Đi tiểu nhiều là thận tốt hay yếu? Làm sao để biết thận yếu?

Đi tiểu với tần suất dày đặc trong ngày khiến nhiều người cảm thấy bồn chồn lo lắng không biết liệu có phải là đang rơi vào tình trạng thận yếu hay không. Trước vấn đề này, bài viết muốn chia sẻ đến bạn đọc các thông tin chi tiết, chính xác nhất xoay quanh việc đi tiểu nhiều là thận tốt hay yếu.

Đi tiểu nhiều là thận tốt hay yếu?

Số liệu từ hội Niệu học quốc tế cho biết, người lớn trung bình mỗi ngày đi tiểu từ 5 – 8 lần. Trong đó, lượng nước tiểu đối với nam giới giao động từ 1,2 – 1,7l và nữ giới là 1,1 – 1,5l.

Do vậy, nếu mỗi ngày tần suất đi tiểu hơn 8 lần và lượng nước tiểu vượt quá 2l thì được xem là tiểu nhiều.

Tiểu trên 8 lần một ngày được tính là đi tiểu nhiều
Tiểu trên 8 lần một ngày được tính là đi tiểu nhiều

Tuy nhiên, việc dựa trên số lần tiểu và lượng nước tiểu để đánh giá là tiểu nhiều hay ít chỉ mang tính chất tương đối. Trên thực tế, có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tiểu tiện hằng ngày của mỗi người.

Ví dụ, nếu sử dụng các loại đồ uống có chứa cafein, anchol như cà phê, rượu bia thì tần suất, lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn bình thường.

Trong trường hợp này, câu trả lời cho băn khoăn “đi vệ sinh nhiều có phải thận yếu?” là KHÔNG.

Với trường hợp tiểu tiện nhiều kèm theo các triệu chứng như đau lưng, tiểu rắt, tiểu ra máu… thì rất có thể đó là dấu hiệu của chứng thận hư, thận yếu.

Bệnh lý này không chỉ khiến sức khỏe thận bị suy giảm mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận khác trong cơ thể. Để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy phải hết sức cẩn thận.

Chỉ dựa vào tần suất đi tiểu chưa thể khẳng định đi tiểu nhiều là thận tốt hay yếu
Chỉ dựa vào tần suất đi tiểu chưa thể khẳng định đi tiểu nhiều là thận tốt hay yếu

Với thông tin trên, việc khẳng định đi tiểu nhiều là thận tốt hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thực phẩm nạp vào cơ thể, triệu chứng đi kèm…

Dấu hiệu nhận biết tiểu nhiều là thận tốt hay yếu

Như đã đề cập ở trên, việc kết luận đi tiểu nhiều là thận tốt hay yếu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Điều này khiến người bệnh dễ phớt lờ, bỏ qua làm bệnh trở lên trầm trọng và khó điều trị hơn.

Để tránh tình trạng này, dưới đây là một số biểu hiện của thận yếu giúp nhận biết bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Tiểu nhiều kết hợp với vàng da

Bên cạnh nhiệm vụ đào thải độc tố, cần bằng kali, photpho thì thận còn thực hiện sản sinh hồng cầu cho máu.

Một khi chức năng thận suy yếu sẽ gây ra sự mất cân bằng máu trong cơ thể, người bệnh xuất hiện triệu chứng ngứa râm ran, phát ban và vàng da.

Vàng da biểu hiện mất cân bằng máu, thận suy yếu
Vàng da biểu hiện mất cân bằng máu, thận suy yếu

Thường cảm thấy ớn lạnh, rùng mình

Người bệnh thường cảm thấy tứ chi lạnh như băng và có thể lan dần lên khủy tay và đầu gối.

Khi môi trường thay đổi đột ngột, cảm giác ớn lạnh rùng mình càng xuất hiện rõ rệt, kèm keo đó là nhức đầu, mệt mỏi, đau bụng.

Thường xuyên cảm thấy chóng mặt ù tai

Thận tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu do vậy bộ phận này có liên quan trực tiếp đến tuần hoàn máu trong cơ thể.

Khi thận suy yếu, khiến hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng sẽ gây ra một số cảm giác như chóng mặt, buồn nôn, ù tai nghe không rõ.

Kết hợp giữa tiểu nhiều không bình thường với triệu chứng vàng da giúp khẳng định vấn đề đi tiểu nhiều là thận yếu hay khỏe?

Tiểu nhiều là thận tốt hay yếu: Đánh giá qua sinh lý

Thận có vai trò điều tiết hormone androgen và estrogen ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý của nam giới.

Bên cạnh đó, thận còn tác động đến việc đẩy máu đến dương vật, khả năng cương cứng và xuất tinh khi quan hệ.

Nếu thấy chức năng sinh lý nam giới suy giảm, phái mạnh cần đặc biệt chú ý bởi đó là dấu hiệu của chứng thận hư, thận yếu.

Bị đau lưng

Khi thận suy giảm, việc lưu thông nước tiểu bị cản trở khiến nước tiểu bị ứ tắc. Vấn đề này khiến người bệnh bị đau mỏi, buốt ngang lưng.

Kết hợp với vấn đề đi tiểu nhiều càng có thể khẳng định thận đang hoạt động không hiệu quả, cần đi khám để chắc chắn và có biện pháp xử lý kịp thời.

Thận yếu tiểu nhiều lần phải làm sao?

Thận yếu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận mà còn gián tiếp đến các bộ phận khác làm sức khỏe suy giảm.

Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy hiện nay có những phương thức nào giúp điều trị bệnh lý này.

Đi vệ sinh nhiều là thận yếu hay khỏe, cách chữa thận yếu hiệu quả hiện nay
Đi vệ sinh nhiều là thận yếu hay khỏe, cách chữa thận yếu hiệu quả hiện nay

Chữa bệnh thận yếu bằng Tây Y

Chữa thận yếu bằng Tây Y là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhờ hiệu quả nhanh, cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau lưng, mệt mỏi, giảm tính trạng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đêm nhiều lần.

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay như:

  • Thuốc cân bằng acid uric
  • Thuốc chống thiếu máu
  • Thuốc điều hòa huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu

Các loại thuốc này được chế xuất từ nhiều thành phần hóa học, nếu không sử dụng hợp lý sẽ khiến thận phải chịu áp lực lớn.

Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn.

Chữa bệnh thận yếu bằng phương pháp Đông Y

Chữa thận yếu bằng bài thuốc Đông Y là biện pháp lành tính, đem lại hiệu quả lâu dài nên ngày càng được nhiều người lựa chọn.

Một số thảo dược sử dụng trong chữa trị thận yếu phải kể đến như: ba kích, sơn thù, phục linh, kỷ tử, ngưu tất…

Khi đi vào tạng phủ, những dược liệu này sẽ giúp giải quyết tận gốc những căn nguyên gây bệnh đồng thời hỗ trợ giúp cải thiện, phục hồi sức khỏe.

Các dược liệu sử dụng trong Đông y an toàn, lành tính, dễ đào thải ra khỏi cơ thể mà không gây áp lực nên thận. Cách chữa này phù hợp với người thận yếu, giúp mang lại hiệu quả lâu dài ngăn ngừa tái phát.

Tuy nhiên, phương pháp Đông Y đòi hỏi thời gian chữa trị lâu do thuốc phát huy công dụng từ từ.

Người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên môn để được bác sĩ tư vấn bài thuốc phù hợp với thể trạng, nguyên nhân gây bệnh, không tự ý chữa trị gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chữa thận yếu hiệu quả bằng phương pháp Đông Y, Tây Y
Chữa thận yếu hiệu quả bằng phương pháp Đông Y, Tây Y

Xây dựng lối sống lành mạnh

Thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng là những tác nhân gây ảnh hưởng khiến thận suy yếu. Do đó, muốn điều trị bệnh lý này một cách dứt điểm, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học.

Cụ thể như sau:

  • Cần uống đủ nước, mỗi ngày khoảng 2 – 2,5l để tăng cường hoạt động loại bỏ độc tố.
  • Không nín, nhịn tiểu khiến thận bị áp lực.
  • Không ăn đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, hạn chế thực phẩm nhiều đạm, kali, photpho, đồ ăn quá mặn và nhiều tính axit.
  • Hạn chế thức khuya vả luôn giữ cho tinh thần thoải mái.
  • Không sử dụng những đồ uống chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có gas….
  • Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe, giảm cân hợp lý tránh tạo áp lực lên thận.

Để kết luận việc đi tiểu nhiều là thận tốt hay yếu, người bệnh cần kết hợp với các triệu chứng khác như đau lưng, mệt mỏi, sinh lý yếu, vàng da….

Thận yếu là bệnh lý nguy hiểm, khi thấy dấu hiệu trên người bệnh cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra nhằm chắc chắn về tình trạng sức khỏe và có biện pháp điều trị kịp thời.