Bị bệnh gút nên ăn chuối nào? Ăn bao nhiêu/ngày?

Chuối là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh gút ăn chuối được không và ăn như thế nào hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

bệnh gút ăn chuối
Người bệnh gút ăn chuối có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe, vitamin và khoáng chất cần thiết

Bị bệnh gout ăn chuối được không?

Chuối là loại thực phẩm dinh dưỡng, phổ biến và được trồng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chuối rất giàu dinh dưỡng, vitamin C và các khoáng chất như kali, mangan, pectin. Theo các nghiên cứu, các thành phần này có thể làm giảm nồng độ axit uric và giảm viêm trong cơ thể.

Chuối là thực phẩm có hàm lượng purin thấp và chứa nhiều vitamin C. Theo một số nghiên cứu, áp dụng chế độ ăn uống ít purin có thể làm giảm sản xuất axit uric và ngăn ngừa các cơn đau gút cấp tính. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiêu thụ vitamin C có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout.

Do đó, người bệnh gút có thể bổ sung chuối thường xuyên để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Bệnh gút có ăn chuối được không
Chuối có hàm lượng purin thấp do đó phù hợp với chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân gút

Cụ thể, thành phần dinh dưỡng chính và tác dụng của chuối đối với bệnh gút như sau:

  • Kali có thể hòa tan các tinh thể axit uric bằng cách tăng nồng độ pH trong máu. Độ pH trong mau cao có thể giữ axit uric ở trạng thái chất lỏng và được loại bỏ thông qua nước tiểu. Ăn một quả chuối lớn có thể cung cấp khoảng 1000 mg kali và duy trì nồng độ pH máu ở mức cần thiết.
  • Vitamin B6 hay còn được gọi là pyridoxine, có tác dụng giảm sưng ở các mô và chống viêm liên quan đến bệnh gút hoặc các bệnh viêm khớp khác. Vitamin B6 cũng giúp ngăn ngừa sỏi thận, hỗ trợ tăng cường sức khỏe thận và giúp thận hoạt động tốt hơn trong việc loại bỏ axit uric.
  • Mangan là một khoáng chất vi lượng, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm viêm và đau do bệnh gout gây ra. Ngoài ra, mangan trong chuối có thể hỗ trợ tiêu hóa protein và giảm khả năng kháng insulin liên quan đến nồng độ axit uric tăng trong máu.
  • Vitamin C dồi dào trong chuối đã được chứng minh là có thể mang lại hiệu quả tích cực trong việc giảm nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp cơ thể sản xuất collagen cần thiết để xây dựng lại các mô và khớp sau các tổn thương liên quan đến bệnh gout.
  • Pectin là một chất xơ hòa tan có thể hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Do đó, bổ sung Pectin có thể giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm tiêu thụ, điều này hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể.

Tóm lại chuối là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp, khoảng 57 miligam cho 100 gram chuối. Do đó, bệnh nhân gút có thể thường xuyên bổ sung chuối có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, thường xuyên ăn chuối có thể hỗ trợ chống viêm, cải thiện tiêu hóa và phòng chống bệnh ung thư.

Bị bệnh gút nên ăn chuối nào? Ăn bao nhiêu / ngày?

Chế độ ăn uống phù hợp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh gout. Tương tự như vậy, khi ăn chuối bệnh nhân gút cũng cần chú ý về liều lượng cũng như loại chuối để hạn chế tối thiểu các rủi ro.

1. Bệnh gút ăn chuối nào tốt?

Chuối là loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới với nhiều chủng loại và hương vị khác nhau. Về cơ bản tất cả các loại chuối đề có thành phần và công dụng như nhau. Tuy nhiên đối với bệnh nhân gút, người bệnh nên lưu ý một số loại chuối phù hợp như:

bệnh gút có ăn được chuối tiêu không
Bổ sung chuối thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gút và tăng cường sức khỏe
  • Chuối sứ, còn được gọi là chuối hương. Đây là loại chuối có quả to tròn, chiều dài quả khoảng 5 – 6 cm, thân quả chuối thường có nhiều chấm đen nhỏ, kích thước bằng đầu tăm.
  • Chuối tiêu, có hình dạng cong lưỡi liềm, chiều dài quả khoảng 10 cm. Đặc trưng của chuối tiêu là khi còn non quả có màu xanh và khi chín thì chuyển sang màu vàng, thịt quả màu vàng đậm, có mùi thơm và vị ngọt nhẹ.
  • Chuối cau có kích thước quả nhỏ, hơi tròn, hàm lượng dinh dưỡng thấp. Thông thường kích thước chuối cao tương đối nhỏ, đôi khi chỉ to bằng ngón tay cái.
  • Chuối ngự là loại chuối có hình dạng tương tự như chuối cau, phần đầu quả thường có màu đen, mỗi nải chuối thường ít quả hơn các loại khác.
  • Chuối già Nam Mỹ hay chuối già, là loại chuối phổ biến nhất thế giới, có vỏ cứng, hàm lượng dinh dưỡng cao, mùi thơm và vị ngọt đặc trưng.
  • Chuối laba là loại chuối có hình dạng cong lưỡi liềm, thịt quả mềm, thơm, khi chín vỏ có màu xanh đậm.

Ngoài các loại chuối kể trên, có rất nhiều loại chuối khác có thành phần dinh dưỡng và tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gout. Các loại chuối như chuối hột, chuối lùn, chuối bơm,… được sử dụng như dược liệu, thay vì trái cây.

2. Bệnh gút nên ăn bao nhiêu chuối mỗi ngày?

Chuối là loại trái cây có nồng độ purin thấp, nhiều vitamin C và có thể hỗ trợ quá trình loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể. Do đó, theo các chuyên gia người bệnh gout ăn chuối mỗi ngày không khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

bệnh gout ăn chuối già được không
Người bệnh gút ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe tổng thể

Để bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên tham khảo cách ăn chuối dành cho người bệnh gout như sau:

  • Ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày và đừng ăn nhiều hơn số lượng khuyến cáo. Chuối chứa lượng đường tự nhiên tương đối cao, do đó sử dụng quá liều lượng có thể tăng nguy cơ tiểu đường.
  • Hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất có trong chuối thường cao hơn khi chuối chín. Do đó, người bệnh nên sử dụng chuối chín thay vì chuối xanh.
  • Không nên ăn chuối khi đói, điều này có thể kích thích dạ dày, gây khó chịu, buồn nôn, ợ nóng và rối loạn tiêu hóa. Thời gian tốt nhất để người bệnh gút ăn chuối là sau bữa ăn trưa 30 phút.
  • Thêm một vài lát chuối vào ngũ cốc buổi sáng hoặc bột yến mạch có thể tăng cường dinh dưỡng và giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn.
  • Nghiền chuối chín để sử dụng thay thế bơ hoặc dầu ăn trong các món nướng. Điều này giúp các món ăn có vị ngọt, thơm tự nhiên và tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, sử dụng quá nhiều chuối có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Chuối chứa lượng kali tương đối cao, do đó đôi khi hàm lượng kali dư thừa có thể tích tụ ở thận và gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

Lưu ý trong chế độ ăn uống đối với bệnh gút

Mặc dù thay đổi chế độ ăn uống không thể chữa được bệnh gút nhưng nó có thể làm chậm sự tiến triển của tổn thương khớp và giảm nguy cơ tái phát. Bên cạnh chuối, một số loại thực phẩm chứa ít purin và có tác dụng giảm nồng độ axit uric trong máu phù hợp với thực đơn cho bệnh nhân gút bao gồm:

Bệnh gout nên an hoa quả gì
Bên cạnh chuối, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện các triệu chứng gút
  • Hầu như tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gút
  • Các loại quả mọng có màu sẫm như cherry, dâu tây, nho đen hoặc mâm xôi
  • Các loại rau như rau bina, măng tây
  • Các loại hạt, đậu, bao gồm cả bơ đậu phộng
  • Các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo (sữa, sữa chua, phô mai)
  • Trứng
  • Các loại củ họ khoai như khoai tây, khoai lang
  • Đậu hũ
  • Đậu nành

Bên cạnh đó, người bị bệnh gout cần tránh hoặc giới hạn một số loại thực phẩm bao gồm:

  • Đồ uống có đường
  • Thực phẩm có đường
  • Siro ngô có hàm lượng fructose cao
  • Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn
  • Nội tạng động vật
  • Thịt ba chỉ hoặc mỡ động vật
  • Hải sản, đặc biệt là các loại động vật có vỏ
  • Rượu, bia và các loại thức uống chứa cồn khác

Chuối chứa ít purin và nhiều vitamin C, do đó là một loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân gút. Thay đổi chế độ ăn uống bao gồm nhiều thực phẩm có hàm lượng purin thấp, như chuối, có thể làm giảm lượng axit uric trong máu và cải thiện các triệu chứng gút. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần sử dụng thuốc để điều trị bệnh gút và tránh các rủi ro không mong muốn.

Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị, phòng ngừa cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân gút. Ngoài ra, trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng.