Rụng tóc vành khăn là gì? Cần bổ sung gì cho trẻ

Rụng tóc vành khăn ở trẻ khá phổ biến, không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một bệnh lý. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, rụng tóc vành khăn là do bệnh lý, để lâu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể trạng, sự phát triển của bé. Bởi vậy, cha mẹ thực sự không nên chủ quan.

Trẻ rụng tóc vành khăn là gì? Có nguy hiểm không?

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Đây tình trạng tóc rụng khá nhiều ở phần sau gáy, từ đó tạo thành một hình vành khăn bao quanh đầu trẻ. Đi kèm với rụng tóc, một số trường hợp sẽ xuất hiện tình trạng khó ngủ, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm và vận động kém.

Rụng tóc vành khăn sẽ khiến trẻ có thể trạng kém, vận động chậm
Rụng tóc vành khăn sẽ khiến trẻ có thể trạng kém

Đối với câu hỏi rụng tóc vành khăn có nguy hiểm không, các chuyên gia hàng đầu giải đáp là không. Thông thường những trẻ bị mắc tình trạng này sẽ có thể trạng kém hơn các trẻ cùng lứa tuổi. Các hoạt động như biết lẫy, biết bò, mọc răng hay đi cũng sẽ chậm hơn bình thường.

Tuy nhiên, để xác định chính xác trẻ rụng tóc vành khăn có sao không thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế. Bởi lẽ, đây cũng là một trong những dấu hiệu quả suy dinh dưỡng hay còi xương. Do đó, ba mẹ không nên chủ quan để tránh tác động tiêu cực lên sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân, triệu chứng rụng tóc vành khăn

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc hình vành khăn ở trẻ. Việc hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị đúng hướng là điều hết sức quan trọng mà ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

Những nguyên nhân thường gặp:

  • Do thiếu vitamin D, sắt
  • Hormone trong cơ thể giảm
  • Trẻ nằm ngủ không đúng tư thế hoặc giữ nguyên một tư thế khi ngủ
  • Trẻ nhỏ bị ốm hoặc sốt cao
  • Do trẻ bị nấm gây rụng tóc, bong tróc da đầu
  • Do sử dụng thuốc kháng sinh

Dấu hiệu rụng tóc vành khăn:

  • Tóc rụng mất cả chân tóc và rụng thành từng đám, thường rụng sau gáy
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc
  • Đổ nhiều mồ hôi, nhất là vào ban đêm
  • Trẻ ngủ thường không sâu giấc và rất dễ giật mình
  • Trẻ chậm vận động, thể trạng kém hơn so với trẻ cùng lứa tuổi.

Nguyên nhân của bệnh lý này khá nhiều do đó chưa thể khẳng định được việc trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải thiếu canxi. Vì vậy thay vì việc lo lắng, cha mẹ cần bình tĩnh quan sát các biểu hiện khác biệt của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để có kết luận chính xác nhất.

Bé bị rụng tóc vành khăn phải làm sao? Bổ sung chất gì?

Việc tìm ra nguyên nhân cốt lõi gây bệnh và trị dứt điểm nguyên nhân đó là điều mấu chốt giúp trẻ khỏi bệnh. Do đó, tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ từ phía bác sĩ, chuyên gia.

Đặc biệt, không được tự ý mua thuốc hay thay đổi liều dùng vì thể trạng của trẻ còn rất yếu, dễ gây tác động tiêu cực cho trẻ.

Cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị chuẩn xác nhất
Cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị chuẩn xác nhất

Bên cạnh việc nhận hỗ trợ từ phía chuyên gia, cha mẹ tránh để trẻ nằm một tư thế quá lâu, đồng thời biết được trẻ bị rụng tóc vành khăn nên uống gì, ăn gì.

Đối với trẻ bú sữa trẻ

Với trẻ còn bú sữa mẹ thì chế độ dinh dưỡng, chất lượng sữa của người mẹ rất quan trọng. Một số lưu ý với mẹ cho con bú như sau:

  • Người mẹ nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, canxi, khoáng chất như tôm, cua, các loại đậu, rau xanh…
  • Mẹ cho con bú tuyệt đối tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích…
  • Người mẹ nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vừa tốt cho sức khỏe bạn thân và đảm bảo chất lượng sữa cho bé
  • Nên cho bé bú đủ sữa dựa theo tháng tuổi, nên chia thành nhiều cứ bú trong ngày giúp trẻ không bị quá no hoặc quá đói

Trong 1 năm đầu đời, cha mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D3 dạng nhỏ giọt hoặc dạng xịt cho bé. Nên tham vấn bác sĩ để lựa chọn sản phẩm bổ sung vitamin D3 tốt nhất và liều lượng sử dụng phù hợp.

Đối với trẻ đã ăn dặm, ăn thô

Với trẻ đã ăn dặm hoặc ăn thô, cha mẹ nên chú trọng bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết trong khẩu phần ăn của trẻ. Một số dưỡng chất cần thiết như canxi, sắt, kẽm… Ví dụ: Tôm, cua, sữa, các loại hạt, hải sản, lòng đỏ trứng…

Đồng thời cần nạp đủ protein, chất béo phù hợp với thể trạng trẻ, ví dụ các thực phẩm như: Phô mai, bơ, trứng, cá, thịt…

Đặc biệt, cha mẹ có thể cho bé tắm nắng khoảng 10 phút/ngày. Nên tận dụng ánh nắng yếu vào sáng sớm để hấp thụ vitamin cho cơ thể an toàn.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rụng tóc vành khăn

Để đánh giá được mức độ đáng quan ngại của tình trạng rụng tóc, đồng thời hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất, phụ huynh cần nắm rõ các nguyên tắc trong quá trình chăm sóc trẻ.

Nắm rõ lưu ý khi chăm sóc trẻ để đảm bảo hiệu quả chữa trị tốt nhất
Nắm rõ lưu ý khi chăm sóc trẻ để đảm bảo hiệu quả chữa trị tốt nhất

Một số lưu ý khi chăm trẻ bị rụng tóc hình vành khăn như sau:

  • Với trẻ vẫn ăn uống, ngủ, vận động bình thường, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.
  • Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ da đầu cho trẻ, gội đầu khoảng 2 – 3 lần/tuần, nên sử dụng sản phẩm chăm sóc chuyên dùng cho bé.
  • Nếu thấy bé ra mồ hôi nhiều, ướt tóc, cần nhanh chóng lau khô cho bé.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cho trẻ nghỉ ngơi phù hợp.
  • Nên sử dụng gối đầu mềm, với trẻ sơ sinh nên chọn gối lõm ở giữa hoặc cho bé gối đầu lên khăn xô.
  • Tránh để bé ngủ một tư thế quá lâu.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Nếu trẻ bị rụng tóc quá nhiều, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân.