THOÁI HÓA KHỚP Cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh hồi phục
7:27 - 15 December, 2020
Cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp nhanh hồi phục
33 Thích | 242 Share
Việc chăm sóc cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp đúng cách sẽ giúp cho khớp bị tổn thương nhanh phục hồi và nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị y khoa. Dưới đây là các vấn đề quan trọng cần thực hiện khi chăm sóc cho người bệnh.
Cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp gây tổn hại đến lớp sụn và các đầu xương khiến cho người bệnh đau đớn và gặp nhiều khó khăn khi vận động. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến người cao tuổi – nhóm đối tượng có tốc độ hồi phục lâu hơn so với người trẻ và cần được chăm sóc bằng một chế độ đặc biệt.
Bên cạnh các biện pháp y khoa thì chế độ chăm sóc hàng ngày cũng quyết định rất lớn đến hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Dưới đây là các vấn đề cần được quan tâm khi chăm sóc cho người bệnh.
1. Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều khi bị đau nặng
Khi bị đau nặng, bệnh nhân cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Điều này nhằm giảm thiểu tối đa những tác động lặp lại tại khớp giúp cho khu vực bị ảnh hưởng có thể nhanh chóng được chữa lành tổn thương.
Trường hợp bị thoái hóa các khớp ở chân, chẳng hạn như thoái hóa khớp gối hay thoái hóa khớp háng, người bệnh được khuyến cao nên nghỉ ngơi 1- 2 ngày, tránh những cử động mạnh. Nằm nghỉ ngơi ở tư thế dễ chịu nhất. Khi cơn đau nhức khớp đã thuyên giảm, có thể đi lại nhẹ nhàng và thực hiện các công việc không đòi hỏi quá nhiều sức.
2. Trao đổi để bệnh nhân nắm rõ mức độ bệnh của mình
Để người bệnh có ý thức hơn trong việc tự chăm sóc sức khỏe của bản thân. Các bác sĩ cũng như người nhà cần thẳng thắn trao đổi với người bệnh về tình trạng sức khỏe của họ, phương pháp điều trị bệnh, những điều nên và không nên làm trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng cần thông báo về những biến chứng người bệnh có thể gặp phải nếu như bệnh tình không được kiểm soát tốt để họ có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý.
3. Hướng dẫn bệnh nhân cách luyện tập để đẩy lùi tình trạng thoái hóa, phục hồi chức năng vận động của khớp
Một số bệnh nhân có khuynh hướng sợ đau nên cứ ở yên một chỗ khiến cho khớp bị cứng và đau nhức nghiêm trọng hơn. Thậm chí, việc bất động trong một thời gian dài còn gây yếu liệt cơ bắp, teo cơ, đẩy người bệnh đến nguy cơ bị tàn phế nhanh hơn.
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp, người nhà cần khuyến khích người bệnh vận động. Người nhà có thể nâng đỡ bệnh nhân mỗi khi di chuyển hoặc trang bị nạng hay gậy để người bệnh thuận tiện hơn trong việc đi lại.
Người bệnh nên cố gắng chăm chỉ luyện tập thể dục trở lại khi cơn đau đã thuyên giảm. Tập luyện sẽ giúp các khớp vận động linh hoạt hơn, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu đến khớp bị bệnh, tạo điều kiện để tổn thương ở lớp sụn và các đầu xương được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có tốc độ phục hồi nhanh hơn.
Bên cạnh các bộ môn như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga, đạp xe đạp, bơi lội, người nhà có thể hướng dẫn bệnh nhân thực hành một số động tác đơn giản dưới đây để cải thiện dấu hiệu bệnh:
– Bài tập số 1:
Ngồi lên trên 1 cái ghế, bàn chân chạm sát sàn nhà, đầu gối gập lại tạo thành 1 góc 90 độ với đùi.
Duỗi thẳng chân phải một cách từ từ, nâng chân lên cao cho đến khi tạo thành một đường song song so với mặt sàn.
Để 30 giây rồi hạ chân xuống, đổi bên
Mỗi chân tập luyện ít nhất 10 lần trong ngày để nâng cao sức bền cho cơ mặt đùi trước, ức chế quá trình thoái hóa ở khớp hàng, khớp đầu gối, giúp các khớp này vận động trơn tru.
– Bài tập số 2:
Đứng thẳng, bước chân phải lên trước vài bước, đầu gối gập lại đẩy người hướng về phía trước. Trong khi đó, chân trái luôn giữ thẳng
Ấn gót chân trái xuống mặt sàn để các cơ bắp phía sau chân được kéo giãn
Giữ tư thế trên trong 3 giây và thu chân trở về từ thế ban đầu
Lặp lại tương tự cho bên chân còn lại
Mỗi ngày người bệnh nên thực hành bài tập này tối thiểu 3 lần để chống co cứng cơ chân, giảm đau khi bị thoái hóa khớp.
– Bài tập số 3:
Chuẩn bị một cái bục cao từ 10 – 20 cm
Khi tập luyện, đứng trước bục, hai chân tách ra dang rộng bằng vai
Bước chân phải lên bục, sau đó với chân trái rồi lại lần lượt bước từng chân xuống dưới
Có thể thay thế bục bằng bậc thang và bám vào thanh vịn trong lúc luyện tập để giữ thăng bằng.
4. Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phục hồi của bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Bữa ăn hàng ngày được cấp cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh và đẩy lùi tình trạng thoái hóa, giúp tổn thương ở sụn nhanh được chữa lành.
Các thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp
Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin A (Trứng, bơ, đu đủ, bí đỏ, cà rốt…), vitamin B12 (sữa chua, pho mát, cá), vitamin C ( trái cây có múi, kiwi, cà chua…), vitamin D (trứng, dầu cá, các loại ngũ cốc…)
Thực phẩm giàu canxi: Đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, cải xoăn, cá mòi, phô mai, nước cam, các loại đậu…
Thực phẩm giàu chất kháng viêm omega 3: Cá hồi, hạt lanh, cá thu, cá ngừ, hạt óc chó…
Gia vị có đặc tính giảm đau, kháng viêm tự nhiên: Gừng, tỏi, nghệ vàng…
Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, dầu dừa, dầu mè, các loại hạt…
Thức ăn cần tránh sử dụng khi bị thoái hóa khớp
Nội tạng động vật
Các món ăn cay, nóng
Thức ăn nhanh
Đồ chiên, xào
Các món muối mặn
Thịt đỏ
Đồ ngọt
Rau củ đóng hộp
Bia, rượu
>>Tham khảo chi tiết:Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?
5. Vệ sinh thân thể cho người bệnh sạch sẽ
Một số bệnh nhân bị thoái hóa khớp có thể gặp khó khăn trong việc tự vệ sinh cá nhân hàng ngày. Vì vậy, người nhà nên ở bên cạnh giúp đỡ bệnh nhân những lúc cần thiết.
Ngoài ra, buồng bệnh và phòng ngủ của người bệnh cũng cần được dọn dẹp, lau chùi thường xuyên. Điều này không chỉ ngăn ngừa mầm bệnh phát triển mà còn giúp bệnh nhân được thoải mái, an tâm điều trị bệnh.
6. Cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo đúng chỉ định
Việc sử dụng thuốc tân dược giống như một con dao hai lưỡi. Nếu dùng đúng cách có thể giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp nhanh chóng, ngược lại có thể gây lờn thuốc và phát sinh nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Chính vì vậy, các bác sĩ, điều dưỡng hay người nhà cần nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, dùng đủ liều, đủ thời gian được chỉ định để bệnh tình nhanh có sự tiến triển tốt.
7. Hướng dẫn người bệnh cách theo dõi và phát hiện sớm tác dụng phụ của thuốc
Đây cũng là một việc làm cần thiết khi chăm sóc cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Các loại thuốc giảm đau, chống viêm hay thuốc corticoid được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp đều có thể gây dị ứng hoặc ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày.
Bệnh nhân cũng như người nhà cần trao đổi với bác sĩ để nắm rõ được tất cả những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc theo đơn. Nếu có dấu hiệu bất thường nào xảy ra sau khi uống thuốc thì nên ngưng uống và thông báo cho bác sĩ biết.
8. Luôn bên cạnh động viên, trò chuyện để người bệnh được thoải mái
Nhiều người lo lắng về bệnh tình của mình tới mức căng thẳng, mất ngủ và chẳng còn thiết ăn uống. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm cơn đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Lúc này, người nhà nên thường xuyên ở bên cạnh trò chuyện, động viên để trấn an tinh thần, giúp người bệnh có suy nghĩ lạc quan tích cực điều trị bệnh.
9. Mẹo chăm sóc tại nhà giúp người bị thoái hóa khớp bớt đau
Ngoài việc cho bệnh nhân sử dụng thuốc đều đặn, người nhà cũng có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên để giảm đau cho người bệnh. Chẳng hạn như:
Mát xa, xoa bóp: Thường xuyên mát xa, xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực khớp bị thoái hóa sẽ giúp bệnh nhân được thư giãn, bớt đau nhức và lưu thông máu tốt hơn, đồng thời tránh được tình trạng teo cơ, cứng khớp.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Lấy một túi đá lạnh hoặc túi nước nóng chườm vào khu vực bị ảnh hưởng sẽ giúp làm dịu cơn đau tức thì cho người bệnh. Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể áp dụng cách này 3 – 4 lần mỗi ngày để hạn chế sự lệ thuộc vào các loại thuốc giảm đau có hại.
Cho bệnh nhân tắm nước ấm: Ngâm mình trong bồn nước ấm được pha một chút tinh dầu thảo dược sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, làm thư giãn gân cốt, giảm đau và cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh.
Châm cứu: Thầy thuốc sẽ sử dụng kim châm tác động vào một số huyệt đạo gần khu vực bị thoái hóa khớp. Liệu pháp này giúp đả thông kinh mạch, cân bằng khí huyết trong cơ thể, giảm đau, chống sưng viêm ở khớp bị bệnh. Người nhà có thể đưa bệnh nhân đến các phòng khám y học cổ truyền hay cơ sở vật lý trị liệu để được châm cứu chữa bệnh.
Giảm cân: Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm đau cho các trường hợp bị thoái hóa khớp có biểu hiện thừa cân, béo phì. Trường hợp này, người nhà hãy trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa để xây dựng được chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, giúp bệnh nhân giảm cân một cách an toàn.
Sử dụng các bài thuốc dân gian: Một số bài thuốc từ thảo dược như lá lốt, ngải cứu hay gừng cũng có tác dụng tích cực trong việc cải thiện triệu chứng bệnh thoái hóa khớp. Người nhà có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc áp dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
10. Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt cho người bệnh
Để làm chậm tiến trình thoái hóa khớp và giúp cho sức khỏe của người bệnh nhanh bình phục thì việc duy trì các thói quen tốt trong đời sống hàng ngày là rất cần thiết. Người chăm sóc cần lưu ý nhắc nhở bệnh nhân ăn uống đúng giờ giấc, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Ngoài ra, tránh để người bệnh bưng bê đồ nặng hay làm việc quá sức làm tình trạng thoái hóa khớp càng trở nên nghiêm trọng.
Khuyến khích người bệnh từ bỏ ngay thói quen uống rượu, hút thuốc lá nếu có.
11. Nhân viên y tế theo dõi, đánh giá kết quả quá trình điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp
Kiểm tra mạch đập, đo nhiệt độ, huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân thường xuyên
Theo sát quá trình điều trị của người bệnh để thấy được sự tiến triển của tổn thương trong khớp, tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải khi dùng thuốc.
Theo dõi biến chứng bệnh nhân gặp phải
Đặt lịch hẹn tái khám định kỳ cho người bệnh và tiến hành chụp X-quang lại khi cần thiết để theo dõi được hình ảnh khớp bị thoái hóa trên phim chụp x-quang.
Đánh giá kết quả chăm sóc, điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh.
Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhân viên y tế với thân nhân trong việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp chính là chìa khóa giúp kiểm soát tốt bệnh, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng do căn bệnh này mang lại.