Viêm xoang ở trẻ em: Biến chứng và hướng điều trị

Bệnh viêm xoang ở trẻ em thường gặp ở những trẻ nhỏ tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh (từ 0 đến 6 tháng tuổi). Khi bị bệnh, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, ngủ ngáy, đau đầu, đau mắt,… Tình trạng kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập mà còn tác động xấu tới sức khỏe vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Viêm xoang ở trẻ em là gì?

Viêm xoang (hay còn gọi viêm xoang mũi) là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc lót tại các khoang xoang cạnh mũi. Tình trạng này khiến cho các lỗ thông xoang bị tắc bít do ứ đọng dịch nhầy và tạo mủ tại các thông xoang. Bệnh viêm xoang thường gặp ở cả người lớn, trẻ nhỏ, không phân biệt giới tính. 

So với người lớn, bệnh viêm xoang ở trẻ em có tỷ lệ mắc ít hơn, chiếm khoảng 1,7% trong tổng ca mắc bệnh tai mũi họng.Tuy nhiên, cũng giống như ở đối tượng người lớn, tùy vào vị trí của các xoang mà trẻ có thể gặp phải các bệnh lý như viêm xoang hàm, viêm xoang bướm, viêm xoang trán,….

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm xoang
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm xoang

Ngoài ra, tùy vào mức độ, viêm xoang mũi ở trẻ em được chia thành ba cấp độ như sau: 

  • Viêm xoang cấp ở trẻ em: Bệnh mới khởi phát, các triệu chứng bệnh nhẹ và kéo dài dưới 4 tuần. 
  • Viêm xoang bán cấp: Mức độ nặng hơn và có các triệu chứng kéo dài từ 4 – 8 tuần. 
  • Viêm xoang mãn tính ở trẻ em: Các triệu chứng bệnh nặng và kéo dài dai dẳng từ 8 – 12 tuần, thậm chí lâu hơn. 

Nguyên nhân viêm xoang ở trẻ em

Theo các chuyên gia tai – mũi – họng, có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang mũi ở trẻ em. Một số tác nhân chính như: 

  • Vi khuẩn, virus và nấm: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm xoang ở trẻ nhỏ. Một số loại vi khuẩn, nấm mốc, virus thường gặp như Streptococcus pneumoniae, E.coli, Klebsiella,… Cơ chế gây bệnh của chúng là xâm nhập và di chuyển từ vùng hầu họng lên các xoang gây ra tình trạng viêm nhiễm xoang ở trẻ nhỏ. 
Vi khuẩn là tác nhân chính gây ra viêm mũi xoang ở trẻ em
Vi khuẩn là tác nhân chính gây ra viêm mũi xoang ở trẻ em
  • Cơ địa dị ứng: Theo nhiều nghiên cứu, với những trẻ nhỏ có cơ địa dị ứng với một loại thức ăn hay hóa chất nào đó dẫn tới tình trạng niêm mạc phù nề cũng là nguyên nhân gây tắc xoang và nhiễm trùng khoang xoang. 
  • Vệ sinh kém: Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, chạy nhảy sờ chạm vào nhiều đồ vật xung quanh rồi đưa tay vào gãi hay ngoáy mũi vô tình làm vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào gây ra tình trạng viêm mũi, viêm xoang. 
  • Ảnh hưởng bệnh lý: Bệnh viêm xoang ở trẻ em thường khởi phát do ảnh hưởng từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm amidan,..

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng viêm xoang ở trẻ em như ảnh hưởng môi trường, sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng,….

Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang ở trẻ em thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tuổi. Ở lứa tuổi này, hệ thống xoang đang trong quá trình hình thành và phát triển. Lúc này, các xoang của trẻ có kích thước nhỏ do vậy triệu chứng bệnh thường không rõ ràng.

Một số biểu hiện viêm xoang thông thường như sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Sau khoảng thời gian từ 3 – 4 ngày, lúc này trẻ vẫn bị sốt kèm theo biểu hiện cảm thì có thể đó là biểu hiện của bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ.

Trẻ thường có biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau vùng mũi
Trẻ thường có biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau vùng mũi

Đối với những trẻ lớn hơn, khi bị viêm xoang thời gian đầu chỉ có biểu hiện thông thường như ho khan. Sau khoảng 1 tuần sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác như sốt, nghẹt mũi, đau tai, đau nhức vùng mặt, nhức đầu sau gáy,….

Đặc biệt, với những trẻ bị viêm xoang mãn tính sẽ làm xuất hiện nhiều triệu chứng như ho, khàn tiếng, ngạt mũi, sổ mũi, đau đầu,…. các biểu hiện thường kéo dài trong nhiều tuần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, hoạt tập và sức khỏe trẻ nhỏ. 

Viêm xoang ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cũng giống như ở người lớn, bệnh viêm xoang trẻ em nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức vùng mặt,… khiến trẻ cảm thấy khó chịu, cản trở việc học tập, vui chơi.

Nghiêm trọng hơn, viêm xoang mãn tính có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Biến chứng tại chỗ

Xoang và hệ thống tai mũi họng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tình trạng xoang phát triển nặng khiến các vi khuẩn, nấm, virus lây lan diện rộng sẽ gây ra những biến chứng như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm tai giữa, giảm thính lực,….

  • Biến chứng ở mắt

Đây là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh viêm xoang. Nguyên nhân vì vị trí hốc mắt và xoang gần nhau đặc biệt là các xoang sàng, xoang bướm.

Do vậy khi bị viêm xoang có thể gây ra nhiều tổn thương về mắt do tình trạng viêm nhiễm sẽ đi theo đường mạch máu từ xoang hốc mắt, gây ra một số biến chứng như: Áp xe mí mắt, viêm túi lệ, viêm mô liên kết quanh hốc mắt, viêm dây thần kinh thị giác,…

Trẻ bị viêm xoang có thể gặp các vấn đề về mắt
Trẻ bị viêm xoang có thể gặp các vấn đề về mắt
  • Biến chứng ở não

Xoang cách não bởi một khoang xương, do vậy viêm xoang có thể gây ra những tổn thương sâu tới hệ não bộ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm màng não mủ,… 

Như vậy có thể thấy viêm xoang ở trẻ em nói riêng và viêm xoang nói chúng rất nguy hiểm tới sức khỏe. Do vậy, ngay khi phát hiện có dấu hiệu bệnh các bạn không được chủ quan mà cần sớm lựa chọn phương pháp điều trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. 

Cách điều trị viêm xoang cấp, mãn tính ở trẻ em

Một số phương pháp thường áp dụng trong điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ em như:

Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em tại nhà

Những phương pháp sử dụng mẹo dân gian tại nhà dễ áp dụng, mà hiệu quả an toàn cho trẻ mẹ có thể thực hiện là:

  • Cho bé xông hơi

Mẹ có thể sử dụng nước đun sôi, thêm vào đó vài giọt tinh dầu bạc hà, sả chanh. Ngoài ra có thể dùng lá ngải cứu, tía tôi đun nước rồi cho bé vào phòng kín xông hơi khoảng 15 – 10 phút. Cách này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp làm thông mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi do chứng bệnh gây ra. Khi thực hiện cách này, mẹ nên chú ý khoác khăn tắm lên người bé để giúp bé hít được nhiều tinh dầu nhất từ đó đạt hiệu quả tối đa.

  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, làm sạch hốc mũi do vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt với chứng bệnh. Với cách này, mẹ chỉ cần dùng nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhỏ trực tiếp vào mũi bé rồi dùng tăm bông vệ sinh lại hốc mũi, lấy dịch nhầy ra ngoài. Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ giúp bé giảm nhanh các triệu chứng viêm xoang. 

Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi giúp cải thiện triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi giúp cải thiện triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ
  • Sử dụng tỏi và mật ong

Tỏi và mật ong được xem là những nguyên liệu có nhiều công dụng tốt với bệnh viêm xoang. Mẹ có thể dùng 2 – 3 tép tỏi ép lấy nước cốt rồi hòa với mật ong theo tỷ lệ bằng nhau. Sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch rồi vệ sinh mũi cho trẻ. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần sẽ giúp cải thiện chứng bệnh viêm xoang ở trẻ em. 

Lưu ý: Phương pháp trên đây chỉ phù hợp với những trẻ bị viêm xoang nhẹ. Tuy nhiên với những trẻ bị viêm xoang nặng ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa trị chuyên khoa có thể kết hợp mẹo trên đây để tăng cường hiệu quả. 

Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em bằng Tây y

Tây y trị viêm xoang chủ yếu bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm phù nề niêm mạc. Tùy từng mức độ nghiêm trọng trẻ sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị phù hợp. 

Sử dụng kháng sinh cho bé cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng kháng sinh cho bé cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Một số loại thuốc thường dùng như: 

  • Thuốc kháng sinh nhóm beta: Thường sử dụng từ 7 – 14 ngày nhằm mục đích ức chế bệnh, giảm các triệu chứng do viêm xoang gây ra. 
  • Thuốc chống sung huyết: Thuốc thường dùng như Oxymethazolone 0,05%, Xylomethazoline 0,05%… có tác dụng làm thông thoáng mũi, giảm triệu chứng bệnh. 
  • Thuốc kháng sinh: Một số loại như amoxicillin, erythromycin, azithromycin, clarythromycin,… 
  • Thuốc co mạch: Thường dùng oxymethazolin 0,05% nhằm mục đích chống sung huyết mũi, liều dùng dưới 1 tuần. 
  • Thuốc chống viêm corticoid: Loại thuốc này thường dùng tại chỗ có tác dụng giảm phù nề, dẫn lưu xoang. 

Lưu ý: Các mẹ không nên tự ý mua và sử dụng thuốc cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ. 

Đông y trị viêm xoang ở trẻ em

Đông y – một trong những phương pháp trị viêm xoang cho trẻ an toàn và hiệu quả. Khác với tây y, Đông y quan niệm viêm xoang mũi tính ở trẻ em là cam mũi hoặc tỵ cam. Nguyên nhân gây bệnh do phong tà, thấp nhiệt xâm nhập gây ảnh hưởng tới phế lạc, tỵ khổng.

Ngoài ra, cơ thể suy nhược, độc tà xâm nhập, khí huyết trì trệ cũng gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, người nóng, đổ mồ hôi trộm, mạch tế sác. 

Nguyên lý trị bệnh của Đông y là cân bằng âm dương, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, bổ tỳ phế, thông lạc, thanh hư nhiệt, trừ thấp từ đó trị bệnh từ gốc. 

Đông y trị viêm xoang an toàn, nhưng hiệu quả chậm
Đông y trị viêm xoang an toàn, nhưng hiệu quả chậm

Một số bài thuốc trị viêm xoang cho trẻ em như:

Bài thuốc uống: 

  • Nguyên liệu: Hoàng kỳ, nhân sâm, cát cánh, mạn kinh tử, bạch thược, hoàng liên, cam thảo, thăng ma, thạch xương bồ, liên kiều, bối mẫu, hoàng cầm,…
  • Cách sử dụng: Sắc thuốc với 700ml nước tới cạn còn ½ thì ngưng. Chi thuốc làm 3 phần, cho trẻ uống 3 lần/ngày. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi đặc vàng, xanh do viêm xoang ở trẻ nhỏ gây ra. 

Bài thuốc dùng tại chỗ:

  • Nguyên liệu: Bạch chỉ, thương nhĩ tử, thanh đại kết hợp với ephedrin clohydrat, nipazin, natri clorua. 
  • Cách làm: Cho Bạch chỉ, thương nhĩ tử, thanh đại vào sắc 3 lần, mỗi lần sắc với 300ml nước tới khi cạn còn 1 nữa thì thôi. Dùng nước sắc 3 lần kết hợp với nipazin, ephedrin, natri clorua. Tiếp đó cho thêm khoảng 1000nl nước cất rồi chắt vào từng lọ nhỏ. 
  • Sử dụng: Mỗi ngày 3 lần, mẹ sử dụng dung dịch này nhỏ vào mũi cho trẻ sẽ giúp làm thông thoáng mũi, giảm các triệu chứng viêm xoang. 

Lưu ý: Sử dụng thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, lành tính. Tuy nhiên bài thuốc sẽ được kết theo từng độ tuổi. Do vậy mẹ nên đưa trẻ tới địa chỉ Đông y uy tín để các lương y thăm khám và bốc thuốc theo độ tuổi. 

Cách chăm sóc trẻ bị viêm xoang đúng cách

Việc chăm sóc trẻ bị viêm xoang như thế nào rất quan trọng. Điều này không chỉ đóng vai trò hỗ trợ tăng cường hiệu quả điều trị mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát trở lại. 

Dưới đây là một vài lưu ý trong việc chăm sóc trẻ bị viêm xoang tại nhà, các mẹ nên chú ý:

Chế độ ăn cho trẻ bị viêm xoang

Mẹ nên chú ý xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng khoa học cho trẻ. Mẹ có thể dùng các món ăn chế biến từ rau xanh, thực phẩm giàu kẽm,..để giúp bổ sung đủ dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 

Mẹ nên xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ trị bệnh
Mẹ nên xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ trị bệnh

Ngoài ra mẹ nên lưu ý:

  • Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc, hỗ trợ trị bệnh.
  • Nên cho trẻ sử dụng thức ăn mềm dễ nuốt, chia sẻ các bữa ăn trong ngày.
  • Chế biến món ăn cần tránh sử dụng nhiều dầu mỡ, muối,….
  • Hạn chế các loại bánh kéo, nước uống có gas,..

Vệ sinh cá nhân và mũi họng cho trẻ

Mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để ngăn ngừa sự hoạt động của vi khuẩn, nấm xâm nhập khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Ngoài ra, tuy từng mức độ mà mẹ hãy lựa chọn phương pháp vệ sinh phù hợp. 

  • Nếu trẻ bị nghẹt mũi mức độ nhẹ thì hãy sử dụng khăn mềm để làm sạch vùng mũi cho trẻ. 
  • Trẻ bị nghẹt mũi nặng, dịch mũi đặc thì hãy sử dụng 2 – 3 giọt nước muối sinh lý nhỏ vào bên trong mũi rồi lấy tăm bông nhẹ nhàng làm sạch khoang mũi cho trẻ.
  • Khi vệ sinh, các mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh mạnh tay vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.
  • Tránh sử dụng việc dùng miệng để hút mũi trực tiếp cho trẻ vì điều này có thể khiến vi khuẩn từ miệng mẹ lây sang niêm mạc mũi trẻ khiến bệnh nặng hơn. 

Vệ sinh không gian bé ở

Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, lông động vật cũng là tác nhân khiến trẻ bị viêm xoang. Do vậy các mẹ chú ý thường xuyên vệ sinh không gian sạch sẽ, không nuôi động vật trong nhà,…

Viêm xoang là một dạng bệnh hô hấp thường gặp ở nhiều người, đặc biệt trẻ nhỏ do sức đề kháng kém, hệ thống xoang chưa phát triển hoàn thiện, ảnh hưởng từ môi trường. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Vy vọng, với chia sẻ trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang ở trẻ em từ đó có cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả.