Viêm mũi dị ứng theo mùa – Cách phòng ngừa, chữa trị

Viêm mũi dị ứng theo mùa là một dạng của bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết, có thể tái đi tái lại như thể mãn tính có chu kì. Hãy cùng VHEA Việt Nam tìm hiểu về viêm mũi dị ứng theo mùa, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh.

Viêm mũi dị ứng theo mùa là gì?

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh liên quan tới đường hô hấp ảnh hưởng trực tiếp tới mũi và đường thở của người bệnh do tác động từ yếu tố bên ngoài như đồ ăn thức uống, thay đổi thời tiết, bụi, mùi hương, lông tóc,… Bất cứ ai trong chúng ta cũng bị vài lần trong cuộc đời thậm chí có người bị thường xuyên, quanh năm.

Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Viêm mũi dị ứng theo mùa là sự kích hoạt phản ứng dị ứng tại mũi do các dị nguyên theo mùa như phấn hoa, thời tiết, nhiệt độ… Sự thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí, sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm không khí trong thời điểm giao mùa có thể khiến người có cơ địa mẫn cảm bị kích ứng mũi”.

Viêm mũi dị ứng được chia thành nhiều nhánh tùy theo tính chất bệnh, xét về thời gian hay chu kì và căn nguyên thì được chia thành viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng không theo mùa.

Như vậy, ta có thể hiểu viêm mũi dị ứng theo mùa trên thực tế là một thể của viêm mũi dị ứng có căn nguyên do thời tiết gây ra và có chu kì. Mọi triệu chứng, cách chữa trị của viêm mũi dị ứng theo mùa cũng tương tự như các thể khác của viêm mũi dị ứng.

Nếu ở giai đoạn cấp tính viêm mũi dị ứng theo mùa thường xuất hiện trong vài ngày, vài tuần ngắn khiến người bệnh có các triệu chứng bệnh trong đúng khoảng thời gian như khi giao mùa, khi thời tiết biến chuyển bất thường nóng lạnh hay độ ẩm chênh lệch đột ngột.

Cũng có thể bệnh sẽ xuất hiện khi chuẩn bị mưa, chuẩn bị lạnh. Tất cả tùy vào cơ địa và thể trạng của người bệnh.

Viêm mũi dị ứng theo mùa kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu
Viêm mũi dị ứng theo mùa kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu

Ở giai đoạn mãn tính – viêm mũi dị ứng kéo dài, bệnh phát tác theo chu kì cứ đến khoảng thời gian lạnh hoặc chuyển mùa … thì người bệnh sẽ tái phát.

Bệnh có thể tái phát quanh năm hoặc mỗi năm một lần. Nếu người bệnh sống với tình trạng viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng kéo dài theo mùa thì quả thật rất mệt mỏi và có thể khiến tâm lý người bệnh có diễn biến tiêu cực.

Nguyên nhân, triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa

Viêm mũi dị ứng theo mùa phát tác bởi lý do thời tiết tùy theo cơ địa từng người. Trong khoảng thời gian thời tiết chuyển biến bất thường, cơ thể chưa kịp thích nghi và hệ miễn dịch chưa được tăng cường sẽ khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng đầu tiên.

Theo đó, niêm mạc mũi trở nên vô cùng nhạy cảm, dễ kích ứng bởi các dị vật, dị nguyên từ môi trường. Từ đó gây ra những triệu chứng ban đầu.

Khi mũi xuất hiện triệu chứng kích thích, dị ứng, cơ thể bắt đầu sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt vi sinh ngoại lai. Tiếp đó cơ thể tạo ra histamin để tăng quá trình đào thải các dị vật, dị nguyên ra khỏi cơ thể gây tăng các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng xuất tiết hội tủ đủ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Ban đầu các triệu chứng chỉ xuất hiện với tần suất ít nhưng sau khoảng 2 – 3 ngày chúng sẽ dồn dập hơn và nặng hơn nếu không chịu điều trị.

Chính vì vậy, khi xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên cẩn trọng hơn và tránh coi thường. Dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa như sau:

  • Người bệnh cảm thấy ngứa ống mũi, khó chịu và hắt xì thường xuyên, triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên ngay khi mũi bị dị ứng và cũng thường xuyên bị bỏ qua.
  • Nước mắt, nước mũi ứa ra, vùng mắt bị kích ứng, ngứa mí mắt, hốc mắt và đỏ lên. Mí mắt có thể sưng lên. Nước mũi thường là nước mũi trong không bị đục, không có màu vàng, xanh. Nếu xuất hiện màu vàng, xanh thì sẽ là dấu hiệu của bệnh khác hoặc bị bội nhiễm.
  • Họng có triệu chứng nóng, bỏng rát, ngứa và gây ho khan.
  • Khi nặng hơn, người bệnh bắt đầu hắt xì theo tràng, trở nên ho nhiều, nghẹt mũi khó thở, các triệu chứng còn lại đồng thời xuất hiện dày đặc nhất là vào sáng sớm.
  • Mũi trở nên rất mẫn cảm, có thể hơi đau phần ống mũi rồi kéo tới niêm mạc bên trong.

Các hiện tượng trên có thể tự hết khi qua thời gian chu kì bệnh (hết mưa, hết lạnh hoặc sau một vài tiếng khi cơ thể đã thích nghi với tình hình thời tiết).

Viêm mũi dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dù không gây tử vong nhưng viêm mũi dị ứng thời tiết – viêm mũi dị ứng mùa vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe người bị bệnh. Bệnh có thể gây ra một số các bệnh phụ như xước giác mạc do thói quen gãi, ma sát với vùng mắt do ngứa rát gây ra.

Chảy máu cam do xì mũi nhiều. Viêm họng do dịch mũi và ho nhiều tác động. Viêm tai do tác động từ mũi – họng trong tam giác tai – mũi – họng.

Nếu viêm mũi dị ứng ở mức độ nặng và tái lại nhiều lần có thể dẫn đén những biến chứng có hại cho sức khỏe như sau:

  • Polyp mũi: Polyp mũi là một khối u mềm ta có thể sờ thấy phát triển từ vùng niêm mạc mũi không gây đau đớn cho người bệnh, không phải một dạng ung thư và là do các bệnh ở giai đoạn mãn tính như hen suyễn, viêm xoang, viêm mũi dị ứng thời tiết gây ra. Polyp mũi ở dạng nhỏ không gây nguy hiểm gì cho người bệnh nhưng khi u phát triển lớn hơn, dày mình hơn sẽ gây chặn đường thở ở ống mũi, gây mất thính giác tạm thời.
Viêm mũi dị ứng thời tiết mang tới một số biến chứng cho người bệnh
Viêm mũi dị ứng thời tiết mang tới một số biến chứng cho người bệnh
  • Polyp xoang: Polyp xoang cũng tương tự như polyp mũi, các khối u mềm sẽ xuất hiện tại khu vực niêm mạc xoang. Nhưng vì phần xoang sụn nằm sâu bên trong mũi, dưới lớp biểu bì trên mặt nên ta thường khó có thể chạm vào chúng mà chỉ có thể biết được thông qua các triệu chứng hoặc thông qua nội soi. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh có thể sử dụng thuốc hoặc phải phẫu thuật.
  • Hen suyễn: Theo một số nghiên cứu mới đây, viêm mũi dị ứng có liên hệ rất lớn tới căn bệnh hen suyễn. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa đặc biệt là dạng dị ứng mùa lạnh cũng có thể biến thành yếu tố gây cơn hen.

Không chỉ vậy, viêm mũi dị ứng theo mùa kéo dài còn ảnh hưởng tới tâm lý của bệnh nhân rất nhiều. Không những vậy, các triệu chứng của bệnh có thể khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ gây ra tình trạng uể oải, kiệt quệ vào ban ngày.

Lâu dầu sẽ tạo ra những bệnh về tâm lý như stress, ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh và thể trạng, suy nghĩ của bệnh nhân.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa tốt nhất

Để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa ta có thể áp dụng các phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng cơ địa người bệnh. Một số phương pháp phổ biến nhất là tây y, đông y hoặc tự chăm sóc tại nhà.

Chữa viêm mũi dị ứng theo mùa bằng Tây y

Khi sử dụng phương pháp tây y đồng nghĩa với việc sử dụng các loại tân dược như kháng sinh, chống viêm, giảm ho, giảm đau đầu,… kết hợp cùng thuốc trị ngạt mũi, nước rửa mũi, phẫu thuật hoặc điều trị bằng vaccine đặc hiệu. Các loại thuốc này nên được kê đơn bởi bác sĩ chuyên môn.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa bao gồm:

  • Seasonix Oral Solution là thuốc được chỉ định điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi do dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng dạng mãn tính, nổi mề đay mẩn ngứa, ho dị ứng dạng nhẹ.
  • Acrivastine, Carbinoxamine, Cetirizine, Diphenhydramine, Diphenylpyraline, Fexofenadine, Loratadin, Terfenadine, Trimeprazine,v.v..: Thuốc kháng histamin giúp làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, ngứa,v.v..
  • Beclomethasone dipropionate, Cromolyn natri là thuốc được chỉ định dạng xịt, hít corticosteroid chống viêm. Có tác dụng trong điều trị hen suyễn, trị viêm mũi dị ứng, giảm polyp mũi – xoang và tình trạng tái phát polyp.

Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng y học hiện đại – Tây y sẽ giúp bệnh được điều trị triệt để từ căn nguyên gây bệnh.

Thời gian điều trị bệnh được đánh giá là ngắn nhất trong các phương pháp điều trị nhưng có tác dụng lâu dài, ngừa tái phát cao.

Viêm mũi dị ứng theo mùa sử dụng nhiều loại thuốc Tây y để điều trị từng triệu chứng
Viêm mũi dị ứng theo mùa sử dụng nhiều loại thuốc Tây y để điều trị từng triệu chứng

Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, liều lượng sử dụng thì bệnh mới có thể tiến triển tốt.

Trong một số trường hợp, người bệnh không thể dung nạp thuốc sẽ gây ra tình trạng dị ứng, sốc phản vệ hoặc không có tác dụng. Các loại thuốc tây cũng có những tác dụng phụ không mong muốn.

Trị viêm mũi dị ứng theo mùa bằng Đông y

Đông y có thể khắc phục mọi nhược điểm của mẹo dân gian và tây y trong điều trị viêm mũi dị ứng. So với việc chỉ tác động vào triệu chứng của hai phương pháp trên, đông y chữa viêm mũi dị ứng theo nguyên tắc loại bỏ bệnh từ căn nguyên và chú trọng dưỡng sinh nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng chống tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Theo bác sĩ Lê Phương: “Viêm mũi dị ứng thường xảy ra ở những người có cơ địa mẫn cảm. Về bản chất là do hệ miễn dịch yếu, hoạt động nhầm lẫn khiến cơ thể giải phóng histamin quá mức khi phát hiện có sự xâm nhập của các dị nguyên. Muốn điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả thì phải tăng cường sức đề kháng và đông y rất chú trọng điều này”.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng dưới đây:

2 bài thuốc phong hàn phạm phế

Bài thuốc phong hàn phạm phế phù hợp với viêm mũi dị ứng do lạnh hoặc các bệnh hô hấp do cảm lạnh gây ra.

Các bài thuốc đều được dùng dạng ấm, nóng có tính cay, tác dụng làm ấm cơ thể, giảm thiểu các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa như hắt hơi, đau đầu, ngạt mũi,…

  • Bài số 1: 10 – 12 gram mỗi loại lá bèo cái, thương nhĩ tử; 8 – 10 gram mỗi loại kinh giới, bạch chỉ, mã đề; 4 – 6 gram mỗi loại quế chi, gừng tương; 6-8 gram hành trắng; 3 quả đại táo. Rửa sạch, sơ chế các nguyên liệu rồi sắc với 600ml nước tới khi cạn một nửa. Sử dụng trước 2 bữa ăn dạng thuốc ấm.
  • Bài số 2: 60 gram gạo tẻ ngon, 90 gram thịt bò tươi, 60 gram tỏi tươi, 15 gram rau thơm. Rửa sạch, sơ chế các nguyên liệu rồi nấu nhừ thành cháo. Dùng liên tục trong khoảng 1 tuần khi còn nóng.

Bài thuốc thể phế, tỳ khí hư

Bài thuốc thể phế tỳ khí hư rất thích hợp với người cao tuổi bị viêm mũi dị ứng theo mùa đặc biệt vào mùa lạnh. Bài thuốc giúp trị tình trạng tái đi tái lại của bệnh.

  • Bài số 1: 12 gram mỗi loại rễ đinh lăng đậu ván dạng khô đã sao, ý dĩ dạng khô đã sao, thương nhĩ tử và đẳng sâm; 8 – 10 gram mỗi loại mã đề, bạch chỉ, lá bạc hà; 10 – 12 gram kinh giới; 6 gram Ngũ vị tử.
    Rửa sạch, sơ chế các nguyên liệu và sắc với 750ml nước đến khi còn nửa non.S ử dụng trước 2 bữa ăn dạng thuốc ấm.
  • Bài thuốc 2: 12 gram mỗi loại đinh lăng, đậu ván, thương nhĩ tử, bèo cái; 8 gram mỗi loại lá lốt, kim ngân hoa, kinh giới, cam thảo đất; 10 gram vỏ quả sầu riêng. Rửa sạch, sơ chế các nguyên liệu và sắc với 750ml nước đến khi còn 1/3. Sử dụng trước 2 bữa ăn dạng thuốc ấm.
Điều trị bệnh hiệu quả, an toàn bằng phương pháp Đông Y
Điều trị bệnh hiệu quả, an toàn bằng phương pháp Đông Y

Tiêu xoang linh dược thang trị viêm mũi dị ứng từ gốc

Tiêu xoang linh dược thang là bài thuốc trị viêm mũi dị ứng được người bệnh tin dùng nhất hiện nay. Theo đánh giá từ phía người bệnh, bài thuốc không chỉ loại bỏ nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp bệnh không bị tái phát sau điều trị.

Sở dĩ Tiêu xoang linh dược thang điều trị viêm mũi dị ứng vượt trội đến vậy là nhờ khả năng điều hòa ngũ tạng toàn diện. Ngoài việc tác động chủ yếu vào tạng Thận, bài thuốc còn bổ Phế, dưỡng Can, kiện Tỳ, nâng cao chính khí cho người bệnh, đẩy mạnh khả năng chữa bệnh tự nhiên và tự loại bỏ độc tố của cơ thể.

Công dụng của Tiêu xoang linh dược thang
Công dụng của Tiêu xoang linh dược thang

Cơ thể người bệnh sẽ có khả năng ngăn ngừa và loại bỏ tốt các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng từ môi trường. Từ đó giảm nguy cơ tái phát và phòng ngừa tốt cả các bệnh viêm đường hô hấp khác.

Để làm được điều này, thành phần của Tiêu xoang linh dược thang kết hợp đến gần 30 vị thuốc nam. Trong đó có cả các vị thuốc giúp bồi bổ chính khí như bạch truật, hoàng kỳ…lẫn các thảo dược có khả năng khu phong, chỉ thống, hoạt huyết, kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm như trần bì, bạch chỉ, xuyên khung… Hoặc vị thuốc có cả hai tác dụng đặc trị viêm nhiễm – tăng cường miễn dịch như bạc hà, phòng phong…

Thành phần chính của Tiêu xoang linh dược thang
Thành phần chính của Tiêu xoang linh dược thang

Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Để viêm mũi dị ứng nhanh khỏi, ta phải tăng cường vệ sinh khu vực mũi họng bằng cách rửa bằng dung dịch NaCl 0.9%.

Nên xông tinh dầu họ cam quýt hoặc dầu tràm giúp mũi thông thoáng. Bổ sung các loại rau gia vị có kháng sinh tự nhiên an toàn như bạc hà, ngải cứu, tỏi, gừng, nghệ vào mỗi bữa ăn.

Trên thực tế bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa không cần cấp cứu, nhập viện trừ khi xảy ra các biến chứng đặc biệt.

Khi điều trị tại nhà, người bệnh chú ý uống thuốc đầy đủ theo đơn bác sĩ kê, không tự ý tăng giảm liều dùng. Khi muốn sử dụng đan xen đông – tây y kết hợp thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng khi giao mùa

Đây là căn bệnh tùy vào thể trạng của bệnh nhân, ở đây VHEA chỉ có thể đưa ra những biện pháp chung giúp chúng ta giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm bệnh.

  • Hạn chế tiếp xúc với những dị nguyên dễ gây kích ứng.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, đồ dùng. Trong khi vệ sinh phải đeo khẩu trang.
  • Hạn chế nuôi thú cưng, tiếp xúc với động vật.
  • Tăng cường miễn dịch bằng cách bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất trong thực đơn hàng ngày, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, điều chỉnh thời gian ngủ nghỉ hợp lý, ngủ sớm dậy sớm.

Trên đây là những thông tin, kiến thức về bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa. Bệnh rất phổ thông nên chúng ta thường có xu hướng xem nhẹ tuy nhiên nên điều trị bệnh ngay khi mới xuất hiện để tránh kéo tới những biến chuyển xấu.

XEM NHIỀU NHẤT

Chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang có thực sự KHỎI, HIỆU QUẢ TỐT?

Bác sĩ Lê Phương giải đáp về bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Tiêu xoang linh dược thang