Bệnh trĩ có tự khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?

Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến nhiều đối tượng bao gồm trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi. Trong một số trường hợp bệnh trĩ có thể không dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Do đó, một số người bệnh thắc mắc bệnh trĩ có tự khỏi được không? Tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Bệnh trĩ có tự khỏi được không
Tham khảo thông tin bệnh trĩ có tự khỏi được không và có pháp xử lý phù hợp

Bệnh trĩ có tự khỏi không?

Bệnh trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới. Tùy thuộc vào các triệu chứng, bệnh trĩ được phân loại thành hai loại chính bao gồm:

  • Bệnh trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ hình thành và phát triển ngay bên dưới phần da hậu môn. Tình trạng này có thể gây đau đớn, ngứa nghiêm trọng hoặc đôi khi gây chảy máu hậu môn.
  • Bệnh trĩ nội: Là là tình trạng búi trĩ hình thành và phát triển bên trong hậu môn và không thể được chẩn đoán thông qua các kiểm tra thể chất thông thường. Trong các trường hợp nghiêm trọng, búi trĩ nội có thể sa ra khỏi hậu môn, được gọi là sa trĩ. Tình trạng này thường đau đớn, khó chịu và yêu cầu điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Bệnh trĩ rất phổ biến, thường gây ảnh hưởng đến người trong độ tuổi 45 – 65. Trong một số trường hợp, bệnh trĩ có thể gây ngứa, đau hoặc dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh không gây dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng nào. Điều này khiến người bệnh thắc mắc bệnh trĩ có tự khỏi không hay cần điều trị y tế.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh trĩ không thể tự cải thiện nếu người bệnh không áp dụng bất cứu biện pháp điều trị hoặc chăm sóc tại nhà nào.

Nếu không được điều trị phù hợp bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, căng thẳng khi đi đại tiện, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, táo bón, mang thai, tiêu chảy thường xuyên, lạm dụng một số loại thuốc, chế độ ăn uống kém khoa học, mang thai, yếu tố di truyền hoặc do nhiễm trùng trực tràng cũng có thể khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, bệnh trĩ không thể tự khỏi. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Bệnh trĩ kéo dài bao lâu?

Thông thường, ở một số đối tượng bệnh, các triệu chứng bệnh trĩ có thể được cải thiện sau vài tuần kể từ lúc được chăm sóc, điều trị phù hợp. Tuy nhiên, ở một số người bệnh, các dấu hiệu có thể không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh trĩ có thể gây đau, ngứa nghiêm trọng và gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Búi trĩ có tự co lại không
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bệnh trĩ có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng

Thời gian điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ và các yếu tố khác nhau, cụ thể như sau:

  • Bệnh trĩ nội hoặc ngoại ở mức độ nhẹ có thể được chữa lành trong vòng vài tuần đến một tháng. Tuy nhiên, tình trạng sa búi trĩ nội hoặc bệnh trĩ ngoại huyết khối (trĩ huyết khối) có thể mất ít nhất vài tháng để cải thiện các triệu chứng.
  • Bệnh trĩ xuất hiện lần đầu tiên có thể được chữa lành nhanh chóng. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh trĩ tái phát, người bệnh có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành các triệu chứng.
  • Bệnh trĩ trong thai kỳ có thể không thể được chữa khỏi cho đến khi thai kỳ kết thúc. Bên cạnh đó, nếu không có biện pháp hỗ trợ và kiểm soát các triệu chứng, bệnh trĩ trong thai kỳ có thể trở nên nghiêm trọng và khó điều trị.

Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Sau khi giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có tự khỏi không, người bệnh nên tìm hiểu các biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, việc điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể, các biện pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến bao gồm:

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Trong trường hợp các triệu chứng bệnh trĩ nhẹ, không nghiêm trọng, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, một số biện pháp có thể cải thiện bệnh trĩ tại nhà bao gồm:

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ tại nhà
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm 20 phút mỗi lần, ít nhất 3 lần mỗi ngày có thể hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa các cơn đau. Tuy nhiên, người bệnh cần đảm bảo làm khô và sạch hậu môn ngay sau khi ngâm nước ấm để tránh các kích ứng không mong muốn.
  • Uống nhiều nước lọc và bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn uống. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, tránh tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, bổ sung chất xơ có thể hạn chế tình trạng gây áp lực lên trực tràng, hậu môn và cải thiện tình trạng sưng, khó chịu và chảy máu trực tràng.
  • Sử dụng chất làm mềm phân để ngăn ngừa tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiêu chảy, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Đi ngoài phân lỏng có thể dẫn đến nhiễm trùng và viêm hậu môn.
  • Hạn chế tình trạng ngồi lâu hoặc kém hoạt động trong thời gian dài. Người bệnh cần duy trì hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên để giảm táo bón và cải thiện lưu thông máu.
  • Đi đại tiện ngay khi có nhu động ruột. Việc trì hoãn nhu động ruột có thể gây căng thẳng lên các tĩnh mạch trĩ, gây táo bón hoặc khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc đạn, kem hoặc thuốc mỡ để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên, các loại thuốc này không thể chữa khỏi bệnh trĩ cũng như một số loại thuốc có thể khiến tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện và cân nhắc các liệu pháp điều trị y tế.

Chữa bệnh trĩ bằng Đông y

2. Điều trị y tế

Một số loại thuốc mỡ, kem thoa không kê đơn có thể được chỉ định để điều trị bệnh trĩ. Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ thường có chứa các thành phần như hydrocortison, lidocain và witch hazel.

Theo các chuyên gia, thuốc có thể làm tê, giảm sưng, giảm đau và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số loại thuốc không nên sử dụng kéo dài hơn một tuần. Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh trĩ có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm viêm, phát ban da và gây mỏng da.

3. Thủ tục xâm lấn tối thiểu

Trong một số trường hợp như hình thành cục máu đông ở búi trĩ ngoại (trĩ huyết khối) bác sĩ có thể đề nghị các thủ tục xâm lấn tối thiểu để loại bỏ các triệu chứng. Thủ tục xâm lấn tối thiểu thường được thực hiện ngoại trú và không cần gây mê.

Thuốc chữa bệnh trĩ
Trong các trường hợp bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu

Các thủ tục phổ biến bao gồm:

  • Thắt dây cao su: Bác sĩ có thể đặt một vài dải dây cao su nhỏ xung quanh gốc búi trĩ và thắt chặt lại.  Điều này có thể cắt đứt nguồn máu cung cấp và búi trĩ có thể tự rơi ra trong vòng một tuần.
  • Tiêm thuốc xơ cứng vào búi trĩ: Bác sĩ có thể tiêm một loại thuốc đặc hiệu vào búi trĩ và làm theo các mô trĩ.
  • Đông máu: Liệu pháp này liên quan đến việc sử dụng nguồn ánh sáng hồng ngoại hoặc laser để kiến búi trĩ co cứng lại và tự rơi ra.

Nếu muốn biết cách chữa bệnh trĩ hiệu quả tận gốc, hãy liên hệ ngay 

4. Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Phẫu thuật có thể yêu cầu người bệnh nhập viện trong vài ngày để theo dõi và ngăn ngừa các biến chứng.

Các lựa chọn phẫu thuật phổ biến có thể bao gồm:

  • Cắt bỏ búi trĩ: Đây là phẫu thuật hiệu quả được sử dụng để loại bỏ các mô trĩ, hạn chế tình trạng chảy máu và ngăn ngừa các biến chứng. Bác sĩ có thể đề nghị gây tê cục bộ kết hợp thuốc an thần hoặc chỉ định thuốc gây mê trước khi phẫu thuật. Mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng phẫu thuật thường dẫn đến một số biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, gây khó khăn cho việc làm trống bàng quang và đại tràng.
  • Cắt trĩ bằng kẹp: Đây là một thủ thuật điều trị bệnh trĩ khác có thể ngăn chặn lưu lượng máu đến mô trĩ. Đây là một thuật ít đau đớn và xâm lấn so với phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, liệu pháp cắt trĩ bằng kẹp có thể tăng nguy cơ sa trực tràng, là tình trạng một phần hoặc toàn bộ trực tràng sa ra khỏi hậu môn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ có thể tái phát sau khi điều trị. Tỷ lệ tái phát khoảng 6.3% đối với người phẫu thuật điều trị và 25.4% đối với người điều trị tại nhà. Do đó, bên cạnh việc điều trị người bệnh cần lưu ý các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa tái phát.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không
Tập thể dục và vận động thường xuyên có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh trĩ

Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống hàng ngày là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp ngừa các đợt bùng phát bệnh trĩ tại nhà như:

  • Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước. Điều này giúp phần mềm và ngăn ngừa căng thẳng trong quá trình đại tiện. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc bị táo bón mãn tính, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc làm mềm phần hoặc thuốc nhuận tràng.
  • Tập thể dục và vận động cơ thể thường xuyên. Điều này có thể tăng nhu động ruột và giúp người bệnh đi đại tiện theo một lịch trình ổn định và khoa học hơn.
  • Giảm cân nếu người bệnh thừa cân, béo phì. Điều này có thể hỗ trợ giảm các áp lực lên tĩnh mạch trực tràng, hậu môn và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ tái phát.

Bệnh trĩ không thể tự khỏi và có thể tái phát sau khi điều trị. Do đó, bên cạnh việc điều trị người bệnh cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa để hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, tránh các tình trạng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn căng thẳng, táo bón, lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc quan hệ tình dục thông qua hậu môn. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan đến vấn đề bệnh trĩ có tự khỏi không.