Cấy tóc là gì? Các phương pháp và thông tin cần biết

Cấy tóc là một trong những kỹ thuật di chuyển tóc đến những khu vực bị hói đầu, tóc thưa, tóc mỏng. Cấy tóc được xem là một phương pháp hữu hiệu giúp bạn có một mái tóc đẹp và khỏe khoắn. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin về kỹ thuật cấy tóc cũng như lưu ý trước và sau khi điều trị. 

Cấy tóc là gì? Khi nào cần thực hiện cấy tóc?

Cấy tóc là một thủ thuật y khoa làm cho tóc mọc lên tại vùng da mà trước đó không có tóc. Thủ thuật này phải được thực hiện ở phòng y tế bằng cách gây tê tại chỗ. 

Bản chất của việc cấy tóc là phân bố lại lượng tóc, nghĩa là bác sĩ sẽ di chuyển nang tóc chắc khỏe của bệnh nhân từ vị trí này sang vị trí khác. Mục đích của việc cấy tóc là giúp tăng lượng tóc và cải thiện độ dày của tóc. 

Cấy tóc là một thủ thuật giúp tăng lượng tóc và cải thiện độ dày của tóc
Cấy tóc là một thủ thuật giúp tăng lượng tóc và cải thiện độ dày của tóc

Vậy khi nào cần thực hiện cấy tóc?

  • Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp thiếu tóc bẩm sinh, tóc mỏng và rụng thành từng mảng.
  • Cấy tóc trên sẹo vì những những vết sẹo trên đầu khiến tóc không thể mọc được.
  • Những người bị hói đầu, đã sử dụng các giải pháp trị hói nhưng không hiệu quả.
  • Những người có đường chân tóc cao, khi vén sẽ thấy trán dài hơn khuôn mặt gây mất tính thẩm mỹ thì có thể áp dụng cấy ghép trán cao. 

Tóm lại, nếu bị hói, thưa tóc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn có thể xem xét đến việc cấy tóc. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện thủ thuật cấy ghép tóc một cách an toàn. Mà phương pháp này được khuyến cáo chỉ dành cho những đối tượng như sau:

  • Người từ 23 tuổi trở lên.
  • Sử dụng các thuốc điều trị khác nhưng không đạt hiệu quả cao.
  • Tóc rụng rất nhiều.
  • Đã loại trừ tất cả những nguyên nhân gây bệnh rụng tóc.
  • Không có bất kỳ dấu hiệu nào làm tăng nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật. 

Một số trường hợp không nên thực hiện cấy tóc bao gồm:

  • Phụ nữ bị bệnh rụng tóc khắp da đầu.
  • Người không có đủ tóc ở các vùng cho tóc.
  • Người có sẹo lồi sau khi phẫu thuật. 
  • Người bị rụng tóc do uống các thuốc hóa trị để chữa bệnh. 

Các phương pháp cấy tóc phổ biến

Dựa vào nguyên liệu dùng để cấy ghép, người ta chia ra hai loại là cấy ghép sinh học và cấy ghép tự thân. 

Cấy tóc sinh học

Phương pháp này là sử dụng các sợi sinh học cao cấp có tên là Biofibre để cấy vào những vùng bị hói, thưa tóc. Sợi tóc sinh học này có kết cấu giống đến 90% tóc thật vì vậy nó có độ tương thích với các lớp biểu bì khá cao. 

Ngoài ra, tóc sinh học còn chịu được độ căng và không dễ đứt, gãy. Do đó, người được ghép tóc sinh học có thể dễ dàng tạo kiểu như uốn, nhuộm với hóa chất.

Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng một bút cấy chuyên dụng. Sợi sinh học sẽ được cắm sâu khoảng 0,5mm trên da đầu và mỗi lần cấy được 800 sợi (30 – 45 phút). 

Sau khi cấy tóc, bạn không cần phải nghỉ ngơi mà có ngay một mái tóc săn chắc khỏe khoắn. Một ưu điểm của kỹ thuật này là tính thẩm mỹ cao bởi có nhiều mã màu tương đồng với tóc thật. 

Cấy tóc tự thân

Cấy tóc tự thân là gì? Là thủ thuật lấy nang tóc ở những vùng tóc dày cấy vào vùng tóc thưa và bị hói. Nang tóc được cấy sẽ phát triển bình thường như những sợi tóc khác mà bạn không cần phải lo lắng quá trình đào thải tóc và các biến chứng nguy hiểm. 

Ưu điểm của phương pháp này là khá an toàn, chỉ cần thực hiện một lần là có thể kéo dài vĩnh viễn. 

Thông thường, người được cấy tóc bằng phương pháp tự thân phải mất từ 2 – 3 tháng mới có thể phủ kín toàn bộ vùng tóc thưa. Trong 6 – 23 tháng tiếp theo, tóc sẽ phát triển như bình thường. 

Cấy tóc tự thân là dùng chính lượng tóc trên đầu để cấy vào vùng bị thưa tóc, hói
Cấy tóc tự thân là dùng chính lượng tóc trên đầu để cấy vào vùng bị thưa tóc, hói

Tóc mới sẽ phát triển với tốc độ trung bình khoảng 1,2cm mỗi tháng. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt trĩ khoảng 10 ngày sau khi cấy ghép. Bạn có thể tạo kiểu tóc bình thường mà không lo gãy, đứt. 

Dựa vào cách thức tác động đến nang tóc, kỹ thuật cấy ghép tóc tự thân lại được chia thành cắt ghép các nang chân lông theo mảng và cắt ghép các nang chân lông đơn lẻ. 

  • Cắt ghép các nang chân lông theo mảng

Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt dải da ở khu vực không bị hói. Khu vực này thường ở mặt sau của đầu nên vết cắt sẽ được che lại. 

Các dải da sẽ được chia thành các mảnh ghép khác nhau, mỗi mảnh một vài sợi tóc. Ưu điểm của kỹ thuật này là thực hiện khá nhanh nhưng nhược điểm là có thể để lại sẹo quanh vị trí cấy. Ngoài ra, một số người sẽ cảm thấy bị đau và sưng vùng tóc mới. 

  • Cắt ghép các nang chân lông đơn lẻ

Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách cạo phần sau đầu. Bác sĩ sẽ lấy từng nang tóc để cấy và khu vực cấy tóc sẽ được phục hồi khá tốt. Tuy nhiên, vùng da chỗ đó sẽ để lại một vài chấm nhỏ và được tóc xung quanh che phủ. 

Phương pháp này sẽ ít gây ra biến chứng hơn phương pháp cắt ghép tóc theo mảng. Ngoài ra, cách này giảm được sẹo, đau và các nang tóc có thể lấy từ nhiều khu vực. Tuy nhiên, thủ thuật này sẽ mất nhiều chi phí hơn. 

Cấy tóc có hiệu quả không?

Theo đánh giá, cấy tóc là một phương pháp thật sự hiệu quả cho những người muốn trị chứng hói đầu hoặc những người tóc thưa, tóc mọc không đồng đều. 

Sau khi thực hiện, các nang tóc sống sót sẽ phát triển ra tóc mới khỏe mạnh. Bạn vẫn có thể sấy tóc, uốn, nhuộm như bình thường. Cấy tóc có bị rụng lại không? Câu trả lời là tóc mới sẽ không bị rụng hoặc bị hoại tử. 

Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này, bạn phải lựa chọn những bệnh viện, viện thẩm mỹ uy tín, có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao. Bên cạnh đó, cấy tóc hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào các biện pháp chăm sóc sau điều trị. 

Những lưu ý trước khi thực hiện ghép tóc

Dưới đây là một số những lưu ý chung dành cho bạn trước khi thực hiện cấy ghép tóc:

  • Ngừng hút thuốc ít nhất 24 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật. Vì hút thuốc sẽ ảnh hưởng đến việc chữa lành vết thương và khả năng phục hồi sau điều trị.
  • Bạn không nên uống rượu trong vòng 3 ngày trước khi phẫu thuật.
  • Không nên cắt tóc trước khi phẫu thuật. Vì bác sĩ cần lấy tóc ở những vùng tóc phát triển để cấy và cần tóc che phủ mũi khâu sau điều trị.
Trước khi cấy tóc, bạn cần tuân thủ theo một số quy định của bác sĩ
Trước khi thực hiện, bạn cần tuân thủ theo một số quy định của bác sĩ
  • Bạn nên xoa bóp da đầu khoảng 1 – 2 tuần sau cấy tóc vì điều này sẽ giúp làm mềm da và cải thiện tông màu da. Cách này còn giúp máu lưu thông đều đặn ở khu vực cấy ghép.
  • Người bệnh phải uống thuốc minoxidil trước khi phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc kháng sinh sau khi điều trị để tránh nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Ngưng sử dụng aspirin và bất kỳ loại thuốc kháng viêm nào trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật. 
  • Tránh sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc làm loãng máu và thuốc chẹn beta trước khi cấy tóc. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn danh sách các loại thuốc có thể uống trước khi điều trị.
  • Ngưng sử dụng bất kỳ chất bổ sung vitamin tổng hợp, khoáng chất hoặc các thảo dược trước phẫu thuật khoảng 2 tuần. 

Một số lưu ý và rủi ro sau khi cấy tóc

Sau khi cấy ghép khoảng 3 – 4 giờ, bạn có thể cảm thấy đau nhức đầu bởi thuốc tê vừa hết. Một vài trường hợp có thể xuất hiện các vết sưng và bầm tím quanh chân tóc. Tuy nhiên, các dấu hiệu này sẽ hết trong một vài ngày. 

Đối với kỹ thuật cấy tóc tự thân, trong một vài ngày sau đó, bạn sẽ cảm thấy ngứa, da căng ra và vùng da tóc được cấy sẽ có màu hồng. Đây là một hiện tượng bình thường nên bạn không cần quá lo lắng, hoang mang. 

Lúc này, da đang hình thành những mảng vải cứng nhỏ, các mảng này sẽ rụng trong vài ngày và tóc mới bắt đầu xuất hiện. 

Sau điều trị, bạn có thể gặp phải những rủi ro như nhiễm trùng, viêm nang lông, xuất huyết quá mức, bướu trên da đầu và để lại sẹo. Tuy nhiên, các rủi ro này sẽ thường hiếm xảy ra. Bên cạnh đó, có một rủi ro thường gặp là tóc mới không mọc tự nhiên. 

Ngoài ra, đôi khi vùng tóc mới sẽ bị rụng trong thời gian đầu sau khi cấy. Tình trạng này được gọi là rụng tóc do sốc nhưng tóc sẽ mọc lại bình thường sau đó. Mặt khác, nếu các mảnh ghép tóc mới bị đào thải thì bạn phải đến bác sĩ để phải tiến hành phẫu thuật lại. 

Biện pháp phục hồi tóc sau điều trị

Trước hết, sau phẫu thuật bạn nên nghỉ ngơi một vài ngày để giảm đau và sưng trên da đầu. Nhìn chung, bạn cần có những biện pháp phục hồi tóc như sau:

  • Bạn cần có người đưa về nhà sau phẫu thuật bởi trước phẫu thuật bạn có sử dụng thuốc an thần. Trong thời gian này, bạn không nên tự lái xe về nhà vì rất nguy hiểm. 
  • Bạn cần giữ cho băng y tế cố định, sạch sẽ, khô ráo. Hầu hết các loại phẫu thuật đều không liên quan đến băng trừ phẫu thuật cần khâu. 
  • Có nhiều chỉ tự tiêu khác nhau nhưng nếu dùng chỉ không tự tiêu thì bạn phải quay lại phòng khám để cắt chỉ sau vài tuần. 
  • Trong 2 đêm đầu tiên sau điều trị, bạn nên ngủ ở tư thế nằm ngửa nửa ngồi và sử dụng một chiếc gối để nâng cao đầu. 
  • Bạn không nên chạm vào hoặc cậy vào khu vực mới cấy ghép dù có ngứa hay đau. Nếu bạn tác động vào thì sẽ làm rơi ra các mảnh ghép trước khi mọc tóc mới. 
  • Không uống rượu bia trong 48 giờ sau phẫu thuật, ngưng hút thuốc 1 tháng sau phẫu thuật. 
  • Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng một loại thuốc xịt để kích thích mọc tóc ngay tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một loại thuốc kháng sinh dưới dạng kem để ngăn ngừa nhiễm trùng. 
  • Bạn có thể gội đầu và và dùng dầu gội vài ngày sau khi phẫu thuật để loại bỏ da chết và làm sạch các vết bẩn xung quanh các mảnh được cấy ghép. 
Sau vài ngày điều trị, bạn có thể gội đầu nhưng không được chà xát quá mạnh gây tổn thương
Sau vài ngày điều trị, bạn có thể gội đầu nhưng không được chà xát quá mạnh gây tổn thương
  • Bạn có thể sử dụng túi nước đá, túi chườm lạnh để giảm sưng hoặc giảm chảy máu trong tuần đầu tiên. Nhưng bạn không được đặt túi nước đá lên các mảnh ghép mà nên đặt trên trán hoặc đỉnh đầu. 
  • Hạn chế chơi thể thao và tập thể dục trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bạn không nên nghiêng người về phía trước hoặc xì mũi mạnh. 
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nếu da đầu vẫn còn bị sưng và có màu hồng. Khi đi nắng, bạn nên đội nón để bảo vệ da đầu. 

Cấy tóc ở đâu tốt nhất? Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ như phòng khám, viện thẩm mỹ uy tín thực hiện phương pháp cấy ghép tóc cho bệnh nhân. Một số địa chỉ cấy tóc Hà Nội có thể được kể đến như viện cấy ghép tóc Y học Quốc tế, bệnh viện thẩm mỹ Đông Á, cấy tóc Kangnam… Cấy tóc ở TPHCM thì có địa chỉ cấy tóc ở bệnh viện da liễu TPHCM, khoa da liễu bệnh viện 108… 

Cấy tóc có đắt không? Điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phòng khám, cơ sở vật chất, tình trạng, phương pháp cấy tóc. Nhìn chung, mức chi phí có thể dao động từ 20 – 50 triệu đồng. 

Với những chia sẻ trên, bạn đã biết được phương pháp cấy tóc là gì và một số thông tin cần biết. Qua đó, bạn có thể xem xét tình trạng tóc của mình mà lựa chọn phương pháp thực hiện cho phù hợp. Bạn lưu ý lựa chọn phòng khám, bệnh viện uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp để tránh xảy ra các biến chứng về sau.