Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng cũng như nguyên nhân và cách điều trị có thể giúp bạn và người thân chủ động phòng tránh khỏi những phiền toái mà căn bệnh này gây nên.

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những tác nhân lạ tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp. Cơ thể con người được bảo vệ bởi nhiều hệ thống, trong đó có hệ miễn dịch tự nhiên. Nhiệm vụ chính của nó là chống lại các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, quá trình phản xạ này còn phóng thích ra các chất gây viêm, tạo ra triệu chứng bất thường để báo hiệu cho cơ thể.

Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Chính vì vậy, khi một người bị viêm mũi dị ứng nghĩa là cơ thể họ đang phản ứng với sự xâm nhập của những tác nhân lạ vào cơ thể qua đường hít thở. Cơ thể sẽ tự động giải phóng histamin – một chất làm kích ứng mũi gây viêm để chống lại các tác nhân gây kích ứng. Các biểu hiện thường gặp nhất là tắc mũi, chảy nước mũi, có cảm giác như bị “cảm cúm” hoặc rối loạn giấc ngủ, khi ngủ không thở được bằng mũi,…

Khí hậu thay đổi, môi trường ô nhiễm khiến viêm mũi dị ứng ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp, dần trở thành bệnh “xã hội” không của riêng ai, số lượng người vị viêm mũi dị ứng cũng ngày càng tăng lên nhiều hơn.

Những người bị các bệnh về đường hô hấp như hen phế quản, eczema và những người có tiền sử bị hen hay viêm mũi dị ứng… là những đối tượng có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn cả. Hiện nay, các bác sĩ và chuyên gia tai – mũi – họng phân chia viêm mũi dị ứng thành 3 loại. Cụ thể như sau:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa

Viêm mũi dị ứng theo mùa là tình trạng bệnh chỉ xuất hiện vào một mùa, một thời điểm nhất định trong năm.  Thông thường mùa xuân là thời điểm nhiều người thường dễ bị và tái phát bệnh nhất. Bởi lẽ mùa xuân là mùa hoa nở, khí hậu nóng ẩm, có nhiều phấn hoa… (Do đó có nhiều người gọi là viêm mũi dị ứng mùa xuân).

Độ ẩm không khí cao là môi trường thuận lợi để các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng như phấn hoa, nấm mốc phát triển và lây lan. Đặc biệt, với những người có cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với những tác nhân này sẽ gây ra các triệu chứng như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục,…

  • Viêm mũi dị ứng quanh năm, không theo mùa

Thường do cơ thể dị ứng với bụi nhà, mạt bụi, bụi vải quần áo, khí cống rãnh, nước thải, hoặc sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm… Những người bị viêm mũi dạng này chủ yếu là hắt hơi, niêm nhạt và phù nề. Tuần suất hắt hơi sẽ giảm dần tùy thuộc vào sự thay đổi số lượng các dị nguyên.

  • Viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp

Do người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên là các sợi bông, lông, khí SO2, FeO, khí gas… Những người làm việc trong môi trường hóa chất, khói bụi thường là những người sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao nhất.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng. Theo các chuyên gia, bệnh viêm mũi dị ứng là biểu hiện tại chỗ của dị ứng toàn thân. Các nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:

  • Phấn hoa, hóa chất, bụi vải, sợi, lông động vật (chó, mèo…), nước hoa, khói thuốc lá, khói nhà máy, ký sinh trùng (nấm mốc, bọ chét, mạt…)
  • Cơ địa dị ứng với một số loại thức ăn, hải sản: tôm, cua, cá, ghẹ…
  • Một số loại thuốc, dược phẩm như thuốc gây tê, gây mê, kháng sinh, aspirin…

    Nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng chủ yếu do của phản ứng của cơ thể khi gặp vật thể lạ
    Nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng chủ yếu do của phản ứng của cơ thể khi gặp vật thể lạ

  • Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, giao mùa, nóng lạnh đột ngột… là yếu tố gây viêm mũi dị ứng
  • Viêm nhiễm bởi vi khuẩn (S. pneumoniae, H. influenzae, cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu): Độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mãn tính ở xoang mũi, amidan, răng miệng…
  • Cấu tạo mũi cũng là 1 yếu tố khiến cơ thể có thể bị viêm mũi dị ứng. Xuất hiện ở người có cấu trúc mũi hẹp, vách ngăn bị vẹo, gai và hệ thống mào vách ngắn…
  • Người có tiền sử bệnh lý khác liên quan đến dị ứng như: hen suyễn, viêm da dị ứng, mề đay, tổ đỉa… hoặc yếu tố tiền sử của gia đình cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng rất dễ nhận biết, người bệnh có thể cảm nhận thấy ngay khi bệnh xuất hiện. Một số dấu hiệu điển hình dễ nhận biết nhất bao gồm:

  • Hắt hơi, sổ mũi
  • Ngứa mũi, đỏ mắt, cổ họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể
  • Ho, ngứa họng, có cảm giác nóng rát ở vòng hầu họng, lâu ngày dẫn tới viêm họng, viêm phế quản
  • Nghẹt mũi, chảy nước mắt,…
  • Loạn khứu giác, ngủ ngáy, điếc mũi (mất khả năng phân biệt mùi hương)…
  • Xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt
  • Đau đầu thường xuyên, ù tai, chóng mặt
  • Xuất hiện những đốm dạng chàm như vùng da bị khô, ngứa và thường có mụn nước, phát ban…
  • Mệt mỏi, lo lắng, giảm trí nhớ…

Phân biệt viêm mũi dị ứng, viêm mũi và viêm xoang

Thực tế, các biểu hiện của viêm mũi dị ứng khá giống với một số biểu hiện của viêm mũi thông thường hay viêm xoang mũi. Tuy nhiên, đây là 3 thể bệnh hoàn toàn khác nhau. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường, cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số đặc điểm giúp phân biệt 3 tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang người bệnh cần lưu ý là:

  • Viêm mũi dị ứng: Là tình trạng mũi phản ứng lại với những vật thể lạ, nhỏ (dị nguyên) trong không khí như phấn hoa, lông mèo, khói bụi… Một số phản ứng phổ biến như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi liên tục…
  • Viêm mũi thông thường:  Đây là một tình trạng bệnh nhiễm siêu vi đường hô hấp trên. Có các triệu chứng gần giống với cảm cúm, cảm lạnh. Cảm cúm do một loại siêu vi khác gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Viêm mũi xoang: Vị trí của các xoang mũi bao quanh hốc mũi và nằm dưới mắt và có thông với hốc mũi. Vì vậy, khi bị viêm xoang, dịch nhầy sẽ chảy ra theo đường mũi dẫn tới tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi, nước mũi có mùi tanh, hôi rất khó ngửi…

Để có thể phân biệt chính xác nhất 3 thể viêm mũi này nếu bạn xuất hiện những triệu chứng tương tự kể trên, hãy tới thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa uy tín. Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ biết rõ cách so sánh và phân biệt đúng bệnh, từ đó tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả, chính xác nhất.

Bên cạnh đó, nhờ vào các công cụ y tế hỗ trợ như các khối polyp hoặc Xquang, CT-scan… Họ sẽ thấy được hình ảnh mờ của các xoang, xác định dấu hiệu của bệnh, từ đó giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả

Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể điều trị khỏi nếu được can thiệp kịp thời, xử lý đúng cách. Có nhiều phương pháp chữa viêm mũi dị ứng, tùy thuộc vào từng tình trạng, nguyên nhân, mức độ và cơ địa của người bệnh bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra phác đồ phù hợp để cho hiệu quả điều trị tốt nhất. Một số cách chữa phổ biến, hiện quả hiện nay gồm:

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo chữa đơn giản. Cách chữa này giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và rất an toàn với sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Một số cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà người bệnh có thể tham khảo gồm:

  • Vệ sinh bằng nước muối sinh lý: Là dung dịch Natri Clorid 0,9% (tương ứng với nồng độ dịch trong cơ thể). Dung dịch này được sử dụng trong hỗ trợ y tế: súc miệng, rửa mũi, rửa vết thương hở… Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng và rửa mũi giúp loại bỏ các tác nhân gây viêm mũi, đồng thời làm sạch và thông thoáng khoang miệng.
  • Gừng tươi/Trà gừng: Khi người bệnh có triệu chứng hắt hơi, nước mũi chảy liên tục thì chỉ cần nhai trực tiếp 1, 2 lát gừng tươi thì sẽ thấy hiệu quả tức thì. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống trà gừng để cải thiện tình trạng bệnh.
Gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm thông thoáng đường thở
Gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm thông thoáng đường thở
  • Tỏi: Trong tỏi chứa hàm lượng lớn acillin, alucogen và fitonxit có tác dụng kháng viêm, chống sưng và tiêu diệt virus mạnh mẽ. Do đó, sử dụng tỏi là một phương pháp chữa các bệnh viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Bạn có thể bổ sung tỏi bằng cách thêm vào bữa ăn hàng ngày bằng cách ăn kèm với món chính hoặc thêm tỏi như một loại gia vị khi nấu các món xào… hoặc dùng nước tỏi trộn với mật ong để nhỏ mũi.

Ngoài ra, còn rất nhiều các mẹo chữa sử dụng các nguyên liệu như lá húng chanh, hạt gấc, ngải cứu, lá bạc hà,… Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý, các mẹo dân gian chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng giai đoạn đầu. Trong trường hợp nặng hoặc bệnh điều trị 3 – 5 ngày không có tiến triển cần đến ngay các cơ sở y tế để thực hiện điều trị theo yêu cầu của bác sĩ.

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Dựa vào tình trạng và kết quả chẩn đoán, số liệu xét nghiệm, chụp chiếu liên quan.. .các bác sĩ có thể kê đơn thuốc khắc phục các triệu chứng bệnh như sau:

  • Thuốc kháng histamine: Là loại thuốc có tác dụng ngăn việc sản sinh histamine – nguyên nhân gây hiện tượng viêm mũi dị ứng. Thuốc có 2 dạng là viên uống và dạng xịt, tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Tác dụng phụ của loại thuốc này là có thể gây buồn ngủ.
  • Dung dịch phun chống nghẹt mũi: Loại thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên không dùng quá 3 ngày, bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

    Các loại thuốc Tây được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng
    Các loại thuốc Tây được sử dụng trong điều trị bệnh

  • Xịt mũi chứa corticosteroid: Loại thuốc này hay được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng
  • Tiêm thuốc chống dị ứng: Tiêm thuốc chống dị ứng (liệu pháp miễn dịch). Cách điều trị này bao gồm việc tiêm thuốc chống dị ứng cho tới khi các triệu chứng có thể kiểm soát được.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Thuốc tây y không có tác dụng điều trị gốc bệnh viêm mũi dị ứng. Ngay cả các loại kháng sinh kháng histamin cũng chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng. Người bệnh muốn điều trị viêm mũi dị ứng dứt điểm thì cần nâng cao được sức đề kháng và tăng cường chức năng niêm mạc mũi.

Trong số các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay, chỉ có đông y tác động được vào căn nguyên của bệnh và giúp tăng cường hệ miễn dịch trong quá trình điều trị. Theo bác sĩ Lê Phương, nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông, chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh tai mũi họng:

Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương
Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương

“Viêm mũi dị ứng hình thành khi Phế khí không đủ mạnh, tà độc theo mũi xâm nhập vào cơ thể. Khi Thận, Tỳ, Phế suy yếu, khí huyết không lưu thông, dịch không vận hóa được gây ứ tắc ở mũi.

Do đó, quá trình điều trị phải chú trọng tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể, giảm phù nề, sưng viêm mũi, từ đó triệt tiêu các triệu chứng của bệnh. Đồng thời, người bệnh phải bồi can dưỡng thận, kiện tỳ, nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng mũi xoang để phòng chống bệnh tái phát”.

TIN BÁO CHÍ: [nguoiduatin.vn]Bác sĩ Lê Phương chia sẻ BÀI THUỐC chữa VIÊM MŨI DỊ ỨNG, viêm xoang

Một số bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng mà người bệnh có thể tham khảo:

Bài 1:

Kim ngân hoa: có thể dùng kim ngân hoa, hoặc kim ngân cuống đều được (6 -12g). Sắc với khoảng 500ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và tối.

Bài 2:

Thành phần: 6g Kim ngân hoa , 3g ké đầu ngựa. Sắc tất cả các nguyên liệu với khoảng 500ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên uống trước bữa ăn để cho hiệu quả tốt nhất.

Bài 3:

Thành phần gồm Bạc hà 12g, cúc hoa vàng 6g. Sắc với 500ml nước trong khoảng 20 phút, xông với mũi trong khoảng 3 – 5 phút. Thuốc để nguội chia làm 2 phần uống trong ngày.

TIÊU XOANG LINH DƯỢC THANG CHỮA DỨT ĐIỂM VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Trong số các bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng hiện nay, chỉ có bài thuốc nam của Trung tâm Đông y Việt Nam được phát triển theo cơ chế vừa trị bệnh vừa phòng bệnh.

Bài thuốc nam của Trung tâm Đông y Việt Nam được coi là một trong những thành tựu quý của YHCT Việt. Bài thuốc được đúc rút từ công trình “Nghiên cứu và Điều trị Viêm xoang, Viêm mũi dị ứng bằng thảo dược đông y”. Trong đó chủ trương lấy cây thuốc nam chữa bệnh cho người Việt.

Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng tiêu xoang linh dược thang
Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng tiêu xoang linh dược thang

Về cơ chế điều trị của Tiêu xoang linh dược thang, bài thuốc trước hết tập trung vào bồi bổ và phục hồi các tạng phủ bị hư hại – căn nguyên dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng. Trong đó chú trọng nhất là tạng Thận do “Thận là gốc của khí”.

Đồng thời bồi dưỡng những tạng phủ có mối liên hệ với nó như Phế, Tỳ, Can. Bởi Phế nhiệt, Can hỏa, Tỳ hư cũng là một trong những yếu tố tạo thành bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, việc bồi bổ nhiều tạng phủ cũng giúp cho cơ thể được điều dưỡng toàn diện, từ đó chính khí (hệ miễn dịch) được tăng cường và phòng chống được nhiều bệnh tật.

Sau khi thể trạng người bệnh được cải thiện thì tiến đến giai đoạn sử dụng nhiều vị thuốc “tấn công” giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, khai thông khiếu nhằm loại bỏ triệu chứng triệt để. Lúc này, thể trạng người bệnh đã được nâng cao nên hấp thụ tốt các vị thuốc có dược tính mạnh và không lo gặp tác dụng phụ.

Liệu trình chữa viêm xoang mãn tính bằng bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang
Liệu trình chữa viêm xoang mãn tính bằng bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang

Quá trình “bổ trước công sau” cũng là nguyên lý điều trị phù hợp nhất với người vốn có thể trạng yếu. Chẳng hạn như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh lý mãn tính… Với những đối tượng này, nếu sử dụng các vị thuốc công phạt trước sẽ phản tác dụng.

Tính an toàn và hiệu quả của Tiêu xoang linh dược thang còn được thể hiện ở thành phần dược liệu. Bài thuốc sử dụng hoàn toàn nam dược chủ trị bệnh nhằm:

Thành phần là nam dược sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Thành phần là nam dược sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
  • Cho hiệu quả điều trị cao và an toàn nhất với người bệnh: Cây thuốc nam tương thích nhất với cơ địa người Việt do được phát triển ở chính vùng lãnh thổ nước ta. Từ đó khắc chế được những độc tính tự nhiên gây hại cho sức khỏe và tăng các dược chất tốt. Do đó, khi được kiểm nghiệm độc tính tại Học viện Quân y, kết quả cho thấy bài thuốc an toàn tuyệt đối với người bệnh.
  • Tránh tình trạng thuốc bào chế từ dược liệu bẩn, thuốc rác: Trung tâm Đông y Việt Nam đã phát triển nhiều vườn biệt dược theo tiêu chuẩn GACP – WHO tại khắp các tỉnh thành phía bắc để giải quyết những bất cập trong thị trường dược liệu đông y. Tất cả các bài thuốc của trung tâm đều được thu hái tại các vườn thảo dược này.

Hơn nữa, trong suốt quá trình ứng dụng điều trị cho hơn 20.000 người bệnh, không có bất cứ phản hồi nào về tác dụng phụ của thuốc. Nhiều người bệnh đã điều trị viêm mũi dị ứng thành công còn đưa ra những phản hồi tích cực về bài thuốc trên khắp các diễn đàn, trang tin sức khỏe.

Theo bạn Hồng Dương 1983 chia sẻ trên trang tin chuyenkhoataimuihong.com:

Bệnh nhân đánh giá về bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang
Bệnh nhân đánh giá về bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang

Về giới chuyên môn, Thầy thuốc Ưu tú Lê Hữu Tuấn, nguyên PGĐ chuyên môn Bệnh viện YHCT Trung ương từng chia sẻ:

“Tiêu xoang linh dược thang thực sự là niềm vui lớn cho người bệnh bị viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Tôi đánh giá cao sự tận tâm và chuyên nghiệp của đội ngũ nghiên cứu. Bài thuốc có hàm lượng khoa học và tính ứng dụng cao.

Tôi cũng biết có nhiều bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng lâu năm đã điều trị thành công bằng bài thuốc. Quả thực, Tiêu xoang linh dược thang là một trong số ít bài thuốc đông y có cơ chế điều trị bệnh toàn diện. Loại bỏ bệnh là một chuyện nhưng tiến xa hơn là dự phòng bệnh”.

Ngoài ra, Đông y cũng có thể áp dụng thêm một số bài bấm huyệt để cắt các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi hiệu quả. Day mạnh vào một số huyệt quanh vùng mũi:

  • Hai huyệt nghinh hương: Nằm ngang phía dưới cánh mũi, cách khoảng 5mm về 2 bên.
  • Hai huyệt tứ bạch: Nằm cách chỗ lượn của góc sống mũi và cánh mũi, cũng cách khoảng 5mm ra 2 bên.
  • Huyệt tố liêu: Phần nhô cao của đầu mũi. Để giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể dùng đầu ngón tay trỏ ấn mạnh nhiều lần vào huyệt này.

XEM THÊM: Chia sẻ KINH NGHIỆM chữa viêm mũi dị ứng bằng THẢO DƯỢC của cô gái trẻ

Biện pháp hỗ trợ phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Muốn phòng ngừa bệnh hiệu quả, các bạn có thể thực hiện phòng tránh bằng những biện pháp sau:

  • Vệ sinh chăn gối thường xuyên, giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát; hạn chế sự sinh trưởng của một số loại kí sinh trùng… và hạn chế nấm mốc phát triển.
  • Không nên nuôi chó, mèo trong nhà nếu bị dị ứng với lông của chúng.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và sử dụng thêm dung dịch nước súc miệng (nếu cần).
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây viêm mũi dị ứng như tôm, cua, ốc…hải sản.

    Đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp
    Đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp

  • Nên hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, khói ô nhiễm…
  • Giữ ấm cơ thể, mặc đủ ấm, quàng khăn, che cổ và mũi khi thời tiết trở lạnh, giao mùa, mưa nắng đột ngột…

Điều trị viêm mũi dị ứng không quá khó tuy nhiên, nếu để bệnh phát triển dẫn đến mãn tính sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng và khó điều trị. Do đó, cách tốt nhất là nên phòng tránh cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Nếu trường hợp không may bị bệnh, hay tới thăm khám chuyên khoa để được tư vấn và chữa trị đúng phương pháp, tránh để lại biến chứng về sau.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhân về bệnh viêm mũi dị ứng cũng như các cách phòng tránh, điều trị hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng của bệnh và có các biện pháp xử lý thích hợp. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

banner viem mui di ung

TÌM HIỂU NGAY

Chuyên gia nói gì về bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng?

Tôi đã thoát khỏi viêm mũi dị ứng dai dẳng sau 13 năm để hoàn thành ước mơ nhờ bài thuốc này