MỤN Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Có cần trị không?
6:46 - 14 December, 2020
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Có cần trị không?
157 Thích | 440 Share
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng da cực kỳ phổ biến, có thể ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ khỏe mạnh. Hiện tượng thường có xu hướng phát triển khi trẻ được 2 – 6 tuần tuổi, tuy nhiên một số trẻ có thể phát triển mụn khi mới sinh.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có cần trị không?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là một tình trạng da phổ biến có thể tự khỏi trong vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị. Mụn sữa có thể phát triển trên khuôn mặt hoặc cơ thể của trẻ với các dấu hiệu nhận biết bao gồm hình thành các vết sưng nhỏ hoặc mụn trứng cá màu đỏ và trắng.
Có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị mụn sữa. Tình trạng này thường phát triển khi trẻ được 2 tuần tuổi, tuy nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong 6 tuần đầu tiên sau khi chào đời. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp trẻ có thể phát triển mụn sữa khi mới sinh.
Thông thường mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần điều trị và thường không để lại sẹo hoặc các biến chứng liên quan. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không được cải thiện sau 6 tuần tuổi, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để xác định các nguyên nhân. Đôi khi tình trạng này là dấu hiệu của mụn trứng cá hoặc một số bệnh lý da liễu khác.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khác với mụn trứng cá. Mụn trứng cá thường ít phổ biến và phát triển sau khi trẻ được 6 tuần tuổi, thường xảy ra khi trẻ được 3 – 6 tháng. Mụn thường là mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng. Tuy nhiên, một số trẻ có thể phát triển mụn dưới dạng mụn mủ, nốt sần hoặc các u nang.
Trong hầu hết các trường hợp mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể tự cải thiện trong vòng 6 tháng đến một năm. Tuy nhiên, đôi khi một số trẻ có thể phát triển mụn đến tuổi thiếu niên. Trong một số ít trường hợp mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể để lại vết thâm hoặc sẹo mụn.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân dẫn đến mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tình trạng này thật sự không phải là mụn trứng cá mà là phản ứng viêm với nấm men trên da.
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng nồng độ hormone cao ở cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai có thể truyền sang bé trong những tháng cuối của thai kỳ. Điều này có thể dẫn đến phản ứng viêm do sự xâm lấn của một số loại nấm như Malassezia và dẫn đến mụn sữa.
Ngoài ra, làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng mạnh và dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài như:
Nước bọt hoặc dịch dạ dày từ các chất nôn
Sữa công thức
Vải thô có thể dẫn đến các phản ứng nổi mụn ngay sau khi tiếp xúc
Nước xả vải hoặc nước giặt quần áo với chất tẩy mạnh
Sử dụng một số loại thuốc
Nhiễm bệnh virus hoặc nhiễm trùng vi khuẩn
Phản ứng dị ứng với một số tác nhân trong môi trường
Thông thường các triệu chứng mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường kết thúc khi trẻ được 6 tuần tuổi. Do đó, nếu trẻ phát triển mụn sau thời gian này. Đôi khi mụn sữa có thể là dấu hiệu của các bệnh lý da liễu cần điều trị y tế.
Dấu hiệu nhận biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể giống như mụn đầu trắng hoặc các đốm đỏ nhỏ trên da. Các đốm này thường ảnh hưởng đến má, mũi của bé. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể phát triển ở một số bộ phận như:
Trán
Cằm
Da đầu
Cổ
Lưng trên
Ngực
Mụn sữa ở trẻ có thể phát triển ngay sau khi sinh. Nhưng trong hầu hết các trường hợp tình trạng phát triển trong vòng 2 – 4 tuần sau khi sinh, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần và tự khỏi ngay sau đó. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể kéo dài đến vài tháng.
Bên cạnh mụn sữa, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở dạng mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng. Tuy nhiên, đôi khi mụn cũng có thể là mụn mủ, mụn nhọt hoặc u nang. Mụn trứng cá thường phát triển ở bất cứ vị trí nào trên mặt, nhưng thường phổ biến ở má. Ngoài ra, đôi mụn mụn có thể phát triển ở lưng trên hoặc cổ.
Các biện pháp xử lý mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự cải thiện trong vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể tham khảo một số biện pháp xử lý như:
1. Giữ khuôn mặt bé sạch sẽ
Rửa mặt cho bé hàng ngày bằng nước ấm sau khi bé thức dậy hoặc khi tắm cho bé.
Thậm chí, cha mẹ có thể không cần sử dụng bất cứ xà phòng hoặc chất vệ sinh nào khác ngoài nước ấm. Tuy nhiên, nếu muốn, cha mẹ có thể tìm các sản phẩm sữa rửa mặt hoặc sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho bé để cải thiện các triệu chứng.
Sử dụng các sản phẩm không có mùi thơm, phẩm màu hoặc các chất hóa học có thể gây kích ứng da của bé.
2. Tránh sử dụng các sản phẩm không phù hợp
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh không phải là mụn trứng cá, do đó không thể điều trị bằng các sản phẩm trị mụn, đặc biệt là kem trị mụn dành cho người trưởng thành. Các sản phẩm này thường có chứa retinoids, dẫn xuất vitamin A hoặc erythromycin và có thể gây tổn thương làn da của trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, không sử dụng bất cứ loại xà phòng nào có mùi thơm, tạo bọt bong bóng hoặc các loại xà phòng có chất tẩy quá mức ở trẻ sơ sinh.
3. Không sử dụng các sản phẩm dưỡng da
Các loại kem và sản phẩm dưỡng da có thể khiến tình trạng mụn sữa trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, một số sản phẩm dưỡng da có thể dẫn đến mụn trứng cá và các phản ứng da khác như bệnh chàm ở trẻ sơ sinh.
4. Hạn chế ma sát da
Chà xát da bé có thể khiến các triệu chứng mụn sữa trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, khi vệ sinh da bé, cha mẹ có thể sử dụng khăn dành riêng cho trẻ sơ sinh và lau da theo chuyển động tròn.
Sau khi rửa mặt hoặc tắm sạch sẽ, lau khô da bé bằng khăn sạch.
Tương tự, khi chọn quần áo cho trẻ, cha mẹ nên chọn loại vải mềm và tránh các sản phẩm vải thô như len hoặc vải tổng hợp. Điều này có thể hạn chế kích ứng và tránh gây tổn thương da bé.
5. Không nặn hoặc tác động lên mụn
Nặn mụn hoặc cố gắng loại bỏ mụn sữa có thể gây kích ứng da và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các tác động không phù hợp lên da có thể dẫn đến tổn thương, trầy xước, tăng nguy cơ hình thành vết thâm và sẹo.
6. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
Không khí khô có thể khiến mụn sữa trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ gây mụn trứng cá. Do đó, sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà và phòng ngủ của bé có thể cải thiện các triệu chứng.
7. Sữa mẹ
Mặc dù không có nghiên cứu cụ thể về tác dụng của sữa mẹ đối với mụn sữa ở trẻ sơ sinh, nhưng sữa mẹ có thể hỗ trợ làm sạch mụn ở trẻ. Sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn cao, do đó có thể hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng và cải thiện tình trạng mụn sữa.
Sử dụng một vài giọt sữa mẹ thoa lên vùng da mụn của trẻ, để yên đến khi sữa khô hoàn toàn. Có thể thực hiện biện pháp này nhiều lần mỗi ngày.
8. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh khi đang cho con bú
Hầu hết các bà mẹ cho con bú sữa mẹ trong vài tháng đầu đời. Mặc dù không có nghiên cứu rõ ràng về chế độ ăn uống của người mẹ và chất lượng của sữa, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo người mẹ đang cho con bú nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh, vitamin, khoáng chất, các loại hạt và tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chế biến sẵn để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mụn sữa ở trẻ.
Bệnh lý tương tự như mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Đôi khi mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và điều kiện y tế cần điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể, các điều kiện y tế có triệu chứng tương tự như mụn sữa ở trẻ sơ sinh bao gồm:
1. Bệnh chàm
Bệnh chàm là tình trạng dẫn đến những vết sưng đỏ, tương tự như mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Thông thường, bệnh chàm ở trẻ sơ sinh phổ biến ở mặt, tuy nhiên đôi khi bệnh có thể xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay.
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng với các đặc trưng như khiến da trở nên giòn và chuyển thành màu vàng. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ bị ma sát hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Bệnh chàm phổ biến có dấu hiệu tương tự như mụn sữa ở trẻ sơ sinh bao gồm là bệnh chàm tiết bã hay viêm da tiết bã.
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có thể cần được điều trị bằng các sản phẩm không kê đơn như Aquaphor và Vanicream. Bên cạnh đó, đôi khi người mẹ có thể cần loại bỏ các loại thực phẩm có thể gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn uống để ngăn ngừa dị ứng ở trẻ bú mẹ.
Nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
2. Ban đỏ nhiễm khuẩn
Ban đỏ nhiễm khuẩn ở trẻ em là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện ở dạng phát ban, nổi mụn, các vết sưng nhỏ hoặc các vết mẩn đỏ. Thông thường ban đỏ nhiễm khuẩn thường ảnh hưởng đến mặt, ngực hoặc tay chân của trẻ trong 2 – 3 ngày sau khi sinh ra.
Thông thường ban đỏ nhiễm khuẩn có thể tự cải thiện trong vòng vài ngày đến một tuần sau khi sinh ra, thường là khoảng 5 – 14 ngày. Do đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
3. Bệnh hạt kê
Bệnh hạt kê là các vết sưng nhỏ màu trắng có thể phát triển trên khuôn mặt tương tự như tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Bệnh hạt kê xuất hiện khi các tế bào da chết tích tụ ở các nang lông, hình thành các túi da nhỏ và có thể xuất hiện trong vài tuần sau khi sinh.
Thông thường bệnh hạt kê không phải là mụn trứng cá và không cần điều trị.
4. Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là tình trạng do virus varicella zoster gây ra và có thể là tình trạng da truyền nhiễm. Các đặc trưng phổ biến bao gồm hình thành mụn như mụn trứng cá nhưng có chứa chất dịch lỏng, gây ngứa, mệt mỏi và sốt.
Phát ban do thủy đậu thường có xu hướng ảnh hưởng đến mặt, lưng và bụng, tuy nhiên tình trạng này có thể lan rộng khắp cơ thể.
Ở trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng da, máu, não, mất nước nghiêm trọng và viêm phổi. Do đó, nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu thủy đậu, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
5. Viêm nang lông do vi khuẩn
Viêm nang lông do nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn ở các nang lông. Nhiễm trùng có thể liên quan đến vi khuẩn, chấn thương hoặc do các chất kích ứng khác như kem, thuốc mỡ hoặc các chất vệ sinh ở trẻ sơ sinh.
Tình trạng này xu hướng giống như mụn sữa ở trẻ sơ sinh hoặc mụn trứng cá, nhưng thường có một vòng màu đỏ xung quanh các nốt mụn. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào cần đến bệnh viện?
Trong hầu hết các trường hợp mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi trong 6 tuần đầu đời mà không cần điều trị. Tuy nhiên đôi khi các triệu chứng có thể liên quan đến các bệnh lý cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, nếu cảm thấy lo lắng hoặc khi các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Ngoài ra đến bệnh viện nếu mụn sữa ở trẻ có mủ, chất dịch, viêm hoặc sưng to. Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định các sản phẩm trị mụn như kem dưỡng da peroxit 2,5% để cải thiện các triệu chứng. Trong các triệu chứng hiếm hoi, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh, chẳng hạn như erythromycin hoặc isotretinoin để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa sẹo mụn vĩnh viễn.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường không phải là tình trạng nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vài tuần hoặc vài tháng. Nếu cảm thấy lo lắng hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.