Cách chữa ghẻ bằng lá khế đơn giản, hiệu quả nhanh

Chữa ghẻ bằng lá khế là bài thuốc dân gian được rất nhiều người biết đến và áp dụng tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Thành phần dược tính tìm thấy trong lá khế sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của tác nhân gây ra bệnh, hỗ trợ làm lành tổn thương và đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá khế cũng như cách dùng để chữa ghẻ giúp mang lại hiệu quả nhanh.

Chữa bệnh ghẻ bằng lá khế tại nhà rất an toàn và mang lại hiệu quả tích cực
Chữa bệnh ghẻ bằng lá khế tại nhà rất an toàn và mang lại hiệu quả tích cực

Công dụng của lá khế trong chữa ghẻ

Ghẻ là bệnh lý ngoài da xảy ra phổ biến vào mùa xuân – hè, đây là thời điểm khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng ghẻ sinh sôi phát triển và gây bệnh. Ký sinh trùng ghẻ sau khi xâm nhập vào da sẽ tiến hành đào hang đẻ trứng, khiến người bệnh phải hứng chịu các cơn ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Nếu người bệnh dùng tay để gãi ngứa sẽ làm gia tăng nguy cơ bị lở loét và nhiễm trùng. Dùng lá khế để điều trị bệnh ghẻ là một trong những bài thuốc dân gian được rất nhiều người biết đến và thực hiện tại nhà.

Cây khế còn được nhiều gọi với cái tên khác là ngũ liễm, chúng được trồng khá nhiều ở nước ta nhằm mục đích lấy quả và làm cảnh. Ngoài ra, các bộ phận của cây khế (như thân, rễ, lá, quả,…) còn được tận dụng trong Đông y dùng để làm thuốc điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là bệnh lý viêm nhiễm ngoài da như ghẻ ngứa, mề đay, mẩn ngứa,… Ghi chép của Tài liệu Y học cổ truyền cho biết, lá khế là dược liệu có vị chát và tính hàn, khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả thanh nhiệt giải độc và lợi tiểu, giúp đẩy nhanh các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ngoài da do bệnh lý gây ra.

Y học hiện đại cũng đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học bên trong dược liệu và cho biết, trong lá khế có chứa rất nhiều nhóm chất có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ ngứa như flavonoid, tanin, saponozid, acid hữu cơ, muối canxi,… Khi đi vào da sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của tác nhân gây ra bệnh và đẩy lùi triệu chứng do bệnh gây ra. Đồng thời, thành phần vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tìm thấy trong dược liệu này còn có khả năng phục hồi tổn thương tại lớp mô biểu bì do ký sinh ghẻ gây ra.

Dùng lá khế điều trị bệnh ghẻ có độ an toàn hơn nhiều so với Tây y. Đồng thời mức chi phí để điều trị bệnh cũng thấp, phù hợp áp dụng điều trị bệnh cho nhiều đối tượng khác nhau. Với những thông tin trên thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng lá khế để điều trị bệnh ghẻ tại nhà.

Hướng dẫn chữa ghẻ bằng lá khế đơn giản, hiệu quả

Thành phần dược tính trong lá khế giúp đẩy lùi triệu chứng do bệnh ghẻ gây ra
Thành phần dược tính trong lá khế giúp đẩy lùi triệu chứng do bệnh ghẻ gây ra

Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều cách điều trị bệnh ghẻ bằng lá khế như nấu nước tắm, rang nóng đắp lên da, chà xát trực tiếp, uống nước sắc lá khế… Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên kết hợp ít nhất hai phương pháp với nhau là uống trong và tác động từ bên ngoài. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo và làm theo:

Dùng lá khế đắp trực tiếp lên da

Dùng lá khế tươi xay nhuyễn với muối hạt để đắp trực tiếp bên ngoài vùng da bị ghẻ là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Muối có khả năng sát khuẩn mạnh, khi dùng kết hợp với lá khế sẽ giúp nâng cao hiệu quả của bài thuốc này. Các thực hiện rất đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn ngay bên dưới đây:

– Chuẩn bị:

  • 100 gram lá khế tươi
  • 1 ít muối hạt

– Cách thực hiện:

  • Lá khế tươi đem rửa sạch bụi bẩn qua nhiều lần nước, sau đó cho vào nước muối pha loãng ngâm khoảng 15 phút. Vớt lá khế tươi ra rửa sạch với nước một lần nữa, sau đó cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với một ít muối hạt.
  • Vệ sinh da thật sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, sau đó dùng khăn bông sạch thấm khô nước. Lấy hỗn hợp lá khế xay nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ ngứa, dùng gạc y tế băng cố định lại.
  • Để yên như vậy trong khoảng 15 phút để thành phần dược tính trong lá khế thẩm thấu vào da, sau đó tháo ra vệ sinh lại với nước sạch. Áp dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh ghẻ dần được đẩy lùi.
Kết hợp lá khế tươi với muối hạt điều trị bệnh ghẻ giúp nâng cao hiệu quả mang lại
Kết hợp lá khế tươi với muối hạt điều trị bệnh ghẻ giúp nâng cao hiệu quả mang lại

Chữa bệnh ghẻ bằng cách tắm nước nấu lá khế

Một cách chữa bệnh ghẻ bằng lá khế đơn giản mà hiệu quả tiếp theo là nấu nước vệ sinh vùng da bị bệnh. Nước lá khế có chứa thành phần dược tính bên trong dược liệu, khi tiếp xúc với da sẽ mang lại hiệu quả sát khuẩn và ức chế hoạt động của tác nhân gây bệnh. Từ đó, các triệu chứng của bệnh ghẻ ngứa sẽ dần được cải thiện một cách tích cực.

– Chuẩn bị:

  • 100 – 150 gram lá khế và cành non

– Cách thực hiện:

  • Dược liệu sau khi thu hái về đem đi rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám quanh, sau đó cho vào chậu nước muối loãng ngâm để sát khuẩn.
  • Sau 15 phút vớt lá khế ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 3 lít nước.
  • Đun đến khi nước sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun từ 15 – 30 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu để cho bớt nóng thì sử dụng để xông vùng da bị ghẻ, khi nước hết bốc hơi thì dùng để rửa vùng da bị bệnh hoặc tắm toàn thân.
  • Tận dụng phần bã lá khế chà xát vào vùng da bị bệnh giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc này từ 3 – 4 lần/tuần cho đến khi bệnh chuyển biến tích cực.

Đắp lá khế sao nóng giảm ngứa ngáy do ghẻ

Sao nóng lá khế dùng để chườm lên da sẽ giúp làm giãn nở chân lông, từ đó quá trình hấp thu thành phần dược tính có trong dược liệu ở da sẽ diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, khi đắp bạn cần phải chú ý đến nhiệt độ của dược liệu để tránh gây bỏng và kích ứng đến da. Dưới đây là cách sao nóng lá khế đắp lên da điều trị bệnh ghẻ bạn có thể tham khảo:

Sao héo lá khế rồi dùng để chườm trực tiếp lên vùng da bị ghẻ giúp giảm ngứa ngáy
Sao héo lá khế rồi dùng để chườm trực tiếp lên vùng da bị ghẻ giúp giảm ngứa ngáy

– Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá khế tươi

– Cách thực hiện:

  • Lá khế tươi đem đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn, sau đó vớt ra để cho ráo nước hoàn toàn. Cho toàn bộ dược liệu vào chảo, bắc lên bếp sao nóng cho đến khi lá héo đi là được.
  • Đổ dược liệu ra một tấm khăn mỏng rồi bọc kín lại, sử dụng để chà xát trực tiếp lên vùng da bị bệnh khoảng 15 phút cho đến khi nguội hẳn.
  • Bạn có thể thực hiện bài thuốc này nhiều lần trong ngày mỗi khi thấy ngứa, kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy bệnh dần chuyển biến tốt.

Uống nước sắc lá khế điều trị ghẻ từ bên trong

Ngoài cách điều trị bệnh ghẻ thông qua các tác động bên ngoài da ở trên, người bệnh cũng nên kết hợp với phương pháp uống trong giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Đơn giản nhất, bạn hãy dùng lá khế sắc với nước và dùng để uống thay thế cho nước lọc mỗi ngày. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

– Chuẩn bị:

  • 1 nắm hoa, thân và cành non của cây khế

– Cách thực hiện:

  • Dược liệu sau khi mua về đem đi rửa sạch tất cả, sau đó cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ.
  • Nên đun dược liệu trên lửa nhỏ từ 10 – 15 phút để thành phần dược tính có thể tiết ra và hòa tan hoàn toàn vào trong nước.
  • Lọc lấy lượng nước đun được và bỏ bã, sử dụng nước nấu lá khế để uống hết trong ngày thay thế cho nước lọc. Kiên trì áp dụng bài thuốc này liên tục trong 2 tuần để thấy được hiệu quả mang lại.
Uống nước sắc lá khế tươi tại nhà giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong
Uống nước sắc lá khế tươi tại nhà giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong

Có nên dùng lá khế chữa bệnh ghẻ tại nhà không?

Dùng lá khế chữa bệnh ghẻ là mẹo được rất nhiều người biết đến và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ thích hợp để áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ và chưa có các vết thương hở ngoài da. Còn nếu bạn cào gãi hình thành trên da các vết thương hở và có nguy cơ viêm nhiễm thì tuyệt đối không được dùng lá khế để điều trị bệnh, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ viêm nhiễm lan rộng dẫn đến bội nhiễm rất nguy hiểm.

Lá khế là dược liệu thiên nhiên có chứa hàm lượng dược tính khá thấp, chính vì thế khi tận dụng để điều trị bệnh sẽ không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, do thành phần dược tính trong dược liệu khá thấp nên khi dùng để điều trị bệnh sẽ phải mất khoảng thời gian khá lâu mới đem lại hiệu quả. Vì thế, đây là phương pháp điều trị bệnh không thích hợp để áp dụng cho những người thiếu kiên nhẫn và có tính nóng vội.

Dùng lá khế điều trị bệnh ghẻ là bài thuốc lưu truyền trong dân gian thông qua hình thức truyền miệng, hiện vẫn chưa được khoa học hiện đại kiểm chứng về hiệu quả mang lại. Khi áp dụng tại nhà bạn cần phải hết sức cẩn trọng để tránh gây phản tác dụng và khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Đồng thời, lá khế chỉ mang lại hiệu quả hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứ không thể can thiệp vào nguyên nhân để điều trị bệnh triệt để. Tốt nhất, bên cạnh việc điều trị bằng lá khế thì bạn cũng nên tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa giúp đẩy nhanh tốc độ lành bệnh.

Một số điều cần lưu ý khi dùng lá khế chữa ghẻ

Để có thể tận dụng được tối đa công dụng của dược liệu và mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất thì khi thực hiện chữa ghẻ bằng phương pháp này bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Khi dùng lá khế để điều trị bệnh ghẻ bạn nên chú ý chọn mua dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không chứa hóa chất độc hại để tránh gây hại cho da và sức khỏe toàn thân. Tốt hơn hết, bạn nên tận dụng lá khế có sẵn ngay bên trong vườn nhà điều trị bệnh để đảm bảo an toàn.
Nên dùng lá khế có sẵn trong vườn nhà điều trị bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Nên dùng lá khế có sẵn trong vườn nhà điều trị bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
  • Trước khi điều chế dược liệu thành bài thuốc điều trị bệnh, bạn cần chú ý vệ sinh lá thật kỹ để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn cũng như tạp chất còn tồn tại trên lá. Tốt nhất, hãy xả dược liệu qua nhiều lần nước sạch rồi cho vào chậu ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Khi nấu nước lá tắm để điều trị bệnh thì bạn nên để ý đến tỷ lệ của nước và lá, tránh nấu nước quá đặc hoặc quá loãng khi sử dụng để điều trị bệnh sẽ không phát huy được tối đa công dụng. Chú ý đến nhiệt độ của bài thuốc tắm và chườm da để tránh gây bỏng da.
  • Không sử dụng lá khế để điều trị bệnh cho những người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính bên trong lá khế. Sau áp dụng nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường thì nên liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
  • Để kiểm tra xem bản thân có kích ứng với thành phần dược tính có trong lá hay không bì bạn nên thử trước trên một vùng da nhỏ. Sau 1 – 2  tiếng nếu không thấy có triệu chứng bất thường thì có thể dùng để điều trị bệnh bình thường. Nếu có dấu hiệu ngứa ngáy, nổi mẫn đỏ,… thì tuyệt đối không được áp dụng.
  • Để có thể phát huy được tối đa công dụng mang lại, bạn nên kết hợp điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau có cả tác động bên trong lẫn bên ngoài. Đồng thời, điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của bản thân sao cho khoa học, hợp lý.
  • Trong quá trình điều trị bệnh, tuyệt đối không được dùng tay cào gãi lên da tạo ra các vết thương hở và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Giữ gìn vệ sinh chỗ ở sạch sẽ để phòng ngừa nguy cơ lây lan hoặc bệnh tái phát trở lại. Hãy thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn mền,… đem đi trụng nước sôi rồi phơi dưới trời nắng to để tiêu diệt tác nhân gây hại bám trên.

Trên đây là hướng dẫn điều trị bệnh ghẻ bằng lá khế đơn giản mà hiệu quả bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Hy vọng với thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Sau thời gian dài áp dụng nếu thấy tình trạng bệnh vẫn không có chuyển biến tốt thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị chuyên khoa.