Bệnh mề đay có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh mề đay không có khả năng lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Bệnh chỉ khởi phát khi có các yếu tố kích thích như thức ăn gây dị ứng, côn trùng, mủ thực vật, rượu bia, nhiệt độ quá nóng/ quá lạnh, căng thẳng thần kinh và rối loạn nội tiết.

Bệnh mề đay có lây không
Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không?

Bệnh mề đay có lây không?

Mề đay mẩn ngứa là một dạng tổn thương da cấp – mãn tính và thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố kích thích. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cơ chế khởi phát mề đay tương đối phức tạp nhưng có liên quan mật thiết đến hoạt động phóng thích histamine – chất trung gian gây dị ứng.

Thống kê cho thấy, mề đay thường khởi phát khi tiếp xúc với phấn hoa, côn trùng, thời tiết lạnh/ nóng, hóa chất, bụi bẩn,… Hoặc cũng có thể xuất hiện do các yếu tố nội sinh như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, rối loạn nội tiết tố, suy giảm miễn dịch và căng thẳng thần kinh.

Ngoài các thắc mắc về cách nhận biết và điều trị, khá nhiều bệnh nhân băn khoăn “Bệnh mề đay có lây hay không?”. Theo các bác sĩ Da liễu, mề đay mẩn ngứa không có khả năng lây nhiễm. Bệnh lý này chỉ khởi phát khi có các yếu tố kích thích (yếu tố nội giới và ngoại giới). Các yếu tố này tác động đến hệ miễn dịch, dẫn đến tình trạng tế bào mast phóng hạt và các chất trung gian gây viêm (chủ yếu là histamine) vào niêm mạc và da.

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, mề đay mãn tính vô căn (mề đay kéo dài trên 6 tuần, tự phát và không có nguyên nhân cụ thể) có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

Cách phòng ngừa mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa là phản ứng da thường gặp, có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ, người trưởng thành và người cao tuổi. Thông thường, mề đay có thể thuyên giảm sau vài giờ đồng hồ mà không cần can thiệp điều trị.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, tổn thương da có thể tiến triển trong vài ngày đến vài tuần, gây ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Do đó bạn nên chủ động phòng ngừa nổi mề đay với một số biện pháp sau:

1. Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích

Yếu tố kích thích (dị nguyên) là tác nhân thúc đẩy hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch, dẫn đến tình trạng giải phóng histamine ra khỏi phức hợp với protein và gây tổn thương da. Do đó để phòng ngừa nổi mẩn ngứa, bạn cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích như:

bệnh mày đay có lây không
Cần hạn chế dùng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, trứng, đậu nành, mè,…
  • Tránh dùng các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng và các loại thực phẩm, đồ uống có nguy cơ dị ứng cao như rượu bia, hải sản, đậu phộng, đậu tương, nấm,…
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại xà phòng có độ pH cao và chứa nhiều thành phần kích thích như paraben, dầu khoáng, perfume,…
  • Không tiếp xúc với mủ thực vật, nọc độc côn trùng, lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc,…
  • Nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trồng nhiều cây xanh và sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi mịn và các chất gây dị ứng.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, nên giữ ấm cơ thể, hạn chế di chuyển và hoạt động ngoài trời.
  • Tránh tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh, đồng thời không nên tắm quá 15 phút.
  • Hạn chế ma sát, chà xát và gãi cào lên da. Ngoài các dị nguyên thông thường, tác động cơ học cũng có thể kích thích phản ứng quá mẫn và gây ra tổn thương da.

2. Kiểm soát căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài các yếu tố ngoại giới, yếu tố nội giới cũng có thể là tác nhân kích thích mề đay mẩn ngứa khởi phát. Vì vậy bên cạnh biện pháp tránh tiếp xúc với dị nguyên, bạn nên kiểm soát căng thẳng và tăng cường sức đề kháng với lối sống lành mạnh.

  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức, thức khuya và ngủ không đủ giấc.
  • Nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày và tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, nấm, đậu, các loại trái cây, trứng, sữa, thịt,…
  • Thực hiện các hoạt động giúp giải phóng căng thẳng ở não bộ như nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, xem phim,…
  • Tập thể dục 15 – 30 phút/ ngày giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ bùng phát mề đay mẩn ngứa.

Ngoài tác dụng phòng ngừa nổi mề đay, hệ miễn dịch khỏe mạnh còn có thể làm giảm nguy cơ tái phát các bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, bệnh tổ đỉa, viêm da dị ứng,…

3. Chú trọng chăm sóc da

Người có làn da mỏng, yếu và nhạy cảm thường có nguy cơ cao mắc các vấn đề da liễu. Do đó ngoài biện pháp cách ly với dị nguyên và cải thiện sức khỏe, bạn nên chú trọng chăm sóc da.

bệnh nổi mề đay có lây không
Chăm sóc đúng cách giúp làn da khỏe mạnh, ẩm mượt và ít bị kích thích

Biện pháp chăm sóc da giúp phòng ngừa mề đay mẩn ngứa:

  • Vệ sinh da 2 lần/ ngày với sản phẩm có độ pH cân bằng, thành phần an toàn và dịu nhẹ.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có kết cấu mềm, lỏng và thẩm thấu tốt. Ngoài tác dụng duy trì độ ẩm, kem dưỡng còn có tác dụng làm dày màng lipid, bảo vệ da và làm chậm quá trình lão hóa.
  • Nên dùng kem chống nắng và che chắn da khi tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong không gian sống để duy trì làn da ẩm mịn, hạn chế tối đa tình trạng khô ráp và bong tróc.
  • Với những người có làn da quá nhạy cảm, nên trao đổi với bác sĩ da liễu để được tư vấn về sản phẩm chăm sóc và làm sạch da an toàn.

4. Điều trị các bệnh lý nguyên nhân

Ở một số ít trường hợp, mề đay có thể là biểu hiện của các bệnh tiềm ẩn như viêm gan B, viêm gan C, bệnh lý tuyến giáp,… Nếu nhận thấy tổn thương da kéo dài hơn 6 tuần và đi kèm với các triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám tổng quát để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý nguyên nhân. Khi các bệnh lý tiềm ẩn được kiểm soát, mề đay có xu hướng thuyên giảm về mức độ và tần suất tái phát.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Phòng ngừa bằng cách nào?”. Nếu mề đay tái phát nhiều lần trong năm, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn các biện pháp phòng ngừa chuyên sâu.


Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát

Đọc ngay

VTV2 đưa tin công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Diễn viên Khánh Linh bật mí cách khỏi hẳn mề đay từ bài thuốc thảo dược