Vảy nến móng tay: Nguyên nhân, cách nhận biết và thuốc chữa trị

Vảy nến móng tay biểu hiện bởi tình trạng móng dày sừng, bề mặt xuất hiện nhiều đốm nhỏ, đường kẻ dọc, giòn và thay đổi màu sắc. Mặc dù có mức độ nhẹ, lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không kiểm soát kịp thời, tổn thương móng có thể tiến triển nặng, tăng nguy cơ mất móng và nhiễm nấm. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về tình trạng này cũng như phương pháp điều trị hiệu quả, toàn diện.

Vảy nến móng tay
Vảy nến móng tay là bệnh gì?

Vảy nến móng tay là gì?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cho biết, vảy nến móng tay là tình trạng tổn thương móng do rối loạn chuyển hóa da. Bệnh có cơ chế miễn dịch và gặp ở 25% trường hợp bị vảy nến. Bệnh lý này chỉ gây triệu chứng ở móng, vùng da xung quanh và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuy nhiên nếu không kiểm soát và chăm sóc đúng cách, tổn thương móng có thể tiến triển nghiêm trọng, khiến móng đổi màu, tăng nguy cơ nhiễm nấm hoặc thậm chí là mất móng. Chính vì vậy, người bệnh khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường tại móng tay, các triệu chứng kéo dài thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến móng tay

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, vảy nến móng tay có triệu chứng tương đối điển hình. Tuy nhiên so với thương tổn ở da, biểu hiện lâm sàng ở móng thường có sự khác biệt ở từng trường hợp.

Móng tay có những lỗ nhỏ, tròn
Bề mặt móng thường xuất hiện các lỗ nhỏ, tròn hoặc các đường kẻ theo chiều dọc

Các dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tay, bao gồm:

  • Bề mặt móng xuất hiện các lỗ hõm có kích thước nhỏ, tròn hoặc xuất hiện các đường kẻ theo chiều dọc
  • Móng có màu trắng đục, dày sừng, vụn và giòn
  • Vùng da xung quanh móng có hiện tượng dày sừng
  • Tổn thương do vảy nến thường xảy ra cùng lúc ở cả 10 móng

Ngoài ra, biểu hiện lâm sàng của vảy nến móng tay còn có sự khác biệt ở từng giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu, móng có hiện tượng đổi màu (thường là màu trắng ngả vàng hoặc vàng nhạt) và bề mặt móng xuất hiện các đốm màu trắng đục.
  • Giai đoạn 2: Bề mặt móng xuất hiện các đường kẻ dọc hoặc đốm nhỏ. Ngoài ra, vùng da dưới móng có hiện tượng tăng sinh tế bào sừng, gây dày sừng móng và khiến cấu trúc móng lỏng lẻo.
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện hiện tượng ăn mòn móng, móng có thể bị vụn, gãy và nổi các đốm màu nâu đen. Ở giai đoạn này, vi nấm rất dễ xâm nhập vào tế bào thượng bì và gây nấm móng.
  • Giai đoạn 4: Tế bào ở bên dưới móng tăng sinh nhanh khiến móng bị đẩy lên phía trên, dày sừng và bong ra khỏi cấu trúc da. Ở giai đoạn 4, tổn thương có thể gây đau, sưng nóng và ngứa ngáy dữ dội.

Nguyên nhân gây vảy nến móng tay

Giống như bệnh vảy nến nói chung, nguyên nhân gây vảy nến nói chung và vẩy nến móng tay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy đây là bệnh da liễu mãn tính, có cơ chế miễn dịch với gen gây bệnh nằm ở nhiễm sắc thể số 6. Gen gây bệnh có thể bị kích thích bởi các yếu tố môi trường và yếu tố nội giới, từ đó hoạt hóa tế bào miễn dịch, tăng sinh các chất trung gian, kháng nguyên và gây ra tổn thương lâm sàng.

Căng thẳng, stress là một yếu khiến bệnh bùng phát
Căng thẳng thần kinh là yếu tố nội giới có mối liên hệ mật thiết với cơ chế khởi phát bệnh vảy nến

Theo đó, bác sĩ Nhuần chỉ ra một số nguyên nhân và yếu tố có khả năng gây ra bệnh vảy nến móng tay, bao gồm:

  • Gen: Người bị vảy nến móng tay đều xuất hiện gen gây bệnh nằm ở nhiễm sắc thể số 6 có liên quan B13, B17, HLA, DR7,…
  • Yếu tố di truyền: Vảy nến có xu hướng di truyền ở những người thân cận huyết. Nếu cha mẹ cùng mắc bệnh lý này, trẻ sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh cao (khoảng 60%).
  • Tác động cơ học: Ma sát và đè nén mạnh lên móng tay có thể kích thích phản ứng tự miễn và gây ra thương tổn lâm sàng. Thống kê cho thấy, có đến 14% trường hợp khởi phát bệnh do nguyên nhân này.
  • Stress: Người bị vảy nến thuộc tuýp thần kinh dễ căng thẳng và lo lắng. Stress kéo dài có thể kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch, tăng sản sinh các chất trung gian gây viêm và làm phát sinh triệu chứng lâm sàng của bệnh.
  • Các yếu tố khác: Vảy nến móng tay cũng có thể khởi phát do rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa da, rối loạn chuyển hóa đường đạm, tiếp xúc với dị nguyên,…

Vảy nến móng tay có nguy hiểm không?

Vảy nến móng tay là thể bệnh lành tính, chỉ gây tổn thương móng và vùng da xung quanh. Bệnh lý này hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và ít khi phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên móng không chỉ có vai trò thẩm mỹ mà còn giữ chức năng bảo vệ da và ngăn ngừa viêm nhiễm. Vì vậy nếu vảy nến móng tay không được điều trị đúng cách, bạn có thể gặp phải các biến chứng như:

Vảy nến ở móng tay có thể khiến móng bị tổn thương
Tổn thương móng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình
  • Nhiễm nấm: Ngón tay và ngón chân là các vị trí dễ bị nhiễm nấm. Trong trường hợp có tổn thương móng, vi nấm dễ dàng xâm nhập vào tế bào thượng bì và gây nhiễm trùng. Khác với nhiễm trùng do vi khuẩn, vi nấm chủ yếu tấn công vào lớp thượng bì và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhiễm nấm có thể thúc đẩy tốc độ hư hại móng, gây sưng viêm và ngứa ngáy dữ dội.
  • Nhiễm khuẩn: Ở giai đoạn 3 – 4, móng tay bị ăn mòn và để lộ lớp da bên trong. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn (chủ yếu là tụ cầu vàng) xâm nhập và gây nhiễm trùng. Khác với nhiễm nấm, nhiễm khuẩn có mức độ nặng, gây viêm đỏ, sưng nóng và đau nhức nặng nề.
  • Ảnh hưởng đến ngoại hình: Ngoài vai trò bảo vệ cơ thể, móng tay còn giữ chức năng thẩm mỹ. Vì vậy móng bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, gây tâm lý thiếu tự tin và e ngại khi gặp gỡ, giao tiếp.

Phương pháp điều trị vảy nến móng tay

So với tổn thương ở da, tổn thương ở móng thường tiến triển dai dẳng và khó điều trị hơn do khả năng hấp thu thuốc kém. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, vảy nến móng tay còn được điều trị bằng các thủ thuật xâm lấn.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh vảy nến ở móng tay

Hiện nay, có một số loại thuốc được sử dụng giúp người bệnh giảm nhẹ thương tổn lâm sàng, cải thiện ngứa ngáy và làm chậm tiến triển của bệnh.

Thuốc Tây y điều trị vảy nến ở móng tay
Thuốc Tây y điều trị vảy nến ở móng tay

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến móng tay, bao gồm:

  • Thuốc bôi corticoid: Thuốc bôi corticoid được sử dụng trực tiếp lên móng tay và vùng da xung quanh để giảm viêm và hạn chế tăng sinh tế bào sừng. Tuy nhiên do có nguy cơ gây mỏng da, teo da và hình thành vết rạn nên thuốc chỉ được sử dụng trong 20 – 30 ngày và bắt buộc phải dùng xen kẽ với các loại thuốc bôi khác.
  • Thuốc bôi calcipotriol: Thuốc bôi calcipotriol thường được dùng xen kẽ với corticoid để hạn chế phát sinh biến chứng. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tế bào lympho T, kích thích quá trình biệt hóa tế bào thượng bì và hạn chế tối đa tình trạng tăng sừng. Mặc dù đem lại cải thiện lâm sàng rõ rệt nhưng thuốc bôi calcipotriol có thể làm tăng canxi huyết và để lại dát thâm trong thời gian dài.
  • Retinoid dạng bôi: Retinoid dạng bôi là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng chống thâm nhiễm, điều biến miễn dịch và ức chế tăng sinh tế bào thượng bì. Sử dụng thuốc giúp làm giảm tình trạng dày sừng móng và tăng mức độ hấp thu các loại thuốc bôi khác. Nếu móng bị tổn thương nặng, có thể cân nhắc dùng Retinoid đường uống để điều trị và dự phòng tái phát.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Trong trường hợp tổn thương móng nặng và không có đáp ứng tốt với thuốc bôi, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexate, Cyclosporine, Apremilast,…
  • Thuốc sinh học: Các loại thuốc sinh học thường được sử dụng ở dạng tiêm. Các loại thuốc này có tác dụng điều hòa hệ thống miễn dịch và ức chế các chất trung gian tiền viêm. Một số loại thuốc sinh học được sử dụng trong điều trị vảy nến móng tay bao gồm: Adalimumab, Etanercept, Ixekizumab, Ustekinumab, Infliximab,…
  • Corticosteroid dạng tiêm: Thuốc corticosteroid dạng tiêm thường được tiêm trực tiếp dưới bề mặt móng với tần suất 1 lần/ 2 – 9 tháng. Loại thuốc này đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện tổn thương móng do vảy nến gây ra. Tuy nhiên corticosteroid đường tiêm có thể làm phát sinh các biến chứng nặng nề nên chỉ được áp dụng khi cần thiết.
  • Thuốc kháng nấm: Trong trường hợp móng tay bị nhiễm nấm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng nấm dạng uống như Itraconazole, Terbinafine,… Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây hại cho gan và ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới.

Đây đều là những loại thuốc với các sử dụng khá đơn giản, tuy nhiên thuốc không thể điều trị vảy nến hoàn toàn, chỉ tác động vào triệu chứng, sau điều trị bệnh dễ tái phát. Hơn nữa, thuốc dễ gây tác dụng phụ cho người bệnh, nhất là khi lạm dụng, vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng.

Can thiệp thủ thuật xâm lấn chữa móng tay bị vảy nến

Bác sĩ Nhuần cho biết, mức độ hấp thu ở móng tay thường kém hơn so với tổn thương ở da. Do đó, các loại thuốc bôi thường không đem lại hiệu quả như mong đợi. Trong khi đó, thuốc đường uống có nguy cơ gây hại lên gan thận và dễ gây ra tác dụng phụ.

Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc, bạn có thể cân nhắc áp dụng các biện pháp xâm lấn sau:

  • Liệu pháp ánh sáng: Liệu pháp ánh sáng là biện pháp sử dụng tia cực tím nhân tạo để biệt hóa tế bào, ức chế các chất tiền viêm và cải thiện tổn thương da. So với việc dùng thuốc, biện pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị vảy nến móng tay.
  • Sử dụng ure: Nếu móng bị dày sừng nhiều và gây cản trở mức độ hấp thu của thuốc bôi, bạn có thể dùng ure nồng độ cao để loại bỏ móng và tăng hiệu quả điều trị. Sau khi được loại bỏ, móng mới sẽ mọc lại sau 6 – 12 tháng.
Chữa vảy nến bằng quang hóa trị liệu
Chữa vảy nến ở móng tay bằng quang hóa trị liệu

Các thủ thuật xâm lấn đem lại hiệu quả rõ rệt hơn so với việc sử dụng thuốc bôi. Tuy nhiên, lạm dụng các biện pháp này có thể thúc đẩy tốc độ lão hóa da, tăng nguy cơ mất móng và biến dạng móng vĩnh viễn. Do đó bạn chỉ nên áp dụng thủ thuật xâm lấn trong những trường hợp cần thiết.

Cách chữa vảy nến móng bằng Đông y – Giải pháp an toàn, hiệu quả

Đông y cho rằng, vảy nến móng tay có nguyên nhân sâu xa là do phong nhiệt, phong hàn, tà khí xâm nhập. Ngoài ra, chức năng tạng phủ, huyết ứ, huyết táo, hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể không thể cung cấp các dưỡng chất hoặc kiểm soát được sự tăng sinh của tế bào da, sừng, gây vảy nến móng tay.

Để điều trị tình trạng này, nhiều bài thuốc đã ra đời và khẳng định hiệu quả, trong đó nổi bật nhất phải kể đến An Bì Thang, sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi các chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền đến từ Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam.

Bài thuốc được nghiên cứu bởi bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn cùng đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm dựa trên sự kế thừa và phát huy thành tựu của y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại. Hiểu rõ nguyên tắc điều trị của vảy nến móng tay, bài thuốc đã được bào chế với 3 chế phẩm, vừa giải quyết căn nguyên, vừa chăm sóc da và phục hồi tổn thương. 3 chế phẩm điều trị vảy nến của bao gồm:

An Bì Thang - Bài thuốc hoàn hảo cho người bệnh
An Bì Thang – Bài thuốc hoàn hảo cho người bệnh vảy nến móng tay

Với 100% thành phần từ thảo dược thiên nhiên, quy trình bào chế khép kín thành các chế phẩm tiện dụng, bài thuốc An Bì Thang đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng, kể cả người bận rộn trong xã hội hiện đại.

Theo khảo sát thực tế trên 500 bệnh nhân, có tới 100% người bệnh cải thiện triệu chứng sau 1 – 2 tuần sử dụng; 85% bệnh nhân chấm dứt các triệu chứng bệnh sau liệu trình 1 – 3 tháng. Tỷ lệ tái phát thấp và chỉ có 2% người bệnh thuyên giảm chậm cho không tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.

XEM THÊM: Nghệ sĩ Thu Huyền đánh giá cao bài thuốc điều trị viêm da An Bì Thang, an toàn cho cả phụ nữ sau sinh, đang cho con bú

Bài thuốc An Bì Thang hiện được nghiên cứu và phân phối độc quyền bởi Trung tâm Da liễu Đông Y Việt Nam, người bệnh có nhu cầu thăm khám và sử dụng, vui lòng liên hệ:

Mẹo chăm sóc và cải thiện bệnh

Việc chăm sóc móng tay, da tay khi bị vảy nến là điều vô cùng cần thiết đối với người bệnh. Việc điều trị với thuốc không phải là giải pháp 100% để kiểm soát bệnh mà cần phải có sự kết hợp của việc chăm sóc da móng mỗi ngày. Theo đó, bác sĩ Nhuần khuyến cáo người bệnh nên thực hiện những cách sau để chăm sóc và cải thiện tình trạng bệnh của mình tốt nhất.

Cắt móng tay để giúp phòng ngừa bệnh
Cắt ngắn móng tay và giữ vệ sinh đúng cách nhằm hạn chế tình trạng nhiễm nấm và nhiễm khuẩn

Các biện pháp chăm sóc và cải thiện bệnh vảy nến móng tay:

  • Cắt ngắn móng tay và giữ vệ sinh móng để giảm nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên nhằm giảm khô da, bong tróc và nuôi dưỡng móng. Ngoài ra, dùng kem dưỡng đều đặn còn có thể cải thiện tổn thương móng và làm chậm tiến triển của bệnh.
  • Nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch như thức ăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và vitamin.
  • Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung nước ép từ rau xanh, trái cây.
  • Hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ uống chứa chất kích thích, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị.
  • Đeo bao tay khi thời tiết chuyển lạnh hoặc khi tiếp xúc với xà phòng, hóa chất.
  • Nghỉ ngơi điều độ và tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát căng thẳng và tác động tích cực đến tiến triển của bệnh.
  • Tổn thương da và móng do vảy nến có thể nghiêm trọng hơn khi dung nạp các chất kích thích như rượu bia, cà phê và thuốc lá. Vì vậy, bạn nên từ bỏ các thói quen xấu để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Vảy nến móng tay là thể bệnh tương đối lành tính và hiếm khi phát sinh các biến chứng nặng nề. Tuy nhiên nếu không kịp thời điều trị và kiểm soát, móng có thể bị tổn thương nặng, tăng nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn. Do đó, bạn cần chủ động thăm khám, điều trị y tế và thiết lập chế độ chăm sóc khoa học.

Có thể bạn quan tâm: