Viêm họng xuất tiết: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm họng xuất tiết là bệnh lý hô hấp thường gặp vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh có thể tiến triển thành bệnh lý mãn tính và có những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị dứt điểm. Cùng tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và các cách điều trị đau họng xuất tiết trong bài viết sau đây.

1. Viêm họng xuất tiết là gì?

Viêm họng xuất tiết là một thể của viêm họng xảy ra khi niêm mạc hầu họng bị tổn thương, sưng tấy đỏ, có dịch nhầy trong mũi và cổ họng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ, người già, người suy nhược cơ thể,… Bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết.

Bệnh gây ra các tình trạng hắt xì, chảy nước mũi, nếu không được điều trị kịp thời người bệnh sẽ bị nghẹt mũi, khó thở và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Viêm họng xuất tiết là bệnh lý hô hấp thường gặp vào mùa lạnh
Viêm họng xuất tiết là bệnh lý hô hấp thường gặp vào mùa lạnh

Viêm họng xuất tiết có hai dạng chính:

  • Viêm mũi xoang xuất tiết: Khi soi sẽ thấy lớp niêm mạc mũi và hốc xoang có biểu hiện sưng, tấy đỏ. Bệnh nhân có các biểu hiện như chảy nhiều dịch mũi, hắt hơi, sưng đau họng, khó thở,…Ngoài ra bệnh nhân còn bị suy giảm thính lực nếu bị bệnh xoang trán
  • Viêm mũi xuất tiết mãn tính: Lớp niêm mạc mũi của bệnh nhân bị phù nề và có biểu hiện xung huyết. Kèm theo một số triệu chứng như sổ mũi, chảy dịch mũi, khó thở, ù tai và nghiêm trọng hơn là có thể gặp hiện tượng tụ máu ngoài cuống mũi

2. Nguyên nhân gây viêm họng xuất tiết

Viêm họng xuất tiết khởi phát do các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,… và các nguyên nhân khác. Cụ thể:

  • Thời tiết thay đổi: Bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột. Do cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến hệ miễn dịch bị rối loạn, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Bệnh thường gặp ở những người có sức đề kháng kém, ví dụ như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai,…
  • Ô nhiễm môi trường: Không khí ô nhiễm bởi khói bụi, chất thải sinh hoạt độc hại,… là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây viêm họng.
Ô nhiễm môi trường có thể gây viêm họng xuất tiết
Ô nhiễm môi trường có thể gây viêm họng xuất tiết
  • Dị ứng: Ở một số người có cơ địa dị ứng, khi gặp các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, khói bụi,…, cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện chống lại như ho, tiết dịch mũi họng, hắt hơi,…
  • Nhiễm khuẩn: Trong một số trường hợp đau họng xuất tiết gây ra do liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A hoặc một số vi khuẩn hiếm gặp khác như corynebacterium, bệnh lậu, chlamydia,…
  • Tiền sử viêm xoang: Đặc biệt là những trường hợp bị viêm xoang sàng sau
  • Mắc bệnh đường hô hấp khác: Viêm mũi; viêm amidan;…không được điều trị triệt để
  • Một số nguyên nhân khác: tình trạng tắc mũi mãn tính do polyp mũi, vẹo vách ngăn,…

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng xuất tiết

Bệnh lý viêm họng xuất tiết dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác. Sau khi qua thời kỳ ủ bệnh, biểu hiện của bệnh xuất hiện dễ dàng hơn với các dấu hiệu đặc trưng như sau:

  • Họng sưng đau, tấy đỏ: Khi bệnh khởi phát, sẽ xuất hiện các triệu chứngđau rát cổ họng, cơn đau tăng khi nuốt nước bọt, nuốt thức ăn, khàn tiếng, muốn ho, khát nước,… Cơn đau sẽ lan rộng tới các cơ quan lân cận như tai, mũi hoặc đau đầu, khó ngủ về đêm
Đau họng là một biểu hiện của viêm họng xuất tiết
Đau họng là một biểu hiện của viêm họng xuất tiết
  • Niêm mạc họng sưng đỏ, tấy: Khi soi, có thấy niêm mạc hầu họng bị sưng tấy. Các vị trí trụ trước, trụ sau, màn hầu và thành sau họng đều bị tấy đỏ,… gây khó khăn khi ăn uống, giao tiếp
  • Niêm mạc mũi sưng tấy: Khi soi niêm mạc mũi cũng thấy tình trạng sưng đỏ, thậm chí có biểu hiện xuất huyết (với viêm mũi xuất tiết mãn tính). Khi bệnh nhân mắc viêm xoang xuất tiết thì có thể soi thấy cả hốc xoang bị viêm, tấy đỏ. 
  • Ngạt mũi: Khó thở, ngạt một hoặc cả hai bên khó thở, tình trạng ngạt này nặng hơn khi nằm ngủ
  • Chảy dịch mũi: Bệnh nhân hắt hơi liên tục, sổ mũi, sau đó chảy dịch mũi nhiều. Ban đầu, dịch nhầy xuất hiện ở ngách mũi, chảy liên tục. Lâu ngày, dịch mũi chuyển màu thành xanh, có mùi hôi khó chịu
  • Ho khan, ho có đờm: Bệnh nhân có xu hướng muốn khạc nhổ do ngứa họng, rát họng. Với tình trạng nặng, đờm có thể có mùi hôi bất thường.
  • Đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau đầu: Với trường hợp bị viêm mũi xoang xuất tiết, bệnh nhân luôn cảm thấy choáng váng, khó chịu, nhức mỏi, suy giảm thính lực (với xoang trán)
  • Sốt cao trên 39 độ C: Bệnh nhân sốt cao gây mệt mỏi, li bì, không muốn ăn uống cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi có các biểu hiện bệnh trên, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị kịp thời. Không tự ý sử dụng thuốc hoặc điều trị tại nhà nếu trường hợp bệnh nặng để tránh để lại di chứng không mong muốn.

4. Viêm họng xuất tiết có nguy hiểm không? Bệnh kéo dài bao lâu?

Viêm họng xuất tiết có nguy hiểm không? – Các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng cho biết bệnh này không tác động trực tiếp đến tính mạng nhưng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Nếu được điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi sau 3 – 4 ngày với người có sức đề kháng tốt. Với những người có hệ miễn dịch yếu, bệnh sẽ khỏi sau khoảng 7 ngày nếu được can thiệp kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân không đi khám, tự ý sử dụng thuốc để bệnh dai dẳng và tái phát sẽ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm họng quá phát và teo: Tình trạng bệnh không được điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng như áp xe thành họng, viêm tai, viêm cầu thận,..thậm chí là ung thư vòm họng#
Viêm họng xuất tiết kéo dài gây nhiều bệnh lý mãn tính
Viêm họng xuất tiết kéo dài gây nhiều bệnh lý mãn tính
  • Viêm khí, viêm phế quản, viêm thanh quản mãn tính: Một số tình trạng bệnh lý mãn tính sẽ xuất hiện nếu đau họng xuất tiết kéo dài dai dẳng

Để phòng tránh những di chứng không mong muốn, người bệnh cần ý thức và có các biện pháp hỗ trợ để điều trị hiệu quả.

5. Cách điều trị bệnh viêm họng xuất tiết như thế nào?

Điều trị viêm họng xuất tiết cần có những phương pháp điều trị thích hợp và đúng phác đồ. Bệnh nhân không được tự ý điều trị mà phải đến thăm khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị đúng cách. Có hai phương pháp thường được lựa chọn với bệnh nhân đau họng xuất tiết đó là sử dụng thuốc tây y và điều trị bằng đông y.

Thuốc điều trị viêm họng xuất tiết bằng tây y

Khi tới thăm khám tại các bệnh viện, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh. Từ đó đưa ra đơn thuốc điều trị hợp lý hiệu quả. Thông thường, một đơn thuốc cần đáp ứng điều trị triệt để nguyên nhân và giảm triệu chứng.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Các loại thuốc trong đơn sẽ hỗ trợ bệnh nhân trong việc tiêu diệt triệt để tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hay các bệnh lý liên quan. Cụ thể như:

  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bệnh gây ra bởi virus, vi khuẩn,..thuốc chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan khi xác định đây là nguyên nhân gây bệnh
  • Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày nếu có liên quan đến bệnh
Thăm khám tại cơ sở y tế để điều trị viêm họng xuất tiết hiệu quả
Thăm khám tại cơ sở y tế để điều trị viêm họng xuất tiết hiệu quả

Điều trị triệu chứng 

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thêm những loại thuốc nhằm làm giảm triệu chứng gây khó chịu. Cụ thể như sau:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Giảm tình trạng đau rát cổ họng, đau nhức cơ thể, đau đầu và uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C
  • Thuốc chống viêm corticoid: Làm lành các ổ viêm, ổ loét nhằm giảm tình trạng sưng tấy niêm mạc hầu họng, niêm mạc mũi
  • Thuốc làm lỏng chất tiết, dịch nhầy, đờm: Bromhexin; Acetylcystein;…
  • Dung dịch nước muối rửa mũi NaCl 0,9% nhằm loại bỏ chất nhầy và các chất gây kích ứng như bụi bẩn,… 
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc dị ứng

Với những bệnh nhân có sức đề kháng kém, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc bổ, vitamin để uống kèm để tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm họng xuất tiết dứt điểm. Để điều trị được hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị, sử dụng đúng, đủ liều. Bệnh nhân không được tự ý dừng thuốc, đổi thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ tránh hiện tượng kháng thuốc, gây khó khăn điều trị sau này.

Chữa viêm họng xuất tiết bằng Đông y

Theo Đông y, viêm họng thuộc chứng bệnh hầu tý. Chứng bệnh này xuất hiện là do sự cân bằng âm dương trong cơ thể không có dẫn đến khí hư, suy nhược cơ thể, Bên cạnh đó, mũi họng lại là các cơ quan tiếp nhận và trao đổi khí nên rất dễ bị tổn thương. Dựa vào căn nguyên như vậy, đông y tập trung vào các bài thuốc cân bằng âm dương khi điều trị đau họng xuất tiết. 

Có thể chữa viêm họng xuất tiết bằng phương pháp đông y
Có thể chữa viêm họng xuất tiết bằng phương pháp đông y

Bệnh nhân có thể tham khảo các bài thuốc Đông y sau:

  • Bài thuốc Ngân kiều tán: Kim ngân 20g; Kinh giới; Ngưu bàng tử; cương tàm; liên kiều; sinh địa; huyền sâm 12g; bạc hà 6g; cát cánh; cam thảo 4g. Những vị thuốc này sau khi chế biến được đun lấy nước uống đều đặn ngày 2 lần sáng – tối
  • Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang: Kha tử, phật tử, cương tàm, tân chỉ, bạch nghệ, sơn trà, quất hồng bì,… Bài thuốc này sắc lấy nước, uống hàng ngày ít nhất 2 lần sáng – tối

Phương pháp Đông y thường kết hợp sử dụng thuốc và châm cứu để nhanh chóng đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả như thế nào còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và sự tương thích của phương thuốc.

6. Cách phòng tránh viêm họng xuất tiết

Để không mắc bệnh và tái phát viêm họng xuất tiết cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải phù hợp, vệ sinh thường xuyên, ngày ít nhất 2 lần trước và sau khi đi ngủ; Không chà xát miệng khi vệ sinh tránh tổn thương niêm mạc họng gây viêm loét
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày phòng tránh viêm họng xuất tiết
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày phòng tránh viêm họng xuất tiết
  • Súc miệng nước muối thường xuyên: Nên sử dụng nước muối NaCl 0,9% ngậm trong miệng, súc kĩ các ngóc ngách trong khoang miệng.
  • Rửa mũi với nước muối hàng ngày: Rửa mũi cũng giúp hạn chế bệnh đau họng xuất tiết. Dùng dụng cụ hỗ trợ như xi lanh, bơm nước muối vào một bên và xì mạnh ra ở bên còn lại, thực hiện với cả 2 bên, hàng ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Giảm việc sử dụng các chất chiên rán, dầu mỡ, đặc biệt là đồ cay nóng, đồ chua (nếu có hội chứng trào ngược dạ dày); tăng cường thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như rau củ, hoa quả và các thực phẩm giàu protein, giàu kẽm,…
  • Không sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn trong thời gian điều trị
  • Dùng khẩu trang ra ngoài để bảo vệ mình và mọi người xung quanh, tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi độc hại.

Viêm mũi họng xuất tiết là một tình trạng bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở mọi đối tượng. Bệnh này có thể điều trị dứt điểm nếu có phương pháp phù hợp. Để được điều trị hiệu quả, tránh di chứng không mong muốn, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để tiếp nhận điều trị kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt tại nhà, bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng.

Bài đọc thêm:

  • Viêm họng xung huyết: Nguyên nhân và hướng điều trị
  • Viêm họng khạc đờm ra máu có phải dấu hiệu nguy hiểm?
  • Viêm họng mủ: Nguyên nhân và cách điều trị ngăn biến chứng