Viêm họng liên cầu khuẩn: Dấu hiệu & Cách điều trị

Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng nhiễm trùng cổ họng gây ra do vi khuẩn. Việc điều trị kịp thời và đúng phương pháp là vô cùng cần thiết để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quát nhất về bệnh viêm họng liên cầu và cách điều trị an toàn, hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng.

Viêm họng liên cầu khuẩn là gì? có nguy hiểm không?

Khác với bệnh viêm họng gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus thông thường, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng nhiễm trùng cổ họng nghiêm trọng gây đau rát, ho nhiều, sốt cao. Nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng liên cầu khuẩn chính là vi khuẩn có tên Streptococcus nhóm A (còn được gọi là vi khuẩn nhóm A). 

Vi khuẩn streptococcus nhóm A thuộc loại nguy hiểm nhất trong số hơn 200 loại gây bệnh viêm họng. Trong số các trẻ mắc bệnh viêm họng, chỉ có khoảng 20 – 30 % trường hợp gây ra do vi khuẩn này.

Viêm họng liên cầu khuẩn
Vi khuẩn nhóm A là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh nghiêm trọng này

Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, thường bùng phát vào cuối thu hoặc mùa xuân và phổ biến nhất ở độ tuổi từ 5 tới 15 tuổi. Vi khuẩn thường tấn công và gây bệnh tại vùng họng, sau đó nhanh chóng lây lan qua các bộ phận có liên quan qua các lỗ xoang như amidan, tai, mũi…

Viêm họng liên cầu khuẩn không thể tự khỏi. Vi khuẩn liên cầu thường tấn công, khu trú trong những đối tượng có hệ miễn dịch kém, hệ hô hấp yếu. Chính vì vậy, nếu người bệnh chủ quan để lâu hoặc điều trị hời hợt có thể dẫn tới những biến chứng viêm họng nguy hiểm như:

  • Viêm cầu thận
  • Bệnh ban đỏ
  • Tác động xấu tới tim và hệ thần kinh
  • Viêm tai giữa
  • Nhiễm trùng amidan, xoang.
  • Sốt thấp khớp…

Dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán viêm họng liên cầu

Chủ động nắm bắt triệu chứng của bệnh là cơ sở quan trọng để chẩn đoán lâm sàng và lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Người bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn thường có dấu hiệu ban đầu đau rát cổ họng nên dễ nhầm lẫn với viêm họng thông thường.

Thông thường, sau khi người bệnh bị vi khuẩn nhóm A tấn công sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn gây ra và giúp phân biệt với các bệnh hô hấp khác:

  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau bụng và thường ở vị trí của dạ dày
Viêm họng liên cầu khuẩn
Sốt, đau đầu là biểu hiện thường gặp của viêm họng liên cầu khuẩn
  • Phát ban
  • Nôn mửa
  • Nổi hạch bạch huyết
  • Xuất hiện mảng màu trắng trong họng hoặc chấm đỏ li ti khu vực trên vòm miệng
  • Đau nhức xương khớp

Đối với viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em dưới 2 tuổi thường đi kèm triệu chứng bỏ ăn, quấy khóc, chảy dãi nhiều, miệng hôi. Khi kiểm tra họng có thể thấy amidan sưng đỏ hoặc có mủ trắng.

Thông thường, 70 – 80% bệnh viêm họng gây ra do vi khuẩn tấn công và gây bệnh, trong đó có cả vi khuẩn nhóm A. Chính vì vậy để đảm bảo xác định đúng căn nguyên gây bệnh, bên cạnh các biện pháp kiểm tra mức độ tổn thương của họng, amidan, vòm miệng, các bác sĩ sẽ tiến hành một số các xét nghiệm chuyên môn:

  • Ngoáy họng (lấy dịch từ cổ họng): Xét nghiệm này được thực hiện nhằm xác định sự tồn tại của vi khuẩn tại vùng họng thông qua việc lấy mẫu của chất tiết trên amidan và mặt sau cổ họng. 
  • Thực hiện xét nghiệm kháng nguyên: Phương pháp này thường được ứng dụng phổ biến với kết quả điều trị chính xác và nhanh chóng chỉ sau vài phút. Nếu phát hiện kháng nguyên người bệnh sẽ được chỉ định điều trị kháng sinh. 
Viêm họng liên cầu khuẩn
Các biện pháp chẩn đoán sẽ cho kết quả nhanh và chính xác nhất

Viêm họng liên cầu khuẩn có lây không? Có chữa được không?

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn có thể dễ dàng lây lan trong không khí, qua các giọt bắn nước bọt khi dùng chung đồ dùng, thức ăn với người bệnh. Hoặc người thường đứng ở khoảng cách gần khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. 

Các vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong thời gian dài trên vật dụng trong nhà như tay nắm cửa, mặt bàn… Những người thân hoặc tiếp xúc gần gũi trong vòng 2 đến 5 ngày trước khi phát bệnh có khả năng lây nhiễm.

Mặt khác, không phải bất cứ ai mang vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A cũng đều có dấu hiệu viêm họng. Người bệnh và người thân có thể trở thành trung gian mang vi khuẩn lây sang những người xung quanh. Đặc biệt trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn cao.

Viêm họng liên cầu hoàn toàn có thể được điều trị nếu như có biện pháp phù hợp. Người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để đạt được hiệu quả mong muốn, tránh biến chứng.

Biện pháp điều trị viêm họng liên cầu khuẩn hiệu quả nhất

Trong giai đoạn đầu, bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng các giải pháp điều trị tại chỗ. Tùy theo cơ địa và đặc điểm của bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là 1 số phương pháp thường được áp dụng:

Sử dụng thuốc chữa viêm họng liên cầu khuẩn

Khi phát hiện vòm họng xuất hiện các kháng nguyên gây bệnh, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn và kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ lây lan.

  • Đối với bệnh viêm họng liên cầu ở trẻ nhỏ: Trong đơn thuốc thường có sự xuất hiện của Amoxicillin dạng viên vì tương đối tác dụng nhanh và dễ uống.
  • Đối với người lớn: Sử dụng Penicillin dạng tiêm hoặc uống. Nếu người bệnh có cơ địa dị ứng với các thành phần của thuốc có thể xem xét sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh thay thế như thuốc chứa paracetamol tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh. Hoặc các kháng sinh cephalosporin hoặc macrolid tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn.
Paracetamol điều trị viêm họng
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh là cách hữu hiệu điều trị căn bệnh này

Ngoài ra, đơn thuốc điều trị viêm họng liên cầu khuẩn có thể bổ sung các giải pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng đi kèm như:

  • Thuốc giảm sốt: Sử dụng dưới dạng viên sủi hoặc viên nén có tác dụng hạ sốt nhanh, giảm nhanh cơn đau đầu, mệt mỏi. Sản phẩm chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, khi bệnh mới khởi phát. Một số loại thuốc giảm sốt sử dụng nhiều hiện nay: Paracetamol, Efferalgan, Panadol, Aspirin…
  • Thuốc giảm sưng đau họng: Bao gồm các hoạt chất mạnh, giúp giảm đau, kháng viêm, loại bỏ các vi khuẩn khu trú tại vùng họng, tiêu biểu trong số đó là Thuốc cảm Aleve và Thuốc chống viêm, giảm đau advil.
  • Các sản phẩm siro, viên ngậm trị ho: Chứa tinh chất từ bạc hà, chanh, vị thuốc Đông y hoặc chất kháng viêm giúp làm dịu họng, giảm ho, đau rát, tránh được nguy cơ tổn thương họng.

*Lưu ý: Việc điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc Tây cần có sự chỉ định và giám sát bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý mua thuốc hoặc sử dụng đơn thuốc cũ. Quá trình sử dụng kháng sinh nên duy trì và tuân thủ chặt chẽ theo đơn thuố. Việc bỏ dở hoặc điều trị ngắt quãng sẽ gây nên tình trạng nhờn thuốc hoặc làm cho vi khuẩn tiếp tục lây lan và phát triển.

Các cách điều trị viêm họng tại nhà

Phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian có sự lành tính cao, sử dụng nguyên liệu tự nhiên giúp người bệnh loại bỏ các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên khi nhận thấy bệnh không có tiến triển cần ngừng áp dụngvà tham khảo ý kiến chuyên gia, tránh lạm dụng gây khó khăn cho việc điều trị về sau. Một số mẹo trị viêm họng là:

  • Súc miệng nước muối: Hòa một lượng muối vừa đủ với nước ấm, hoặc sử dụng dịch nước muối sinh lý giúp làm sạch họng, hỗ trợ đào thải đờm, chất nhầy, vệ sinh vùng mũi, sát khuẩn vùng tổn thương, giảm ho…
  • Hỗ trợ điều trị bằng mật ong: Để phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với một số nguyên liệu như gừng, sả, chanh. Sử dụng đều đặn nước mật ong ấm, trà mật ong gừng hoặc trà sả mật ong giúp đào thải độc tố, sát khuẩn, làm ấm cơ thể, dịu họng, giảm cảm giác đau nhức.
  • Lá tía tô điều trị đem lại hiệu quả không ngờ: Người bệnh có thể sử dụng tía tô trong các bữa ăn hằng ngày hoặc giã nát phần hạt đã rang vàng, ngâm rượu trong ít nhất 3 ngày, sử dụng phần nước cốt để điều trị viêm họng.
  • Cách dùng tỏi làm thuốc chữa viêm họng: Ăn hoặc ngâm trực tiếp tỏi đã đập dập. Hoặc ngâm trong rượu từ 10 ngày cho tới khi nước rượu ngả vàng, rót ra uống 3 thìa cà phê mỗi ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt. 

Viêm họng liên cầu khi nào nên đi gặp bác sĩ ?

Các biện pháp điều trị viêm họng tại nhà có thể cho những kết quả khả quan. Tuy nhiên khi người bệnh có dấu hiệu trở nặng nên lập tức ngưng sử dụng các phương pháp đang áp dụng và đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để tham khảo ý kiến chuyên gia.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ
Người bệnh cần đến gặp các bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh
  • Sốt cao hơn 38 độ và kéo dài liên tục trong 2 ngày
  • Đau họng trong hơn 48 tiếng và kèm theo phát ban ngoài da
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Nước tiểu đậm do viêm họng cầu khuẩn lâu ngày dẫn tới viêm cầu thận, thận sưng to
  • Điều trị tại nhà hơn 1 tuần không thấy có dấu hiệu cải thiện

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Do cơ chế lây lan mạnh mẽ, việc phòng bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt trong các gia đình có trẻ nhỏ thuộc nhóm có độ tuổi từ 5 đến 15. 

  • Đeo khẩu trang khi đi đến những nơi công cộng, khi tiếp xúc với người bệnh
  • Tránh tụ tập tại những nơi đông người
  • Rửa tay với xà phòng ít nhất 20s hoặc với nước rửa tay khô chứa cồn. Nên rửa tay sau khi hắt hơi, ho và trước khi ăn.
  • Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng, rửa họng bằng nước muối sinh lý.
  • Không sử dụng các đồ dùng chung với người bệnh.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ổi…

Viêm họng liên cầu khuẩn nguy hiểm hơn so với viêm họng do vi khuẩn thông thường. Việc phòng tránh và điều trị đúng bệnh, đúng phương pháp là yếu tố tiên quyết giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Mong rằng qua bài viết dưới đây, độc giả đã được trang bị những kiến thức đầy đủ nhất về căn bệnh này.

Bài viết nên đọc:

  • Viêm họng do virus: Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị
  • Viêm họng vincient là gì? Cách nhận biết và điều trị
  • Viêm họng và viêm amidan: Phân biệt đúng để điều trị hiệu quả