Trào ngược dạ dày ở trẻ em – Nguyên nhân, cách khắc phục

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là một tình trạng rối loạn tiêu hóa, thường phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi. Tuy nhiên đôi khi bệnh cũng có thể xuất hiện ở thanh thiếu niên và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.

trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không
Trào ngược dạ dày thường phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là bệnh gì?

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thường bị ợ chua, ợ nóng một vài lần trong ngày. Điều này là bình thường, không dẫn đến các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng và có xu hướng được cải thiện khi trẻ được 12 – 14 tháng tuổi.

Tuy nhiên, đôi khi tình trạng ợ nóng gây ra một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác, đây có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản là một dạng rối loạn tiêu hóa mãn tính xảy ra khi thức ăn và dịch tiêu hóa trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi là tình trạng phổ biến nhất. Tuy nhiên, thỉnh thoảng thanh thiếu niên và người trưởng thành cũng có thể gặp phải các triệu chứng trào ngược dạ dày.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản sau bữa ăn gây đau và một số triệu chứng liên quan khác. Tình trạng này thường được gây ra bởi cơ co thắt thực quản dưới (LES). Đây là cơ dưới cùng của ống thực quản, mở ra để thức ăn di chuyển vào dạ dày và đóng lại để giữa thức ăn bên trong dạ dày. Do đó, khi LES giãn quá lâu có thể khiến axit và thức ăn trào ngược vào thực quản, gây buồn nôn, ợ nóng và các triệu chứng trào ngược dạ dày khác.

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thường có nguy cơ trào ngược cao, do LES yếu. Ở trẻ lớn hơn, nguyên nhân dẫn đến trào ngược có thể liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp gây ra.

trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày
Một số loại thức ăn giàu axit có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày

Một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến cơ trương lực của LES và khiến LES mở ra lâu hơn bình thường. Các loại thực phẩm phổ biến bao gồm:

  • Chocolate
  • Bạc hà
  • Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm có thể khiến dạ dày tạo ra nhiều axit, tăng nguy cơ trào ngược bao gồm:

  • Thực phẩm có múi như trái cây họ cam, quýt
  • Cà chua và sốt cà chua

Một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì
  • Môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc lá
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống dị ứng, thuốc giảm đau hoặc thuốc chống trầm cảm
  • Có một số bệnh lý như Hội chứng Down, rối loạn thần kinh hoặc bại não

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày

Chứng ợ nóng, khó tiêu axit là triệu chứng và và dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản phổ biến nhất. Chứng ợ nóng kéo dài có thể gây đau xương ức, đau ngực. Cơn đau có thể di chuyển đến cổ, cổ họng và gây viêm họng. Tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ăn, nằm xuống hoặc cúi đầu sau bữa ăn.

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể có các triệu chứng trào ngược không giống nhau. Trẻ có thể bị ho khan, khó nuốt hoặc gặp các triệu chứng như hen suyễn. Đôi khi trẻ có thể không bị ợ nóng hoặc đau họng.

trẻ bị trào ngược dạ dày
Ợ nóng và buồn nôn là dấu hiệu nhận biết tình trạng trào ngược ở trẻ em phổ biến 

Mặc dù trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có các triệu chứng khác nhau nhưng hầu hết các trường hợp, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Chán ăn, không muốn ăn
  • Đau dạ dày hoặc đau ở vùng bụng
  • Quấy khóc giữa bữa ăn
  • Nôn thường xuyên
  • Bị nấc cụt
  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Ho thường xuyên đặc biệt là vào ban đêm
  • Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng không phổ biến khác như:
  • Thở khò khè hoặc viêm phế quản
  • Thường xuyên có các dấu hiệu cảm lạnh
  • Bị nhiễm trùng tai giữa
  • Xuất hiện âm thanh trong ngực
  • Bị đau họng vào buổi sáng
  • Có vị chua trong miệng
  • Hôi miệng
  • Sâu răng hoặc mất răng

Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể tương tự như các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, hãy chắc chắn rằng trẻ được chẩn đoán và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

3. Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Một số trẻ sơ sinh và trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản có thể không nôn. Tuy nhiên, axit và thức ăn vẫn di chuyển lên thực quản và có thể tràn vào khí quản. Điều này có thể dẫn đến hen suyễn hoặc bệnh viêm phổi.

Nôn là dấu hiệu phổ biến ở trẻ bị trào ngược dạ dày. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng và giảm cân không rõ lý do. Ngoài ra, theo thời gian tình trạng trào ngược dạ dày có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Viêm thực quản.
  • Hình thành các vết loét bên trong thực quản, có thể gây đau và chảy máu.
  • Loét và chảy máu có thể gây thiếu các tế bào hồng cầu và thiếu máu.
  • Thu hẹp thực quản hoặc xuất hiện các khối polyp bên trong thực quản.
  • Hình thành bệnh thực quản Barrett, là một tình trạng có các tế bào bất thường xuất hiện bên trong niêm mạc thực quản.

Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ em

Thông thường bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng trào ngược dạ dày thông qua các triệu chứng và lịch sử bệnh án của trẻ. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm bổ sung như:

trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi
Đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp
  • Chụp X – quang ngực: Có thể hỗ trợ kiểm tra tình trạng axit dạ dày và thức ăn trào ngược lên thực quản hoặc khí quản.
  • Chụp X – quang có chất cản quang: Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ quan sát các cơ quan ở phần trên của hệ thống tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non. Bé sẽ được nuốt một chất lỏng kim loại gọi là Barium, chất này sẽ bao phủ các cơ quan để bác sĩ có thể kiểm tra dấu hiệu viêm, loét hoặc tắc nghẽn ở hệ thống tiêu hóa.
  • Nội soi: Thủ thuật này có thể kiểm tra một phần bên trong đường tiêu hóa để kiểm tra các tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
  • Theo dõi nồng độ pH: Xét nghiệm này nhằm kiểm tra nồng độ pH hoặc axit ở thực quản. Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ kiểm tra các triệu chứng trào ngược dạ dày và các bệnh lý liên quan.
  • Nghiên cứu khả năng làm trống dạ dày: Thử nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra dạ dày có đẩy thức ăn vào ruột non đúng cách ha không.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Điều trị tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em phụ thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe tổng thể của trẻ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như:

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Trong nhiều trường hợp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày. Bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp cải thiện các triệu chứng như:

Dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi:

  • Sau khi cho trẻ bú, hãy giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng trong 30 phút.
  • Nếu trẻ bú bình, hãy đảm bảo sử dụng bình sữa đúng cách để tránh tình trạng bé nuốt quá nhiều không khí. Cha mẹ có thể thử nhiều loại núm vú khác nhau để tìm ra loại phù hợp nhất.
  • Thêm ngũ cốc gạo vào sữa có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
  • Vuốt lưng hoặc ngực để giúp bé ợ trong lúc bú sữa cũng có thể cải thiện tình trạng ợ hơi và đầy bụng.
trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Cho trẻ ăn đúng cách để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Dành cho trẻ em trào ngược dạ dày thực quản:

  • Theo dõi lượng thức ăn bé tiêu thụ. Hạn chế các loại thực phẩm chiên, quá nhiều chất béo, bạc hà, chocolate, đồ uống có chứa caffeine, trái cây họ cam quýt và các sản phẩm cà chua.
  • Cho bé ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì một bữa ăn lớn. Thêm các món đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn và hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ trong một lần.
  • Nếu trẻ thừa cân hoặc béo phì, hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng và lên kế hoạch giảm cân.
  • Ăn tối sớm, ít nhất là trước 3 giờ trước khi đi ngủ.

2. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em

Bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trong các trường hợp cần thiết. Một số loại thuốc có thể hỗ trợ giảm lượng axit dạ dày, cải thiện triệu chứng ợ nóng và các triệu chứng liên quan.

trào ngược dạ dày ở trẻ em
Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamine: Các loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên thuốc có thể làm giảm lượng axit trong dạ dày bằng cách ngăn ngừa sản xuất Hormone Histamine, Histamine hỗ trợ tạo ra axit dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm Proton: Các loại thuốc này có thể ngăn dạ dày tạo ra axit dụ thừa. Thuốc có tác dụng ngăn chặn tình trạng bơm axit của dạ dày hoạt động.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa và làm trống dạ dày nhanh chóng hơn. Nếu trong dạ dày không chứa thức ăn, dạ dày sẽ hạn chế sản xuất axit và ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược dạ dày.

3. Phẫu thuật

Rất hiếm khi phẫu thuật được chỉ định để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Trẻ nôn mửa thường xuyên
  • Suy dinh dưỡng, sụt cân
  • Kích thích nghiêm trọng ở thực quản

Phẫu thuật trào ngược dạ dày thường được thực hiện thông qua phẫu thuật nội soi. Bác sĩ có thể khôi phục lại cơ trương lực của LES và ngăn chặn tình trạng trào ngược.

Hầu hết các trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể tự cải thiện khi trẻ được 1 tuổi. Đối với các trường hợp khác, bé có thể sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để ngăn ngừa các triệu chứng. Điều quan trọng là cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.