sạch da.

Đắp gel nha đam giúp đẩy lùi ngứa ngáy, bong tróc

Đắp gel nha đam giúp dưỡng ẩm, hỗ trợ làm lành tổn thương do chàm da gây ra
Đắp gel nha đam giúp dưỡng ẩm, hỗ trợ làm lành tổn thương do chàm da gây ra

Nha đam là dược liệu được tận dụng trong rất nhiều mẹo dân gian để cải thiện các các bệnh lý viêm da thường gặp. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong gel nha đam chứa rất nhiều nước, vitamin cùng nhiều khoáng chất khác có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho da. Bên cạnh đó, thành phần hợp chất acid salicylic trong dược liệu này còn có khả năng làm giảm phản ứng viêm trên da, từ đó các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy do bệnh gây ra sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, việc sử dụng nha đam điều trị bệnh chàm còn có tác dụng cấp ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa xảy ra. Đồng thời kích thích tái tạo collagen mới giúp da trở nên săn chắc và lành tổn thương một cách nhanh chóng. Chữa bệnh chàm bằng nha đam rất dễ thực hiện, mang lại hiệu quả tốt và an toàn đối với làn da nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 – 2 lá nha đam tươi đem đi gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài và rửa sạch phần mủ để tránh tình trạng da bị kích ứng.
  • Dùng thìa cạo lấy phần gel nha đam rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ, thấm khô rồi bôi gel nha đam trực tiếp lên bề mặt da.
  • Nằm nghỉ ngơi trong khoảng 20 phút để da có thời gian hấp thu dưỡng chất, sau đó tháo ra rửa da lại với nước sạch.
  • Áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Chữa chàm da tại nhà bằng cách thoa dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu được chiết xuất từ cơm dừa tươi nên rất an toàn đối với làn da và sức khỏe. Sử dụng dầu dừa để chữa bệnh chàm là phương pháp mang lại hiệu quả rất tích cực, người bệnh hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Da khô và bong tróc là triệu chứng điển hình của căn bệnh này, vì vậy dưỡng ẩm là việc làm rất cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh.

Thành phần hoạt chất trong dầu dừa rất đa dạng, chúng có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh chàm như acid béo bão hòa, vitamin E, acid lauric, enzym  antimicrobial,… Những chất này đều có khả năng kháng khuẩn rất tốt, giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Đồng thời, vitamin và chất chống oxy hóa trong dầu dừa còn có tác dụng thúc đẩy tái tạo lại các tế bào da mới và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da.

Cách thực hiện:

  • Sau khi tắm hoặc vệ sinh da sạch sẽ thì dùng khăn bông thấm khô nước.
  • Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ cho ra lòng bàn tay, tiến hành thoa đều lên những vùng da bị tổn thương do chàm gây ra.
  • Thực hiện massage nhẹ nhàng để thành phần hoạt chất trong dầu dừa có thể nhanh chóng thẩm thấu vào bên trong lớp biểu bì da.
  • Để yên như vậy trong khoảng 20 phút sau đó vệ sinh da sạch sẽ lại với nước ấm.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng thấy được hiệu quả mang lại.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung dầu dừa trong chế biến món ăn hàng ngày để sử dụng để hỗ trợ điều trị từ bên trong.

Chú ý: Khi thực hiện bôi dầu dừa lên da để điều trị chàm bạn chỉ nên bôi một lớp dầu dừa mỏng và vệ sinh sạch sẽ sau đó. Tránh tình trạng dầu dừa còn tồn tại trên da dẫn đến bí tắc lỗ chân lông và gây ra các bệnh lý về da liễu khác như viêm nang lông.

Cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm da bằng cách thoa dầu dừa
Cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm da bằng cách thoa dầu dừa

Dùng lá khế để chữa chàm da tại nhà

Khế là loại cây rất quen thuộc đối với chúng ta, chúng được trồng phổ biến ở những gia đình vùng nông thôn nước ta. Y học cổ truyền có lưu lại, lá khế là dược liệu có khả năng tán nhiệt và lợi tiểu, có thể sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da như chàm, viêm da dị ứng, mề đay mẩn ngứa. Y học hiện đại cũng đã tìm thấy, trong lá khế có chứa một số hoạt chất có khả năng sát trùng, kháng viêm và làm lành tổn thương trên da rất tốt như salmonella typhus, mircobial bacillus cereus, acid oxalic, vitamin,… Dưới đây là hai cách chữa bệnh chàm được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tích cực bạn có thể tham khảo:

Cách thực hiện:

– Cách 1: Tắm nước lá khế

  • Hái lấy một nắm lá khế tươi đem đi rửa sạch rồi cho vào chậu ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Sau 15 phút vớt lá khế ra rửa sạch lại một lần nữa, sau đó cho dược liệu vào nồi đun sôi với 2 lít nước.
  • Đổ nước ra chậu đợi cho bớt nóng thì sử dụng để ngâm rửa vùng da bị bệnh chàm, phần bã lá khế đem đắp trực tiếp lên da.
  • Sau 20 phút thì vệ sinh da sạch sẽ lại với nước, áp dụng cách này đều đặn khoảng 2 lần/ngày.
  • Kiên trì áp dụng cách này trong khoảng 2 – 3 tuần sẽ thấy triệu chứng của bệnh dần được cải thiện theo hướng tích cực.

– Cách 2: Uống nước lá khế

  • Lấy 1 nắm lá khế tươi không bị sâu bệnh đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo.
  • Vò nát lá khế, cho vào nồi cùng với 1 lít nước rồi bắc lên bếp đun sôi.
  • Đun trong khoảng 10 phút để thành phần hoạt chất trong lá khế hòa tan vào nước thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước và bỏ phần bã, sử dụng phần nước thu được sử dụng để uống hết trong ngày.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt

Đắp dưa leo cấp ẩm cho da và dịu cơn ngứa

Dùng dưa leo để điều trị bệnh chàm cũng là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt, công dụng chữa bệnh mang lại cũng tương tự như dầu dừa. Đây là dược liệu tính mát, chứa nhiều nước và vitamin tác dụng tốt đối với làn da. Các thành phần này sau khi thẩm thấu qua biểu bì sẽ có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và mát da. Bên cạnh đó, dưa leo còn có khả năng kháng viêm rất tốt, giúp cải thiện triệu chứng khô ngứa của bệnh một cách đáng kể.

Nếu trong vườn nhà có trồng dưa leo, bạn hãy hái lấy chúng sử dụng để chữa bệnh. Dưa leo tươi mới hái sẽ chứa nhiều thành phần dưỡng chất hơn, giúp mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt hơn. Nếu không có bạn cũng có thể mua trực tiếp tại các quầy rau xanh ở chợ, tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ thấp hơn.

Cách thực hiện:

  • Dưa leo sau khi mua về đem đi rửa sạch sẽ, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại diệt khuẩn và loại bỏ hoàn toàn hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám quanh.
  • Vớt dưa leo ra, rửa sạch với nước một lần nước rồi để cho ráo, dùng dao thái thành từng lát mỏng rồi để vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da thật sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, lau khô nước bằng khăn mềm và sạch.
  • Lấy dưa leo để trong tủ lạnh ra đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh chàm, có thể dùng gạc y tế cố định lại để thuận tiện hơn trong việc di chuyển.
  • Để yên như vậy trong khoảng 15 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước, áp dụng cách này đều đặn từ 3 – 4 lần/ngày để mang lại hiệu quả chữa bệnh.
Đắp dưa leo giúp làm mát và dịu các cơn ngứa ngáy tại vùng da bị tổn thương
Đắp dưa leo giúp làm mát và dịu các cơn ngứa ngáy tại vùng da bị tổn thương

Lá ổi chứa các hoạt chất giúp chữa bệnh chàm da

Lá ổi là dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong Đông y để cải thiện các bệnh lý về da liễu. Với đặc tính kháng viêm và tiêu độc, khi sử dụng dược liệu này để chữa bệnh sẽ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu ngay trên bề mặt da do bệnh lý nhiễm khuẩn hoặc viêm da gây ra. Một số thành phần hoạt chất trong lá ổi còn có khả năng chống oxy hóa rất tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho da, bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn và ngừa nguy cơ nhiễm trùng như tanin, vitamin K, acid maslinic, alpha limonene,…

Cách thực hiện:

  • Hái 1 nắm lá ổi non vào buổi sáng sớm, sau đó đem đi rửa thật sạch với nước rồi vớt ra để ráo.
  • Cho dược liệu vào trong nồi cùng với 2 lít nước, bắc lên bếp đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Đợi cho nước nguội bớt thì đổ ra chậu, sử dụng để ngâm rửa và vệ sinh vùng da bị tổn thương do chàm.
  • Dùng phần bã lá ổi chà nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh giúp tăng công dụng mang lại.
  •  Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh chuyển biến tốt.

Dùng lá chè xanh chữa chàm da tại nhà

Lá trà xanh là nguyên liệu rất dễ tìm, lành tính và tác dụng rất tốt đối với sức khỏe cũng như làn da của chúng ta. Khi sử dụng nguyên liệu này để chữa bệnh chàm sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí, thuận tiện hơn trong khâu chuẩn bị, đặc biệt là khả năng mang lại hiệu quả chữa trị rất tốt.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy, trong lá chè xanh chứa một số hoạt chất có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây ra bệnh chàm như phenol, flavonol, tanin,… Ngoài ra, chúng còn có khả năng làm sạch, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ làn da khỏi các gốc tự do gây hại bên trong cơ thể. Từ đó các triệu chứng của bệnh chàm cấp tính như đau nhức, ngứa ngáy sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá chè xanh tươi đem đi rửa qua nhiều lần nước để làm sạch bụi bẩn và tạp chất bám quanh, tiếp đó đem đi ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Ngâm trong khoảng 15 phút thì vớt ra để cho ráo nước, cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 20 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đổ nước sau khi đun ra chậu, pha cùng với một ít nước lạnh cho nguội bớt thì sử dụng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương, tận dụng phần bã chè để đắp trực tiếp lên da.
  • Sau khoảng 20 phút thì vệ sinh da sạch sẽ lại với nước rồi dùng khăn thấm khô nước. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt.
Chữa bệnh chàm da tại nhà bằng lá chè xanh giúp mang lại hiệu quả rất tích cực
Chữa bệnh chàm da tại nhà bằng lá chè xanh giúp mang lại hiệu quả rất tích cực

Trên đây là các cách chữa bệnh chàm bằng mẹo dân gian đơn giản tại nhà và mang lại hiệu quả tốt bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, khi thực hiện người bệnh cần phải kiên trì trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn, do tác dụng của dược liệu mang lại khá chậm. Các mẹo chữa bệnh chàm ở trên chỉ thích hợp áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, nếu bệnh đã gây tổn thương nặng nề trên da hoặc có dấu hiệu bội nhiễm thì tuyệt đối không nên áp dụng. Lúc này, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách.