Bé bị viêm họng ăn vào là nôn nguy hiểm không? Có cần gặp bác sĩ?

Bé bị viêm họng ăn vào là nôn kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới trẻ nhỏ. Lúc này nếu phụ huynh không biết cách xử lý đúng cách sẽ khiến tình trạng trở nặng hơn. Vậy bé bị viêm họng ăn vào rồi nôn có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây!

Bé bị viêm họng ăn vào là nôn nguy hiểm không?

Viêm họng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, cả kể trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do trẻ không được chăm sóc đúng cách khiến trẻ nhiễm lạnh, cảm lạnh. Tình trạng này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công vòm họng dẫn tới viêm nhiễm. 

Viêm họng thường gây ra các triệu chứng khó chịu như đau rát họng, ho dai dẳng, đau khi nuốt,… Đặc biệt ở một số trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ kèm theo hiện tượng cứ ăn vào là bị nôn, thậm chí bú sữa cũng nôn trớ. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. 

Trẻ bị viêm họng ăn vào là nôn kéo dài khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng
Trẻ bị viêm họng ăn vào là nôn kéo dài khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng này hết sức bình thường. Nguyên nhân bởi, khi bé bị viêm họng thường có xu hướng suy giảm hệ miễn dịch, chức năng tiêu hóa cũng kép đi. Ngoài ra, khi bị viêm họng sẽ sẽ cảm thấy mệt mỏi, ho nhiều, ngứa rát cổ họng,…. Tất cả những yếu tố trên sẽ khiến trẻ khó khăn hơn trong việc nuốt thức ăn hay bú sữa dẫn tới hiện tượng nôn trớ. 

Tuy nhiên các bạn hết sức chú ý, tình trạng trẻ bị viêm họng ăn vào là nôn kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chứng bệnh không chỉ gây ra hiện tượng trẻ ăn vào rồi nôn mà có thể tiến triển nặng gây ra những tác động xấu.

Đặc biệt nếu trẻ bị viêm họng do vi khuẩn nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm thấp khớp, viêm màng tim, hở van tim,…. Bởi vậy ngay khi trẻ bị viêm họng, phụ huynh nên chủ động điều trị dứt điểm, tránh để bệnh dai dẳng sẽ nguy hiểm tới trẻ  nhỏ. 

Trẻ viêm họng bị nôn trớ có cần gặp bác sĩ không?

Như đã nói ở trên, hiện tượng nôn trớ là phản ứng bình thường do trẻ bị viêm họng tác động. Do vậy nếu trẻ còn bị viêm họng thì hiện tượng nôn trớ sẽ còn kéo dài. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên chủ động đưa trẻ tới bệnh viện để gặp bác sĩ từ đó có phương pháp điều trị dứt viêm chứng bệnh viêm họng.

Thông thường, sau khi thăm khám, tùy vào mức độ bệnh, độ tuổi của trẻ bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Việc tuân theo chỉ định chữa trị của bác sĩ sẽ giúp trẻ sớm phục hồi sức khỏe và không còn viêm họng ăn vào nôn nữa. 

Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để tránh trẻ bị nôn trớ
Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để tránh trẻ bị nôn trớ

Ngoài ra, để giúp cải thiện tình trạng cải thiện tình trạng trẻ viêm họng ăn vào là nôn ở trẻ nhỏ, các mẹ nên chú ý một số vấn đề như: 

  • Không nên ép trẻ ăn, bú nhiều cùng một lúc. Đối với trẻ sơ sinh, sau khi ăn xong không nên bế mà hãy để trẻ nằm nghỉ trên giường để tránh tình trạng nôn trớ. 
  • Nếu trẻ cứ ăn xong là nôn, mẹ hãy đợt một lúc, khoảng 2 tiếng sau mới cho bé ăn lại. Việc ép bé ăn liên tục càng khiến trẻ nôn trớ nhiều hơn. Tốt nhất mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày. 
  • Thực phẩm cho trẻ ăn nên ở dạng lỏng để giúp thuận tiện hơn khi nuốt và tiêu hóa. 
  • Chế độ ăn của trẻ cần tăng cường các loại rau xanh, củ quả giúp tăng cường vitamin và khoáng chất hỗ trợ điều trị viêm họng. 
  • Tránh các thực phẩm cứng, nhọn như ngũ cốc, bánh mì cứng,… vì có thể khiến tình trạng nôn trớ nặng hơn.

Như vậy có thể thấy bé bị viêm họng ăn vào là nôn tưởng chừng không nguy hiểm nhưng lại tiềm ẩn nhiều hệ lụy tới sức khỏe. Do vậy, khi thấy hiện tượng này kéo dài, bậc phụ huynh không nên chủ quan mà hãy sớm đưa trẻ đi thăm khám, trị dứt điểm chứng bệnh viêm họng.